Mỹ định mua Greenland: Vì sao cố đấm ăn xôi?

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Chuyện nghe như đùa bỡn ở thời nay và chưa được bên nào xác nhận chính thức nhưng đã gây sôi động trên thế giới. Đấy là câu chuyện Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump có ý định mua đảo Greenland cho nước Mỹ. Phân tích của Báo Thế giới và Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
my dinh mua greenland vi sao co dam an xoi Puerto Rico đối mặt thảm họa sau khi bị bão Maria quần nát
my dinh mua greenland vi sao co dam an xoi Mỹ trả tự do cho nhà đấu tranh đòi độc lập cho Puerto Rico
my dinh mua greenland vi sao co dam an xoi
Ông Trump có ý định mua đảo Greenland (Biếm hoạ của Dave Granlund – Mỹ)

Mưu tính công khai

Greenland là hòn đảo rất đặc biệt trên thế giới. Về địa lý, nó được coi là thuộc về Bắc Mỹ. Về địa chất, nó thuộc về Bắc Cực. Về chính trị hành chính, đảo lớn nhất thế giới này thuộc về Đan Mạch. Greenland chiếm tới 92% lãnh thổ của Đan Mạch nhưng chỉ có hơn 1% dân số Đan Mạch sống trên đảo. Đan Mạch là thành viên EU nhưng đảo này lại tự quyết định ở ngoài EU. Đan Mạch là thành viên NATO và trên đảo này có căn cứ quân sự của Mỹ. Năm 1946, tổng thống Mỹ Harry Truman ngỏ ý mua đảo này với giá hơn 100 triệu USD. Ông Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên có ý định mua Groenland và ông Trump hiện cũng chưa đi xa đến mức như người tiền nhiệm năm 1946 trong chuyện này.

Greenland có quyền tự trị rất sâu rộng ở Đan Mạch. Về lý thuyết, việc Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới này bỏ tiền ra mua về đảo Greenland không thể bị loại trừ. Người dân trên đảo này có quyền tự quyết định gắn số phận và tương lai hòn đảo này vào nhà nước nào. Nói theo cách khác, về lý thuyết thì Greenland vào thời điểm nào đấy trong tương lai có thể trở thành như Puerto Rico đối với nước Mỹ. Trên thực tế, khả năng này sẽ không dễ xảy ra bởi hiện tại người dân trên đảo không muốn, nhà nước Đan Mạch càng không muốn và trên thế giới nói chung việc mua đất bán dân giữa các quốc gia hiện đâu có còn đơn giản như trong thế kỷ 19.

Không có lửa thì làm sao có khói. Ông Trump chưa có phát ngôn công khai nào về việc mua đảo Greenland nhưng chắc chắn đã có trao đổi trong nội bộ với các cộng sự. Ông Trump nổi tiếng về thường có những quyết định ngẫu hứng. Nhưng việc ông Trump đề cập đến một dự định hiện chưa thể khả thi và cả trong tương lai cũng không biết có khả thi hay không hoặc không biết đến khi nào mới khả thi đối với nhà nước Mỹ đủ thấy là ông Trump và cộng sự có chủ ý chứ không phải là chuyện bỡn đùa ngẫu hứng, nói theo cách khác thì đấy không phải là công khai hoá những suy tính của họ mà mưu tính công khai.

Một truyền thống Mỹ

Ba nguyên do sau đây giúp lý giải vì sao ông Trump cố đấm ăn xôi trong chuyện này.

Thứ nhất, nước Mỹ có truyền thống về mở rộng lãnh thổ quốc gia bằng nhiều cách thức khác nhau, trong đó có bằng cách bỏ tiền ra mua lãnh thổ từ chủ sở hữu khác bên cạnh hình thức tiến hành chiến tranh. Khi lập quốc năm 1776, nước Mỹ có diện tích chỉ bằng một phần rất nhỏ so với hiện tại - 13 thuộc địa của Anh tuyên bố độc lập năm 1776 thành lập nước Mỹ có diện tích chỉ là 151000 km2. Nhờ chiến tranh và nội chiến mà lãnh thổấy được mở rộng. Năm 1803, Mỹ bỏ ra 15 triệu USD mua vùng lãnh thổ lớn ở Louisiana từ Pháp. Hay như nước Mỹ mua vùng Florida với cái giá 5 triệu USD năm 1819 từ Tây Ban Nha. Năm 1845, Mỹ sát nhập Texas. Năm 1848, Mỹ trả tổng cộng 18,3 triệu USD để mua về khu vực lãnh thổ rất rộng lớn từ Tây Ban Nha và Mexico. Mexico mất khoảng một phần ba lãnh thổ đất nước cho Mỹ để rồi Mỹ có được các bang như California, Arizona, New Mexico, Utah, Nevada, một phần Colorado và Wyoming ngày nay. Năm 1853/1854, ông chủ ngành đường sắt Mỹ James Gadsen bỏ ra 10 triệu USD mua về vùng sa mạc rộng lớn của Mexico, đây hiện cũng là nơi ông Trump muốn xây dựng trước hết hàng rào ngăn cách giữa Mỹ và Mexico. Lần cuối cùng Mỹ mua lãnh thổ là năm 1862 với giá 7,2 triệu USD cho Alaska từ nước Nga Sa hoàng. Sau đó chỉ còn có chuyện Mỹ chiếm Hawaii.

Truyền thống này xem ra đã trở nên thâm căn cố đế ở Mỹ. Năm 1946, Mỹ mời chào mua đảo Greenland nhưng không thành công. Với ý định mua Greenland, ông Trump chỉ tiếp tục chứ đâu có đi ngược lại truyền thống này ở Mỹ.

Thứ hai, đảo Greenland có tầm quan trọng đặc biệt đối với Mỹ từ rất lâu nay rồi chứ không phải mãi đến bây giờ mới được Mỹ nhòm ngó, về địa chiến lược cũng như quân sự và an ninh, về kinh tế cũng như thương mại và giao thông hàng hải. Nó càng thêm quan trọng đối với Mỹ khi Bắc Cực trở thành khu vực bị tranh chấp và ganh đua trên nhiều phương diện giữa nhiều bên mà Mỹ không những chỉ không muốn mất phần mà còn muốn phần to nhất. Thay đổi khí hậu trái đất khiến băng giá tưởng vĩnh cửu ở khu vực này bị dần tan và mở ra tiềm năng lợi ích mới cho Mỹ và nhiều bên khác. Trung Quốc cũng đã nhòm ngó và thầm lặng dần gây dựng sự hiện diện trên đảo khiến Mỹ không chỉ có lo ngại mà còn không thể bỏ qua và phải ứng phó.

Lý do sâu xa hơn

Thứ ba, ông Trump thể hiện sự quan tâm và coi trọng của Mỹ dành cho Greenland, công khai tranh thủ dân trên đảo này nhưng đồng thời cũng ngầm phát đi thông điệp là Mỹ để mắt đến đảo và mọi quyết định của đảo không thể độc lập và biệt lập, lại càng không thể đối lập được với lợi ích của Mỹ. Đồng thời, ông Trump cũng còn làm cho người dân trên đảo thấy rằng Mỹ vẫn luôn để ngỏ khả năng đảo này có thể về với Mỹbất cứ khi nào trong tương lai nếu người dân trên đảo mong muốn vậy. Rất có thể phía Mỹ trù liệu rằng người dân trên đảo sẽ tính chuyện ly khai Đan Mạch khi chính phủ Đan Mạch không còn đủ khả năng trên thực tế đáp ứng yêu cầu về cuộc sống của người dân và về phát triển đảo nữa.

Trong chuyện này, bên ngoài hiện có thể coi ông Trump cố đấm ăn xôi. Nhưng trong mưu tính lợi ích chiến lược cho lâu dài của quốc gia, việc cố đấm ăn xôi hiện tại đâu có phải luôn luôn vô cớ và vô nghĩa.

Dịch Dung

my dinh mua greenland vi sao co dam an xoi Ảnh ấn tượng trong tuần (5-11/8): Chiến sự Syria và bức ảnh gây tranh cãi của Tổng thống Trump

TGVN. Tưởng niệm nạn nhân các vụ xả súng tại Mỹ, chiến sự ở Syria, vợ chồng Tổng thống Trump và bức ảnh gây tranh ...

my dinh mua greenland vi sao co dam an xoi Tổng thống Trump 'đang đặt cược lớn vào ván bài nguy hiểm'

TGVN. Chiến tranh thương mại hóa ra chẳng phải là điều gì tốt và cũng chẳng dễ dàng chiến thắng như lời Tổng thống Mỹ ...

my dinh mua greenland vi sao co dam an xoi 200 con tuần lộc chết đói trên quần đảo Bắc Cực do biến đổi khí hậu

200 con tuần lộc đã chết vì đói vào mùa Đông năm 2018 trên quần đảo Svalbard xa xôi ở Bắc Cực. Các nhà khoa ...

Đọc thêm

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 28/4.
Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Vietjet tăng tần suất bay giữa Phú Quốc và Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc)
Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Volkswagen của các dòng Polo 2018, Passat 2019, Tiguan 2021, T-Cross 2022, Tiguan 2022, Polo 2022, Touareg 2022, Touareg 2023, Teramont 2023, Virtus 2023, Viloran 2023 ...
Những hãng smartphone có thể soán ngôi Apple

Những hãng smartphone có thể soán ngôi Apple

Với doanh số giảm mạnh trong quý I/2024, Apple đã bị đối thủ đối thủ không đội trời chung soán ngôi nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
100 sân bay tốt nhất thế giới: 2 đại diện Việt Nam vượt qua Mỹ, Trung Quốc và Đức

100 sân bay tốt nhất thế giới: 2 đại diện Việt Nam vượt qua Mỹ, Trung Quốc và Đức

Sân bay quốc tế Nội Bài của thủ đô Hà Nội và sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm trong danh sách Top 100 sân bay hàng đầu thế giới ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động