Thực phẩm đã nấu chín cần được đóng gói trong hộp khi bảo quản trong tủ lạnh. (Ảnh minh họa: Getty Images) |
Thực phẩm để ở bên ngoài nhiều giờ liền có thể trở thành nơi sinh sản của các vi khuẩn nguy hiểm như Staphylococcus aureus, Campylobacter, E. coli và Salmonella - nguyên nhân gây bệnh đường ruột, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Tin liên quan |
Anh: Câu chuyện về người đàn ông mắc bệnh hiếm gặp, sợ chạm tay vào thức ăn nấu chín |
Để tránh ngộ độc vì thức ăn thừa, điều quan trọng là thời gian, nhiệt độ, độ sạch sẽ khi bảo quản đồ ăn.
Bảo quản thức ăn trong vòng hai giờ
Thức ăn thừa cần được cho vào tủ đông hoặc tủ lạnh trong vòng hai giờ sau khi nấu chín để ngăn chặn vi khuẩn có hại lây lan.
Sử dụng thùng/hộp chứa thích hợp
Theo Mitzi Baum, Giám đốc điều hành của STOP Foodborne, Mỹ, tất cả thức ăn thừa nên được để trong hộp nông, có thể bịt kín để làm nguội nhanh hơn.
Thực phẩm cần được đóng gói trong hộp đựng khô ráo, kín để ngăn không khí lọt vào.
Nhiệt độ hợp lý
Hầu hết mọi người cho rằng, nên đợi thức ăn nguội trước khi cho vào tủ lạnh, nhưng thực tế thì ngược lại. Ngay cả khi trời nóng, tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm thật nhanh trong tủ lạnh để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi.
Thức ăn thừa cần được bảo quản dưới 5 độ C và ít nhất 60 độ C khi hâm nóng lại. Các khoảng nhiệt còn lại là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển.
Đồng thời, việc đóng mở cửa tủ lạnh thường xuyên có thể dễ dàng làm tăng nhiệt độ bên trong tủ lạnh, ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát và tăng hóa đơn tiền điện.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến dung tích của tủ lạnh. Nếu tủ chật, không khí lạnh bên trong sẽ không thể lưu thông, không chỉ gây lãng phí điện mà còn làm giảm hiệu quả làm mát, rút ngắn thời gian bảo quản thực phẩm.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên để tủ lạnh ở nhà đầy 7-8 phần, thường xuyên vệ sinh bên trong tủ lạnh để tránh các vấn đề về ăn uống.
Đánh dấu ngày mua/nấu đồ ăn
Đánh dấu ngày có thể nhắc chúng ta về thời gian thực phẩm đã được bảo quản và bỏ thực phẩm sắp hết hạn càng sớm càng tốt.
Đặt thực phẩm đã nấu chín ở tầng trên và thực phẩm sống ở tầng dưới
Thực phẩm đã nấu chín nên đặt ở tầng trên để tránh lây nhiễm chéo, nước và vi khuẩn từ thực phẩm sống.
Đóng gói thành từng phần tùy theo mục đích sử dụng trước khi cấp đông
Việc rã đông thực phẩm nhiều lần sẽ khiến các tinh thể đá tan chảy và đóng băng, không những làm giảm chất lượng thực phẩm mà còn có xu hướng sinh sôi vi khuẩn.
Do đó, bạn nên chia nhỏ và cấp đông từng phần thực phẩm cần bảo quản.
| Loại nấm ăn là 'siêu thực phẩm' ở Nhật, hỗ trợ phòng chống ung thư, lại rất phổ biến ở Việt Nam Người Nhật Bản ví nấm ăn là "siêu thực phẩm" và thường xuyên bổ sung nấm vào bữa ăn hàng ngày của mình. Theo các ... |
| Gợi ý một số lựa chọn trong thực phẩm và thói quen tập luyện giúp giảm cân, dần giảm mỡ thừa Chuyên gia dinh dưỡng Bianca Garcia, làm việc tại Health Canal, chỉ ra những thay đổi nhỏ nhưng giúp loại bỏ lượng lớn mỡ thừa ... |
| 9 loại thực phẩm và trái cây ít chất béo gúp no lâu, giảm cân vào buổi tối Canh bí đao, cà chua xào ức gà không da, tráng miệng với bưởi hoặc táo... là bữa tối ngon miệng, no bụng mà vẫn ... |
| 6 phương pháp trong ăn uống và vận động giúp giảm cân, giảm mỡ thừa toàn thân Thâm hụt calo, tiêu thụ nhiều chất xơ và caffeine kết hợp tập luyện, ngủ đủ giấc giúp bạn giảm cân, giảm mỡ thừa toàn ... |
| 5 kiểu bữa sáng lành mạnh tăng cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân trong mùa lạnh Cháo yến mạch ăn cùng trứng, khoai lang nướng ăn kèm ức gà hoặc thịt nạc và rau củ cung cấp năng lượng cho cơ ... |