Mỹ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp hóa để phát triển bền vững

Mỹ thuật Việt Nam có cả vạn năm phát triển kể từ văn hóa Hòa Bình và hiện đã khẳng định được vị trí của mình trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, thiết nghĩ, yếu tố chuyên nghiệp có lẽ là điều mà nền mỹ thuật Việt Nam còn thiếu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong 70 năm (1945-2015), mỹ thuật hiện đại Việt Nam đã gặt hái thành công nhất định với nhiều tài năng tỏa sáng ở cả trong nước lẫn quốc tế. Nền mỹ thuật nước nhà đã có tiếng nói riêng và vị trí trên bản đồ thế giới.

Vị thế riêng

Mốc son đầu tiên của mỹ thuật Việt Nam hiện đại là trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương - do người Pháp thành lập năm 1924, nay là trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Đây là nơi đã sản sinh ra những nghệ sỹ tài ba, được đào tạo theo phong cách châu Âu. Những thế hệ đầu tiên của nhà trường như bộ tứ họa sĩ lừng danh "Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn" (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân và Trần Văn Cẩn) hay Nguyễn Phan Chánh, Bùi Xuân Phái… đã tạo dựng nền mỹ thuật hiện đại giai đoạn 1945-1975, ghi dấu ấn trên trường quốc tế.

Họa sỹ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương cho biết: “Đó là thế hệ vàng của Trường. Họ được tôi luyện trong chiến tranh và đã làm nên những thành tựu hội họa hiện đại, đi lên cùng đất nước. Nhờ những hạt nhân phát triển ấy, khi đất nước thống nhất, mỹ thuật được quan tâm hơn, chú trọng hơn, mở ra một hướng đi mạnh mẽ”.

Nhiều cuộc triển lãm lớn của cá nhân, của nhóm được tổ chức, đặc biệt là sự kiện triển lãm mỹ thuật toàn quốc tổ chức đều đặn năm năm một lần.

Từ vài chục sinh viên trong một trường mỹ thuật duy nhất, đến năm 2013, Việt Nam đã có khoảng 100 trường mỹ thuật và các trường có khoa mỹ thuật, đào tạo khoảng 10.000 học sinh, sinh viên...

Như Giáo sư Nora A. Taylor (Trường Mỹ thuật thuộc Viện Nghiên cứu Chicago) nhận xét: “Giờ đây, sau hơn gần 30 năm Việt Nam đổi mới, không những có nhiều phòng trưng bày các tác phẩm mỹ thuật Việt Nam trên toàn thế giới mà còn có một nhận định chung là chính sách kinh tế “Đổi mới” và mỹ thuật đã cùng nhau đồng hành trên con đường phát triển đất nước… Mỗi tác phẩm đều có tính cách riêng, độc lập và luôn rạng ngời trong bất cứ một cuộc trưng bày nào về mỹ thuật đương đại”.

Họa sỹ Phạm Luận, người đã thành công tại nhiều cuộc triển lãm chung và triển lãm cá nhân tại nhiều nước, chia sẻ: “Khi thể hiện, các họa sĩ phải có bản sắc riêng, phải có sự mới mẻ bằng cách nuôi dưỡng cảm xúc cá nhân. Khi sáng tạo nghệ thuật, hãy tạm quên đi những thành công đã đạt được, vượt qua chính mình để tạo ra cho được những tác phẩm đẹp hơn trước”.

Mỹ thuật Việt Nam đã có những nét điển hình hơn, một nền văn hóa truyền thống thanh bình và tĩnh lặng… với những bản sắc riêng, ngày càng hấp dẫn và có khả năng hòa đồng được với nền mỹ thuật thế giới.

Thiếu chuyên nghiệp

Đến nay, một số di sản mỹ thuật truyền thống có nguy cơ mai một đã được nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị trong đời sống đương đại. Các doanh nghiệp mỹ thuật, phòng trưng bày phát triển đã từng bước góp phần hình thành nên thị trường mỹ thuật. Nhờ đó, mỹ thuật Việt Nam được công chúng trong nước và quốc tế biết đến, vị trí và uy tín trên trường quốc tế qua đó cũng được nâng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, mỹ thuật Việt Nam bộc lộ khá nhiều hạn chế, đặc biệt là trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Đó là việc hành lang pháp lý còn thiếu đồng bộ nên chưa tạo điều kiện cho nền mỹ thuật phát triển hết khả năng. Ngoài ra, công tác nghiên cứu lý luận, phê bình còn chưa theo kịp với thực tế phát triển và những vấn đề mới đặt ra. Vấn đề giáo dục mỹ thuật trong các trường phổ thông và xã hội còn nhiều bất cập.

Đặc biệt là nạn sao chép tác phẩm, vi phạm bản quyền tác giả đã gây ra bức xúc trong dư luận, làm giảm uy tín của mỹ thuật Việt Nam cũng như sự chuyên tâm của nghệ sỹ. Bên cạnh đó, sự phát triển của mỹ thuật chưa đi kèm với bảo tồn và còn thiếu tính chuyên nghiệp.

Xin chỉ nói thêm về tính thiếu chuyên nghiệp. Mỹ thuật Việt Nam sở hữu hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Trong số đó có không ít tác phẩm của các danh họa được thế giới đánh giá cao. Tuy sở hữu khối tài sản lớn như vậy nhưng phương thức bảo quản tranh, đặc biệt là việc phục chế tranh tại Việt Nam lại rất sơ sài và thiếu chuyên nghiệp.

Ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bức tranh “Em Thúy” của họa sĩ nổi tiếng Trần Văn Cẩn - một bảo vật quốc gia đã có thể bị hư hại nếu như không có một tổ chức đến từ Australia hỗ trợ phục chế. Hiện nay, còn hàng trăm bức tranh quý giá, trong đó có cả một bộ sưu tập tranh lụa của danh họa Nguyễn Phan Chánh đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn chưa có được phương án bảo tồn, phục dựng để có thể trở lại như xưa.

Dòng chảy 70 năm mỹ thuật Việt Nam đã làm nên những thành công nhất định, ghi dấu ấn trên bản đồ mỹ thuật thế giới. Con đường chuyên nghiệp hóa nền mỹ thuật Việt Nam cần có sự chung tay góp sức của cả Nhà nước, nghệ sỹ, người thụ hưởng cũng như người kinh doanh nghệ thuật.

Chỉ khi điều đó trở thành hiện thực, nền mỹ thuật Việt Nam mới có thể phát triển bền vững và tiếp tục có những đóng góp xứng đáng làm giàu cho đời sống văn hóa, xã hội của nước nhà.

Minh Hòa

Xem nhiều

Đọc thêm

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, làm chủ các công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất ...
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, hai bên đã nhất trí ra Tuyên bố chung.
Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả lĩnh ...
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-29/11.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp của núi và biển.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành nhà Hồ.
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, tại Nhà hát Hồ Gươm.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế'.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Báo Văn hoá tổ chức Hội thảo 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi'.
Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh thần vô cùng phong phú.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phiên bản di động