Một vấn đề chưa từng có trong lịch sử bầu cử Mỹ; Con trai Tổng thống bị kết án làm lay chuyển thái độ của cử tri?

Hòa Bình
Đảng Dân chủ cố gắng vạch ra ranh giới về 'vấn đề gia đình' trong khi Đảng Cộng hòa chú ý đến công việc kinh doanh của con trai Tổng thống Biden.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tranh minh họa phiên tòa xét xử Hunter Biden. (Nguồn: Reuters)
Tranh minh họa phiên tòa xét xử Hunter Biden, con trai Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn: Reuters)

Theo Financial Times, việc ông Hunter Biden bị kết án hôm thứ Ba về tội dùng súng, sau nhiều ngày đưa ra những lời khai về thói quen sử dụng ma túy, đánh dấu một bước ngoặt bi thảm khác trong lịch sử gia đình Tổng thống Joe Biden.

Việc này cũng đến vào thời điểm mong manh đối với vị tổng thống của đảng Dân chủ khi ông đang trong giai đoạn nước rút bắt kịp đối thủ Đảng Cộng hòa Donald Trump, người hiện cũng bị kết án, trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Thái độ kiên định

Những dấu hiệu ban đầu cho thấy cử tri không muốn để một trong hai bản án quyết định sự lựa chọn của họ cho vị trí tổng thống, ngay cả khi cả hai đảng đều cố gắng lợi dụng các phán quyết hoặc giảm thiểu chúng.

Tin liên quan
Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, con trai Tổng thống đương nhiệm bị tòa án kết tội, ông Biden lên tiếng Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, con trai Tổng thống đương nhiệm bị tòa án kết tội, ông Biden lên tiếng

Kyle Kondik tại Trung tâm Chính trị của Đại học Virginia cho biết: “Trong phạm vi các rắc rối, tôi nghĩ đó phần lớn là các yếu tố về tuổi tác, quan điểm nhận thức về sự thể hiện ông ấy và vấn đề lạm phát”.

Một cuộc thăm dò của Đại học Emerson được tiến hành vào tuần trước khi kết án Hunter Biden cho thấy gần 2/3 cử tri Mỹ cho biết phiên tòa xét xử ông này sẽ không ảnh hưởng gì đến phiếu bầu của họ vào tháng 11. Chỉ chưa đầy một phần tư - chủ yếu là đảng viên Đảng Cộng hòa - cho biết điều đó sẽ khiến họ ít ủng hộ Tổng thống hơn.

Đảng Dân chủ đã cố gắng mô tả các vấn đề pháp lý của Hunter Biden như một vấn đề riêng tư, xuất phát từ hậu quả đau thương sau cái chết vì bệnh ung thư của người anh trai là Beau Biden vào năm 2015. Chứng nghiện ngập của Hunter Biden từ lâu đã phủ bóng đen lên nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, kể cả trong lần tranh cử vào Nhà Trắng năm 2020.

Chiến lược gia đảng Dân chủ Mary Anne Marsh cho biết, nhiều cử tri sẽ lại coi phán quyết là “vấn đề gia đình”. “Hầu hết mọi người đều có thành viên trong gia đình, đã từng nghiện ma túy hoặc các chứng nghiện khác”.

Những ngày gần đây, Tổng thống đã cởi bỏ hình ảnh một người cha đau khổ, nhấn mạnh lòng trắc ẩn đối với con trai ông - người hiện đang phải đối mặt với 25 năm tù và khoản tiền phạt lên tới 750.000 USD.

“Tôi là tổng thống nhưng tôi cũng là một người cha. Jill và tôi yêu con trai mình”, ông Biden nói sau khi phán quyết được đưa ra.

Thông cảm nhưng không thay đổi

Cử tri Mỹ thường thông cảm với những rắc rối của thành viên trong gia đình nhà lãnh đạo họ, trong đó có Roger, anh trai của cựu Tổng thống Bill Clinton và Billy, anh trai của cựu Tổng thống Jimmy Carter. Ngay cả ông Trump gần đây cũng tỏ ra thông cảm ở mức độ nào đó với vấn đề nghiện ngập của Hunter Biden.

“Tôi có một người anh trai bị chứng nghiện rượu nặng và thật khủng khiếp khi chứng kiến điều đó”, ông Trump nói với Sean Hannity của Fox News vào tuần trước, ám chỉ người anh quá cố của ông, Fred Trump. “Anh ấy là một con người đáng kinh ngạc với tính cách tuyệt vời nhất. Mọi thứ đều hoàn hảo. Nhưng anh bị nghiện. Vì vậy, tôi hiểu được chứng bệnh này”.

Tuy nhiên, ông Trump và các đồng minh Đảng Cộng hòa cho rằng Hunter Biden nhận được sự đối xử khá dễ dàng từ các công tố viên. Đảng Cộng hòa tại Quốc hội từ lâu đã điều tra các giao dịch kinh doanh của Hunter Biden nhưng chưa có nhiều thông tin mang ý nghĩa nghiêm trọng.

Bà Karoline Leavitt, thư ký báo chí cho chiến dịch tranh cử của ông Trump, cho biết phán quyết dành cho con trai của Tổng thống “chẳng qua nhằm đánh lạc hướng khỏi tội lỗi thực sự”, đồng thời lặp lại cáo buộc ông Joe Biden và người thân bán quyền truy cập chính phủ để lấy “lợi nhuận cá nhân”.

Ông Trump tiếp tục dẫn trước ông Biden ở hầu hết các điểm thăm dò trên toàn quốc và các bang “chiến trường”, ngay cả sau khi ông bị kết án hình sự vào tháng trước, dù lợi thế có vẻ thu hẹp đôi chút.

Một cuộc khảo sát của NPR/PBS Marist được thực hiện ngay trước phán quyết dành cho ông Trump cho thấy chỉ hơn 2/3 số cử tri cho biết việc kết án sẽ không ảnh hưởng đến phiếu bầu của họ.

Các vấn đề pháp lý đã trở thành một vấn đề chưa từng có trong chiến dịch bầu cử bất thường ở Mỹ. Tuy nhiên, các cử tri dường như đa phần không bị lay chuyển.

Chuyên gia Kondik của Đại học Virginia cho biết: “Bản thân một trong những ứng cử viên tổng thống đã bị kết án nên kết quả thăm dò rất nhỏ hoặc có thể nói là không có thay đổi nào”.

Bản án hình sự của cựu Tổng thống Trump tác động đến bầu cử Mỹ thế nào?

Bản án hình sự của cựu Tổng thống Trump tác động đến bầu cử Mỹ thế nào?

Việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị kết án hình sự có ảnh hưởng đến tiến trình bầu cử Mỹ 2024 hay không là ...

Bầu cử Ấn Độ: Liên minh cầm quyền vững tin vào Thủ tướng Modi, các tổng thống Nga, Mỹ gửi thông điệp 'thân tình'

Bầu cử Ấn Độ: Liên minh cầm quyền vững tin vào Thủ tướng Modi, các tổng thống Nga, Mỹ gửi thông điệp 'thân tình'

Ngày 5/6, lãnh đạo các đảng trong Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA) do đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của Thủ tướng Narendra ...

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gác tình riêng nếu con trai bị kết án

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gác tình riêng nếu con trai bị kết án

Ngày 6/6, Tổng thống Joe Biden tuyên bố không ân xá con trai là ông Hunter Biden và sẽ chấp nhận kết quả phiên tòa ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chính sách đối ngoại là quan tâm hàng đầu của cử tri?

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chính sách đối ngoại là quan tâm hàng đầu của cử tri?

Cuộc chiến ở Dải Gaza và Ukraine có thể ảnh hưởng đến cử tri ở các bang chiến trường khiến chính sách đối ngoại trở ...

Giới cầm quyền ở châu Âu chịu đả kích trong bầu cử EP: Tổng thống Pháp vội giải thể Quốc hội, tuyên bố bầu cử sớm; Thủ tướng Đức nhận kết quả tồi tệ

Giới cầm quyền ở châu Âu chịu đả kích trong bầu cử EP: Tổng thống Pháp vội giải thể Quốc hội, tuyên bố bầu cử sớm; Thủ tướng Đức nhận kết quả tồi tệ

Vào đúng 23h00 giờ địa phương ngày 9/6 (4h00 ngày 10/6 theo giờ Hà Nội), toàn bộ các quốc gia thành viên Liên minh châu ...

(theo Financial Times)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Đọc thêm

Bạo lực ở Bờ Tây gia tăng, dân thường thiệt mạng, Israel từ chối họp với EU về nhân quyền

Bạo lực ở Bờ Tây gia tăng, dân thường thiệt mạng, Israel từ chối họp với EU về nhân quyền

Quân đội Israel xác nhận một thường dân Israel đã bị bắn gần thành phố Qalqilya ở Bờ Tây. Chính phủ nước này từ chối dự cuộc họp về nhân ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump nêu nguyên do người Nga tức giận, kích hoạt xung đột ở Ukraine

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump nêu nguyên do người Nga tức giận, kích hoạt xung đột ở Ukraine

Ông Donald Trump cho rằng lý do thực sự của xung đột tại Ukraine là vì Tổng thống Joe Biden và chính quyền đương nhiệm đã ủng hộ Kiev gia ...
Nhiều khu vực của nước Mỹ tiếp tục bị nắng nóng thiêu đốt gay gắt

Nhiều khu vực của nước Mỹ tiếp tục bị nắng nóng thiêu đốt gay gắt

Một đợt nắng nóng triền miên tiếp tục thiêu đốt hầu hết nước Mỹ với nhiều khu vực dự kiến sẽ ghi nhận các mốc nhiệt kỷ lục.
Tổng thư ký LHQ cảnh báo khả năng Lebanon trở thành 'một Gaza khác', Israel quyết định thay đổi luật chơi

Tổng thư ký LHQ cảnh báo khả năng Lebanon trở thành 'một Gaza khác', Israel quyết định thay đổi luật chơi

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 21/6 cho biết ông quan ngại sâu sắc trước tình trạng căng thẳng leo thang giữa Israel và Hezbollah của Lebanon.
Bảo tồn văn hóa Khmer ở Trà Vinh

Bảo tồn văn hóa Khmer ở Trà Vinh

Bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo của cộng đồng dân tộc Khmer đang trở thành nguồn tài nguyên tạo nên những sản phẩm du lịch mang tính đặc ...
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp các Đại sứ Turkmenistan, Iceland sang Việt Nam trình Quốc thư

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp các Đại sứ Turkmenistan, Iceland sang Việt Nam trình Quốc thư

Ngày 21/6, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Đại sứ Turkmenistan và Đại sứ Iceland nhân dịp sang Việt Nam trình Quốc thư.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Trước thất bại của Đảng cầm quyền Phục hưng vào Nghị viện châu Âu, Tổng thống Macron đã phải giải tán Quốc hội để mở đường cho các cuộc tổng tuyển cử mới.
Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ kết thúc thành công, Thủ tướng Modi đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với kết quả không như kỳ vọng...
Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Chuyến thăm Đức của Tổng thống Pháp với những kết quả đạt được tạo nên dấu mốc mới, là biểu tượng quan trọng mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga được truyền thông quan tâm với những đánh giá ấn tượng, cho thấy vị thế ngày càng cao của Việt Nam.
Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Tờ Bangkok Post của Thái Lan phỏng vấn nhiều người dân Việt Nam về cảm nhận đối với Tổng thống Nga Putin.
Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Việt Nam nổi bật trong số những đối tác thân thiện của Nga, quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước đã được chứng minh trong quá khứ và hiện tại.
Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Nhằm thúc đẩy ngừng bắn ở Dải Gaza, chuyến thăm 3 ngày tới 4 nước Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken không thu được kết quả rõ rệt.
Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Nhật Bản có thể được Mỹ chuyển giao hoàn toàn công nghệ sản xuất nhiều loại vũ khí trọng yếu.
Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của nước này.
Phiên bản di động