Mỹ tung “chim ăn thịt” F-22 tới Đông Âu

Việc Mỹ tung hai chiếc chiến đấu cơ tàng hình tối tân F-22 Raptor đến Đông Âu được cho là một thông điệp răn đe gửi đến Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
my tung chim an thit f 22 toi dong au
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ. (Nguồn: RT)

Cam kết bảo vệ đồng minh

Hôm 25/4, lần đầu tiên hai chiếc F-22 Raptor cùng với một chiếc máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 của Mỹ đã xuất phát từ Anh và hướng thẳng đến căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu của Romania ở Biển Đen.

Tiếp đó, ngày 27/4, hai F-22 Raptor nói trên của Mỹ tiếp tục bay đến Lithuania, hạ cánh tại căn cứ không quân Siauliai.

Phát biểu về sự kiện này, chỉ huy phi đội chiến đấu cơ F-22 của Mỹ – ông Daniel Lehosk tuyên bố: "Chúng tôi ở đây để thể hiện năng lực của mình trong việc có thể triển khai F-22 đi bất kỳ nơi nào cần thiết trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoặc khắp Châu Âu”.

Trong khi đó, Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite cho rằng, sự xuất hiện của hai máy bay chiến đấu F-22 ở căn cứ của họ đã chứng minh cho cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ an ninh cho khu vực Đông Âu.

"Đó là một dấu hiệu cho thấy liên minh đã sẵn sàng và có khả năng đối phó với bất kỳ mối đe doạ nào”, bà Grybauskaite phát biểu tại căn cứ không quân Siauliai trước lá cờ của Lithuania, Mỹ và NATO.

“Báu vật” của Không quân Mỹ

F-22 vốn là niềm tự hào của người Mỹ bởi nó là chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất của thế giới được đưa vào hoạt động cho đến thời điểm này, đồng thời là vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ.

F-22 luôn đứng đầu trong danh sách những chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới, với khả năng có một không hai là thực hiện sứ mệnh tham chiến không đối không, không đối đất cùng một thời điểm mà gần như không hề hấn gì.

Công nghệ tàng hình là một trong những tính năng vượt trội của F-22 so với bất kỳ loại chiến đấu cơ tối tân nào khác trên thế giới. Tiết diện radar của F-22 chỉ bằng kích thước một viên bi nên nó gần như không thể bị phát hiện bởi các hệ thống radar. Công nghệ tàng hình vượt trội như vậy nên F-22 có thể phát hiện và khóa mục tiêu bằng radar rồi khai hỏa nhanh chóng, khiến kẻ thù không kịp biết mình đang đối mặt với cái gì. Để đảm bảo tàng hình trước radar đối phương, F-22 giấu kín tên lửa và bom vào khoang trong.

F-22 Raptor đạt chuẩn chưa từng có về khả năng sống sót ngay cả khi phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa lớn, tinh vi từ trên không lẫn dưới đất. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, F-22 còn có khả năng thực hiện một loạt nhiệm vụ gồm thu thập tin tình báo, do thám, trinh sát và tấn công điện tử.

Dù được đánh giá là chiến đấu cơ thiện chiến hàng đầu thế giới nhưng F-22 cũng có một vài điểm yếu so với đối thủ ngang tầm của nó là Su-35S của Nga. F-22 được cho là không có khả năng cơ động và linh hoạt như Su-35S. Khả năng phát hiện các mục tiêu trên không của F-22 thấp hơn so với Su-35S.

Chiến đấu cơ F-22 chính thức gia nhập vào Lực lượng Không quân Mỹ từ tháng 12/2005. Vì sức mạnh hàng đầu của F-22, chiến đấu cơ này được coi là “báu vật” trong kho vũ khí của Mỹ và nước Mỹ cấm xuất khẩu loại máy bay này.

Nguy cơ gây ra xung đột

Việc Mỹ đưa hai chiếc F-22 đến Romania và Lithuania diễn ra trong bối cảnh các nước thành viên Đông Âu của NATO đang kêu gọi liên minh này tăng cường sự hiện diện quân sự lớn hơn ở trong khu vực để đối phó với Nga.

Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đặc biệt là cuộc chiến ở miền Đông Ukraine và vụ sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, một số quốc gia trong khu vực Đông Âu tỏ ra hoài nghi và lo ngại về nước láng giềng Nga. Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Ba Lan thậm chí còn miêu tả Nga là “mối đe doạ hiện hữu nguy hiểm hơn cả tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)”.

Mỹ và NATO được cho là đã dựa vào cái cớ là mối đe doạ từ Nga để tìm cách thiết lập một sự hiện diện quân sự lớn ở Đông Âu nhằm bao vây Nga. Rất dễ nhận thấy rằng, kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra, các hoạt động quân sự của Mỹ và NATO ở khu vực đang trở nên nhộn nhịp, cấp tập hơn bao giờ hết.

Động thái đưa F-22 đến hai nước Đông Âu là cách để Mỹ làm hài lòng các thành viên NATO, thể hiện cam kết bảo vệ các đồng minh Đông Âu của họ trong khu vực và trên hết là để phát đi thông điệp cảnh báo, răn đe Nga.

Tuy nhiên, về mặt công khai, Mỹ vẫn bác bỏ việc tung F-22 là nhằm để “hù doạ” Nga. “Chúng tôi ở đây không phải để khiêu khích bất kỳ ai. Chúng tôi ở đây để hợp tác với các đồng minh”, ông Dan Barina – phi công lái F-22 đã phát biểu như vậy.

Dù vậy, sau vụ chạm trán căng thẳng giữa các máy bay chiến đấu của Nga với tàu khu trục của Mỹ ở biển Baltic hồi đầu tháng Tư, tình hình mới nếu không được kiểm soát thận trọng sẽ đẩy cả hai bên vào một cuộc xung đột không mong muốn, vì những sơ suất hay hiểu lầm không đáng có.

Hải Yến

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

'Hiệp định Geneva là thắng lợi lớn của đất nước chúng ta'

'Hiệp định Geneva là thắng lợi lớn của đất nước chúng ta'

Ba tôi - Đại tá Hà Văn Lâu thường căn dặn con cháu lúc nào mình cũng phải giữ bình tĩnh, tim phải nóng và đầu phải lạnh.
Giá heo hơi hôm nay 5/5: Giá heo hơi miền Nam có nơi tăng vọt 3.000 đồng/kg, thị trường sẽ tiếp tục phục hồi

Giá heo hơi hôm nay 5/5: Giá heo hơi miền Nam có nơi tăng vọt 3.000 đồng/kg, thị trường sẽ tiếp tục phục hồi

Giá heo hơi hôm nay 5/5 ở khu vực miền Nam tăng 1.000-3.000 đồng/kg ở nhiều nơi, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tri ân và tưởng nhớ các anh hùng đã nằm xuống tại mảnh đất Điện Biên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tri ân và tưởng nhớ các anh hùng đã nằm xuống tại mảnh đất Điện Biên

Nhiều cựu chiến binh ngoài 90 tuổi từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, đã đến Nghĩa trang liệt sĩ Đồi A1 để tưởng nhớ đồng đội ...
PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số
Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Trên trang cá nhân, Thúy Diễm thường xuyên khoe sắc vóc rạng rỡ, ngọt ngào và không kém phần gợi cảm.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố ...
Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze nhận định Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Một quan chức cấp cao của lực lượng Hamas tối 4/5 khẳng định những cuộc đàm phán với Israel không đạt được bất kỳ tiến triển nào.
Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/5.
Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bahamian nói với truyền thông rằng đội quân Kenya đầu tiên cùng lực lượng an ninh đa quốc gia ​​​​đến Haiti vào ngày 26/5.
Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm qua.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động