Chi phí cho việc hiện đại kho vũ khí hạt nhân của Mỹ nên ở thấp hơn mức kinh phí 1,2 nghìn tỷ USD. (Nguồn: Brookings) |
Quan điểm này được Van Jackson, Giảng viên Cao cấp về Quan hệ Quốc tế và Quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Victoria, Wellington nhấn mạnh trong bài viết gần đây trên East Asia Forum. Ông Van Jackson còn là cán bộ cao cấp tại Mạng lưới Lãnh đạo Châu Á - Thái Bình Dương về không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân.
Tìm kiếm sự răn đe đơn thuần
Nếu áp dụng Chính sách Không sử dụng hạt nhân đầu tiên, Mỹ sẽ không phải là quốc gia đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng nếu bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, họ sẽ trả đũa ồ ạt. Học thuyết hạt nhân công bố rõ ràng quan điểm NFU có nghĩa là vũ khí hạt nhân chỉ được sử dụng làm lựa chọn trả đũa chống lại đối phương sử dụng vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học.
Theo chuyên gia Van Jackson, chiến lược răn đe hạt nhân (dùng hạt nhân để ngăn cả đối thủ sử dụng hạt nhân) là một bài học của Chiến tranh Lạnh. Nếu Mỹ chỉ đơn thuần là tìm kiếm sự răn đe đối phương bằng vũ khí hạt nhân chứ không phải là một lợi thế chính trị thì Washington nên áp dụng chính sách NFU để tránh những rủi ro.
Hiện nay, ngày càng có nhiều thành viên trong Quốc hội Mỹ công khai tán thành chính sách NFU. Rõ ràng, rất khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu như Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân trước đối thủ của mình, đặc biệt khi các kho vũ khí của Mỹ hiện diện ở phạm vi toàn cầu. Do vậy, chính sách NFU thời điểm này là vô cùng cần thiết.
Trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump, các mối đe dọa an ninh đều được đẩy lên trầm trọng hơn và tồn tại mối lo ngại về việc Mỹ sẽ sử dụng Chính sách sử dụng hạt nhân đầu tiên (First use policy)-sử dụng vũ khí hạt nhân trước đối phương.
Khi thắng cử, Tổng thống Joe Biden dường như có xu hướng nghiêng về chính sách NFU, tuy vậy, việc Mỹ có áp dụng chính sách này hay không vẫn chưa thể chắc chắn, bởi tư duy hạt nhân của chính quyền Tổng thống Biden cho đến nay vẫn chưa có nhiều khác biệt so với thời tiền nhiệm.
Trong bốn năm qua, Mỹ đã rút khỏi hầu hết các thỏa thuận kiểm soát vũ khí, mở rộng đầu tư vào các phương tiện bay siêu thanh, phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật, đe dọa sử dụng hạt nhân và đưa ra Kế hoạch hiện đại hóa hạt nhân trị giá 1,5 nghìn tỷ USD.
Những người phản đối chính sách NFU đưa ra 2 lý do. Thứ nhất, nếu tuyên bố sử dụng chính sách NFU, các nước như Trung Quốc, Nga và Triều Tiên sẽ không tin vào quyết định này của Mỹ. Thứ hai, dù Mỹ có tuyên bố chính sách NFU đi chăng nữa, các đối thủ hạt nhân của Mỹ cũng sẽ vẫn “bán tín, bán nghi” và vẫn ngấm ngầm triển khai những chính sách để đề phòng.
Tin liên quan |
Giữa những lạc quan về đàm phán hạt nhân Iran, Tehran tạt gáo nước lạnh |
Thế nhưng, chuyên gia Van Jackson kết luận rằng khi có những lý luận phản bác lại chính sách NFU, Mỹ vẫn cần phải đưa ra chính sách này nhằm tránh việc một tổng thống có thể tự ý sử dụng chính sách răn đe hạt nhân và đẩy những mâu thuẫn lên cao trào dựa trên những nhận định tình hình một chiều. Hơn nữa, NFU cũng sẽ góp phần làm cho chính sách đối ngoại của Mỹ ít phụ thuộc hơn vào hạt nhân, giảm thiểu nguy cơ chiến tranh hạt nhân, hướng tới một thế giới cân bằng và hòa bình.
Tín hiệu từ Tổng thống Biden
Hiện nay, nếu phân tích một cách chi tiết, mặc dù Tổng thống Joe Biden không nêu chi tiết về các ưu tiên hạt nhân của ông, nhưng ông cam kết sẽ khiến Mỹ giảm bớt sự phụ thuộc vào một trong những loại vũ khí nguy hiểm nhất thế giới.
“Nếu ngân sách quốc phòng trong tương lai đảo ngược những lựa chọn mà chúng ta đưa ra và đổ thêm tiền vào việc xây dựng kho vũ khí hạt nhân thì điều đó có nguy cơ kéo nước Mỹ quay trở lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nó cũng không giúp ích gì cho việc tăng cường đảm bảo an ninh của Mỹ hoặc các đồng minh”, ông Joe Biden cho biết trong bài phát biểu tại trụ sở của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế.
Tổng thống Joe Biden theo đuổi quan điểm cho rằng, vũ khí hạt nhân chỉ nên đóng một vai trò nhỏ trong chiến lược quốc phòng và mục tiêu cuối cùng là phải tạo ra một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Song ông không nói rõ ông sẽ thực hiện điều này như thế nào. Thời gian qua, ông Joe Biden cũng phản đối quyết định của chính quyền Tổng thống Trump trong việc chế tạo và triển khai hai loại tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân công suất thấp.
Theo ông Biden, chi phí cho việc hiện đại kho vũ khí hạt nhân của Mỹ nên ở thấp hơn mức kinh phí 1,2 nghìn tỷ USD dự trù ở thởi điểm hiện tại. Một số ý kiến đồn đoán, ông Biden sẽ xem xét từ bỏ kế hoạch của Mỹ xây dựng lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa hạt nhân mới, để thay thế hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III. Kế hoạch này dự kiến tiêu tốn ít nhất 85 tỷ USD.
Đặc biệt, trong chiến dịch tranh cử năm ngoái, ông Biden cũng đã khẳng định theo đuổi chính sách NFU. Điều này đồng nghĩa với việc không khơi mào cho một cuộc chiến tranh hạt nhân và trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, Tổng thống Mỹ có thế lựa chọn các biện pháp đáp trả, nhưng sẽ không phải là đòn tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân. Như vậy, hoàn toàn có thể hy vọng vào một quyết sách ủng hộ chiến lược NFU của Mỹ trong thời gian sớm nhất.
| Mỹ nói gì về việc 'tồn tại trong hòa bình' với Trung Quốc? Ngày 6/7, Điều phối viên về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Nhà Trắng Kurt Campbell cho rằng, Trung Quốc và Mỹ có ... |
| Ứng viên hàng đầu kế nhiệm Thủ tướng Đức: Tổng thống Mỹ không nên khiêu chiến Trung Quốc Ngày 23/6, trang tin Mỹ Washington Examiner đưa tin, ứng cử viên hàng đầu kế nhiệm Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Armin Laschet cho ... |