Trung Quốc chịu tác động lớn hơn Mỹ
Gần đây nhất là tháng 3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giữ lời hứa tranh cử khi mạnh tay với Trung Quốc về những tranh chấp thương mại sau cuộc điều tra kéo dài và tốn kém về cáo buộc Trung Quốc “đánh cắp” sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Tuần qua, chính quyền Trump đã công bố danh sách trong đó đề xuất các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị đánh thuế bổ sung 25%.
Tuần qua, chính quyền Trump đã công bố danh sách trong đó đề xuất các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị đánh thuế bổ sung 25%. (Nguồn: Financial Review) |
Bước tiếp theo sẽ là những giới hạn đầu tư nhằm chấm dứt “thói” đánh cắp công nghệ của Mỹ thông qua đầu tư. Trung Quốc cũng vội vàng đáp trả khi áp thuế bổ sung đối với hàng nông sản và thiết bị không gian vũ trụ xuất khẩu của Mỹ.
Truyền thông đã không ngớt loan tin về một “cuộc chiến thương mại”. Tuy nhiên, thực tế là quy mô của các biện pháp “ăn miếng, trả miếng” với giá trị thuế vào khoảng 50 tỷ USD đánh vào mỗi bên lại không hề hấn gì đối với nền kinh tế có quy mô 20 nghìn tỷ USD của Mỹ.
Trung Quốc chịu tác động lớn hơn rất nhiều do nước này phụ thuộc vào thị trường tiêu dùng của Mỹ. Nhiều khả năng, điều chờ đợi phía trước là một giai đoạn thương lượng trong một thời gian dài giữa Washington và Bắc Kinh, cũng như sự chuyển dịch dần dần trọng tâm thương mại và đầu tư sang một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng lớn hơn và rồi tách rời khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, không nên kỳ vọng các cuộc đàm phán này sẽ suôn sẻ. Một số nhà phân tích đã gia tăng kỳ vọng đối với bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại diễn đàn Bắc Ngao đang diễn ra, một phiên bản khác của diễn đàn Davos của Bắc Kinh. Tuy nhiên, thay vì phát biểu bộc trực hoặc nhượng bộ, ông Tập chắc chắn ca ngợi Trung Quốc sẽ “soán ngôi” Mỹ trở thành “thủ lĩnh” tự do thương mại toàn cầu.
Trung Quốc cần Mỹ nhiều hơn Mỹ cần Trung Quốc?
Ngay cả khi Bắc Kinh bắt đầu lo lắng về nhu cầu không thể thay thế được trong việc tiếp cận công nghệ và thị trường tiêu dùng Mỹ thì cũng không có bất kỳ cơ chế hoặc diễn đàn nào để hai bên đạt được thỏa thuận. Lý do chính để đi đến kết luận này với Trung Quốc nằm ở thực tế là mọi cơ chế nhằm giải quyết hoặc ngăn chặn các vi phạm thương mại của Trung Quốc đều thất bại.
Có nhiều khả năng, Washington phải áp đặt những biện pháp phòng thủ tương mại mạnh tay hơn và cắt đứt mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh. (Nguồn: VOP Today) |
Chính quyền Tổng thống Trump đã “ghi” được một bàn thắng lớn trong các cuộc đàm phán thương mại với Hàn Quốc hồi tháng 3, với những nhượng bộ lớn từ Seoul trong quá trình sửa đổi Hiệp định thương mại tự do (FTA) Mỹ - Hàn. Điều này khiến ai đó cho rằng Trung Quốc có thể sẽ thay đổi quan điểm của mình song khả năng thay đổi là mong manh.
Mặc dù ông Trump đã thận trọng nuôi dưỡng mối quan hệ với nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhưng điều đó không thể so sánh được với những lợi ích kinh tế chồng lấn và cũng không thể so sánh được với mối quan hệ văn hóa, ngoại giao và kinh tế đa dạng giữa Mỹ và Hàn Quốc vốn giúp hai bên đạt được sửa đổi thỏa thuận FTA tương đối nhanh chóng.
Để bù đắp, Tổng thống Trump cần can dự trực tiếp với Chủ tịch Tập Cận Bình. Vì sao không gặp ông Tập và bắt đầu các cuộc đàm phán trực tiếp? Thay vì nhọc nhằn theo đuổi dạng thức đàm phán với Trung Quốc không hiệu quả với sự góp sức của giới ngoại giao và chuyên gia nhằm điều hòa những quan điểm không thể điều hòa được, ông Trump cần vào cuộc với sự trợ giúp của cố vấn kinh tế hàng đầu của mình. Hai nhân vật duy nhất trên thế giới có thể gặt hái được thành công trong tranh chấp thương mại này là Donald Trump và Tập Cận Bình. Vậy nên vì sao phải trì hoãn cuộc gặp Tập - Trump?
Ông Trump có thể thành công khi mà những người tiền nhiệm thất bại. Điều quan trọng là, khi ông Trump xác định tiến hành thương lượng thì ông sẽ tìm kiếm một kết quả thực sự - một sự thay đổi trong thái độ - chứ không chỉ dừng lại một bàn thắng gọn lẹ thể hiện trên bàn đàm phán trước ánh đèn máy quay camera. Tổng thống Mỹ sẽ không làm điều này vì giải thưởng Nobel, ông sẵn lòng từ bỏ một thỏa thuận tồi.
Tuy nhiên, các trợ lý của ông Trump nói rõ rằng ông và ekip cố vấn của ông bị nghĩ là sẽ chấp nhận những lời hứa của Trung Quốc để thay đổi cách thức hoạt động thương mại của mình. Nhưng ông Trump và đội ngũ cố vấn sẽ không chịu từ bỏ cho đến khi họ chứng kiến sự thay đổi trong cách hành xử của Bắc Kinh. Biện pháp này sẽ khiến các cuộc đàm phán trở nên khó khăn hơn trong ngắn hạn, song lại mang tính thực chất hơn trong dài hạn.
Mỹ và các nước khác vốn tuân thủ luật chơi thương mại và sở hữu trí tuệ cần chiến thắng bằng cách khác. Hoặc là Trung Quốc sẽ nhượng bộ và tiến tới hoạt động thương mại dự do mở rộng hơn để đem lại lợi ích cho tất cả. Hoặc, có nhiều khả năng, Washington phải áp đặt những biện pháp phòng thủ tương mại mạnh tay hơn và cắt đứt mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh. Trong một thế giới lớn, Trung Quốc cần Mỹ nhiều hơn Mỹ cần Trung Quốc.