Nhỏ Bình thường Lớn

Mùa đông khắc nghiệt - chất xúc tác cho đàm phán biên giới Ấn-Trung?

TGVN. Trong bối cảnh không đạt được nhiều tiến triển trong đàm phán, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc cần phải chuẩn bị cho những tháng thời tiết khắc nghiệt sắp tới trên đỉnh Himalaya.
TIN LIÊN QUAN
Chưa muốn nói chuyện trên bàn đàm phán biên giới, Trung Quốc buộc Ấn Độ đưa ra lựa chọn khó khăn
Quân đội Trung Quốc-Ấn Độ tiếp tục đàm phán cấp cao giảm căng thẳng biên giới
2551-untitled
Mùa đông đang đến rất gần dãy núi Himalaya và hiện vẫn chưa có giải pháp nào để giải quyết tranh chấp biên giới Trung Quốc - Ấn Độ. (Nguồn: AFP)

Nhận định này được đưa sau cuộc tiếp xúc giữa quan chức hai nước ngày 8/8, vòng đàm phán thứ 5 sau cuộc đụng độ đẫm máu tại thung lũng Galwan tháng 6 vừa qua, khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng.

Thiếu tướng Abhijit Bapat dẫn đầu đoàn đàm phán Ấn Độ, trong khi Trung Quốc không công bố đại diện trong đàm phán.

Hai bên gặp nhau ở Daulat Beg Oldi, khu vực do Trung Quốc kiểm soát nằm trên đồng bằng Depsang. Cuộc gặp được xem là tâm điểm của những nỗ lực giảm leo thang căng thẳng giữa hai nước.

Ấn Độ tuyên bố chủ quyền với khu vực này như là một bộ phận của vùng lãnh thổ Ladakh. Ấn Độ và Trung Quốc đã có cuộc đối đầu kéo dài 3 tuần ở Ladakh năm 2013, trước khi cả hai bên rút quân.

Quan chức quân sự Ấn Độ cho biết, Trung Quốc đã xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước này và ngăn chặn các cuộc tuần tra của quân đội Ấn Độ trong khu vực. “Đây là vấn đề đáng lo ngại vì đồng bằng Depsang có ý nghĩa chiến lược đối với Ấn Độ”, vị này cho biết.

Trung Quốc, Ấn Độ

Trung Quốc, Ấn Độ 'ngộ ra chân lý', vui vẻ bắt tay nhau rút khỏi khu vực tranh chấp?

Trong khi đó, một nhà ngoại giao ở New Delhi nhận định, Trung Quốc sẽ không rút quân khỏi khu vực này trong tương lai gần. Theo ông, giới quân sự và ngoại giao Ấn Độ có chung quan điểm rằng, đất nước sông Hằng sẽ phải chuẩn bị cho một cuộc đối đầu dài và khó khăn, cụ thể là mùa đông khắc nghiệt trên dãy Himalaya từ tháng 9 tới.

Ông Pravin Sawhney, quan chức quân đội Ấn Độ nghỉ hưu, chuyên gia về lĩnh vực quốc phòng, và là người sáng lập tạp chí Force về lĩnh vực an ninh, cho rằng quân đội Ấn Độ ít có lựa chọn nào khác ngoài trông chờ vào một thỏa thuận.

“Về mặt quân sự, điều duy nhất Ấn Độ có thể làm là ngăn chặn Trung Quốc xâm nhập sâu hơn nữa. Đường ranh giới tranh chấp giữa hai nước rất dài, và đạt được thỏa thuận sẽ không đơn giản. Chúng ta sẽ phải chờ đến hết mùa Đông. Ấn Độ không có nhiều lựa chọn”, ông Sawhney nói.

Tuy nhiên, ông Wang Dahua, chuyên gia về Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải (Trung Quốc) cho rằng, mùa Đông khắc nghiệt có thể là chất xúc tác cho đàm phán. “Trung Quốc không muốn gây chiến với Ấn Độ, và Ấn Độ cũng chưa sẵn sàng. Giải pháp tối ưu là đạt được thỏa thuận càng sớm càng tốt. Ấn Độ sẽ gặp khó trong việc duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn quân ở khu vực này trong mùa Đông. Tôi thấy nhiều điểm tích cực từ vòng đàm phán vừa qua và kỳ vọng vào vòng đàm phán tới”, ông Wang phân tích.

Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí sớm rút quân ở khu vực biên giới

Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí sớm rút quân ở khu vực biên giới

TGVN. Hai bên nhất trí việc sớm rút quân hoàn toàn khỏi khu vực dọc LAC, giảm căng thẳng ở biên giới giữa hai nước ...

Bắc Cực: Nơi có điều kiện sống khắc nghiệt nhất thế giới ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục

Bắc Cực: Nơi có điều kiện sống khắc nghiệt nhất thế giới ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục

TGVN. Được mệnh danh là một trong những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt nhất thế giới, thị trấn Verkhoyansk vừa ghi nhận mức nhiệt ...

Xung đột biên giới: Trung Quốc đã để mất 'một thế hệ' Ấn Độ

Xung đột biên giới: Trung Quốc đã để mất 'một thế hệ' Ấn Độ

TGVN. Giới chuyên gia nhận định, căng thẳng tại biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể khiến nền kinh tế thứ hai ...

Việt Hà (theo SCMP)