TIN LIÊN QUAN | |
Tàu hàng Mỹ lần đầu tiên tiếp tế tàu hải quân Ấn Độ trên Biển Đông | |
Vấn đề Biển Đông: Xây dựng trật tự khu vực dựa trên luật lệ |
Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien, cáo buộc Trung Quốc đang chèn ép các nước láng giềng ở Biển Đông. (Nguồn: AFP) |
Theo báo cáo: "Với việc liên tục có những hành vi khiêu khích nhằm khẳng định cái gọi là 'Đường 9 đoạn', Bắc Kinh cấm đoán các thành viên ASEAN tiếp cận khu vực có trữ lượng năng lượng tái tạo trị giá tới 2,5 nghìn tỷ USD, đồng thời làm gia tăng bất ổn và nguy cơ xung đột”.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao là văn bản được Mỹ chuẩn bị tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra ở Bangkok tuần này.
Trong bài phát biểu tại hội nghị, đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump, Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien, cáo buộc Trung Quốc đang chèn ép các nước láng giềng ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh: “Bắc Kinh đã hăm dọa để cấm đoán các nước ASEAN khai thác nguồn tài nguyên ngoài khơi của họ. Nước lớn không nên ỷ mạnh hiếp yếu”.
Theo ông O'Brien, để phản đối các toan tính thao túng vùng biển quốc tế trọng yếu này, Mỹ từ lâu đã thực hiện một chiến dịch tuần tra với mục tiêu bảo vệ tự do hàng hải và hàng không trong khu vực. Các chuyến đi này thường xuyên bị tàu hải quân Trung Quốc làm phiền song rất may đụng độ nghiêm trọng chưa từng xảy ra.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, tháng 5/2019, chiến dịch tuần tra trên Biển Đông của Hải quân Mỹ lần đầu tiên có sự tham gia của lực lượng từ Ấn Độ, Nhật Bản và Philippines. Mỹ cũng cung cấp khoản viện trợ an ninh trị giá 1,1 tỷ USD cho các nước châu Á để phục vụ hoạt động huấn luyện và trang bị. Mục tiêu của chương trình viện trợ được giới chức Mỹ tuyên bố là nhằm giúp các quốc gia ngăn chặn những mối đe dọa, tăng cường trao đổi thông tin và phản ứng trước các cuộc khủng hoảng.
Ngoài số tiền trên, Lầu Năm Góc cũng chi 250 triệu USD hỗ trợ các nước châu Á tăng cường an ninh hàng hải, củng cố hoạt động chia sẻ thông tin, tăng cường phối hợp trong lĩnh vực quân sự và hợp tác hàng hải đa phương.
Theo Giáo sư Kerry Brown thuộc Viện nghiên cứu chính sách Chatham House, việc thiếu các hoạt động thông tin liên lạc thường xuyên giữa tàu bè Mỹ và Trung Quốc có thể làm nảy sinh xung đột. Ông bình luận: “Đối thoại song phương giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc hiện nay gần như rất hạn hẹp. Có người thậm chí còn cho rằng, mối liên hệ này tồi tệ hơn cả những gì Liên bang Xô viết và Mỹ duy trì dưới thời Chiến tranh Lạnh… nguy cơ nảy sinh hiểu lầm là điều rất dễ xảy ra”.
| Quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với UNCLOS 1982 TGVN. Thẩm phán Tòa án Luật biển Quốc tế (ITLOS) GS. Stanislaw Michal Pawlak đã dành một phần quan trọng trong bài diễn văn của ... |
| Biển Đông không chỉ có khác biệt mà còn là hợp tác song phương và đa phương TGVN. Ngày 6/11, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam (VLA) và Quỹ Hỗ trợ Nghiên ... |
| Mỹ lên án hành vi 'hăm dọa' của Trung Quốc tại Biển Đông, khẳng định 'toàn tâm' với châu Á TGVN. Ngày 4/11, tại Bangkok, Thái Lan, ông Robert O'Brien, Cố vấn An ninh Quốc gia và đại diện của Tổng thống Mỹ tại Hội ... |