Mỹ: Sử dụng máy bay ném bom để thay thế ICBM hạt nhân?

Do quá cũ và việc kéo dài tổi thọ đắt đỏ, Mỹ được cho là đang cân nhắc việc ngừng hoạt động kho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bố trí trên bộ và chuyển nhiệm vụ răn đe cho các máy bay ném bom.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

ICBM bố trí trên bộ của Mỹ đang được cân nhắc cho ngừng hoạt động; Nguồn: militarywatchmagazine.com
Mỹ đang cân nhắc sử dụng máy bay ném bom để thay thế ICBM hạt nhân. (Nguồn: militarywatchmagazine.com)

Mỹ được cho là đang cân nhắc việc ngừng hoạt động kho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (Intercontinental Ballistic Missiles - ICBM) bố trí trên bộ - loại tên lửa cuối cùng thuộc loại này ở thế giới phương Tây - do chi phí quá lớn để thay thế kho vũ khí tên lửa Minuteman III thời Chiến tranh Lạnh của nước này.

Chương trình Răn đe chiến lược bố trí trên mặt đất (Ground-Based Strategic Deterrent - GBSD) nhằm thay thế ICBM có chi phí ước tính lên tới 264 tỷ USD và sự thiếu cấp bách của chương trình có nghĩa là nó có thể bị chấm dứt do ngân sách quốc phòng Mỹ ngày càng eo hẹp.

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ - Đô đốc Charles A. Richard - đã tuyên bố vào tháng Giêng là không thể kéo dài tuổi thọ cho Minuteman III do không hiệu quả về chi phí. Chúng đã cũ đến mức trong một số trường hợp, các bản vẽ [kỹ thuật] không còn tồn tại nữa hoặc quá lạc hậu.

Việc từ bỏ lực lượng răn đe chiến lược trên bộ của nước này sẽ vẫn khiến Mỹ còn một kho vũ khí khổng lồ gồm các ICBM phóng từ tàu ngầm, mặc dù người đứng đầu Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ đã gợi ý rằng, đổi lại, đội máy bay ném bom chiến lược của nước này có thể được giao nhiệm vụ thay thế vì mất kho vũ khí trên mặt đất. Tiết lộ được đưa ra trong buổi thuyết trình trước Ủy ban Vũ trang Thượng viện vào ngày 20/4.

Thực trạng hiện tại của đội máy bay ném bom tầm xa Mỹ có thể làm phức tạp nghiêm trọng những nỗ lực như vậy. Các máy bay ném bom B-1B của nước này hiện không có khả năng hạt nhân, đồng thời phải đối mặt với tỷ lệ sẵn sàng rất thấp và các vấn đề bảo trì ngày càng tăng, dự kiến ​​sẽ dẫn đến việc nghỉ hưu sớm. Máy bay ném bom thời hậu Chiến tranh Lạnh - 20 chiếc B-2 Spirit - có số lượng quá ít và tỷ lệ sẵn sàng rất thấp cũng như đang gặp các vấn đề nghiêm trọng về bảo trì.

Loại máy bay ném bom thứ ba được triển khai - B-52H - là một thiết kế thời những năm 1960, đáng tin cậy nhất và cho đến nay là dễ bảo trì nhất, đang có trong trang bị - mặc dù tuổi của thiết kế giới hạn số lượng vai trò mà nó có thể thực hiện. Có khả năng tăng số lượng B-52 trong biên chế, với một số lượng đáng kể đang được niêm cất và một số nhỏ đã được khôi phục để gọi “tái ngũ”.

Dự kiến, việc máy bay ném bom tàng hình B-21 được triển khai vào cuối những năm 2020 có thể khiến kế hoạch ngừng hoạt động kho vũ khí Minuteman III và phân bổ trách nhiệm lớn hơn cho phi đội máy bay ném bom trở nên khả thi hơn. Máy bay mới dự kiến ​​không chỉ thay thế B-1B và B-2 mà còn tạo thành nhiều phi đội hoàn toàn mới. Giả sử rằng B-21 có tỷ lệ khả dụng cao hơn và dễ bảo trì hơn B-2, nó có thể tạo ra một cuộc cách mạng về năng lực của lực lượng máy bay ném bom Mỹ và bù đắp tốt cho sự mất mát của lực lượng ICBM trên mặt đất.

Việc chuyển một số ngân sách đã được phân bổ cho chương trình GBSD thế hệ tiếp theo sang chương trình B-21 cũng có khả năng đảm bảo rằng một quá trình sản xuất lớn hơn mà nhiều bên đã ủng hộ có thể được thông qua đối với máy bay ném bom mới. Số phận của GBSD cuối cùng vẫn chưa chắc chắn, nhưng những căng thẳng hiện tại về chi tiêu quốc phòng của Mỹ và tình trạng của nền kinh tế Mỹ nói chung có nghĩa là nếu khuyến nghị thực sự được thông qua, sẽ phải trả giá bằng việc hy sinh nhiều chương trình khác.

TIN LIÊN QUAN
Hé lộ thiết kế của 'chim sắt' ném bom tàng hình thế hệ 6 của Nga
Báo Mỹ gọi máy bay ném bom T-60S bí mật của Liên Xô là cơ hội bị bỏ lỡ
Nga gia tăng khả năng chiến đấu của máy bay ném bom Su-34
Báo Trung Quốc: Hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông trong năm 2020 là điều chưa từng có tiền lệ
Su-27 Nga lại xuất kích, áp tải cặp máy bay ném bom hạt nhân B1-B trên Biển Baltic

(theo Lê Ngọc/VOV.VN)

Đọc thêm

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

G7 đang tìm cách sử dụng tài sản trị giá gần 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt kể từ năm 2022 để hỗ ...
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Giá vàng SJC tăng cả triệu vì thông báo của NHNN, thế giới 'lình xình' chờ xúc tác mới

Giá vàng hôm nay 25/4/2024 ghi nhận thị trường thế giới chờ thông tin kinh tế Mỹ, SJC tăng vọt sau một thông báo từ Ngân hàng Nhà nước.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động