Các tàu chở dầu ở Vịnh Nakhodka gần trạm dầu thô Kozmino bên ngoài thành phố cảng Nakhodka, Nga. (Nguồn: Reuters) |
Hãng tin Bloomberg dẫn các nguồn tin cho rằng, thay vì "bóp nghẹt" doanh thu từ dầu mỏ của Nga bằng cách áp đặt mức giá trần gây nhiều tranh cãi, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có khả năng sẽ nới lỏng mức giới hạn.
Ngoài ra, chỉ có Nhóm bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Australia cam kết tuân thủ việc áp mức giá trần trên.
Nguồn tin này còn cho biết, Hàn Quốc đã trao đổi riêng với các quốc gia G7 về việc nước này có kế hoạch tuân thủ chính sách trên.
Các quan chức G7 cũng đang tìm cách đưa New Zealand và Na Uy cùng tham gia. Trong khi đó, Ấn Độ và Trung Quốc - các đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga - sẽ không tham gia.
Theo một kế hoạch trước đó của phía Mỹ được Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen thúc đẩy, các bên tham gia đang cân nhắc mức trần giá từ 40-60 USD/thùng. Một số quan chức muốn giữ mức trần ở quanh nửa thấp hơn nhằm đạt mục tiêu hạn chế nguồn tài chính cho Nga.
Song các quan chức hiện đang thảo luận về áp mức giới hạn ở nửa cao hơn trong phạm vi trên, thậm chí có thể nâng thêm nữa dù một số quan chức EU cho rằng, điều đó sẽ cho phép Nga tiếp tục nhận được doanh thu đáng kể từ việc bán dầu.
Bộ Tài chính Mỹ nói rằng, việc đặt giới hạn giá cao hơn có thể tăng khả năng thành công của sáng kiến trên. Phía Mỹ coi sáng kiến áp giới hạn giá trần góp phần ổn định trên thị trường, bằng cách đảm bảo rằng dầu của Nga có thể tiếp tục lưu thông trên thị trường trong khi cho phép các quốc gia đang phát triển mua hàng với mức chiết khấu.
Nhưng các quan chức tham gia xây dựng giới hạn giá lại lo lắng rằng nó có thể phản tác dụng, khiến giá dầu toàn cầu biến động mạnh hơn nữa.
Theo số liệu từ công ty theo dõi giá Argus Media, giá dầu thô Urals của Nga giao dịch quanh mức trung bình là 63 USD/thùng trong ba năm qua và 64 USD/thùng trong 5 năm.
Tính đến cuối tuần trước, giá loại dầu này đạt trung bình khoảng 74 USD/thùng trong tháng này.
Dự kiến giới hạn giá cuối cùng sẽ được công bố trước ngày 5/12, khi các lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực đối với các dịch vụ như bảo hiểm, môi giới và hỗ trợ tài chính liên quan đến việc vận chuyển dầu của Nga đến các khách hàng quốc tế.
| 'Bơ' khí đốt Nga nhưng EU vẫn mạnh tay mua LNG, Moscow lại có cớ chơi trò 'mèo vờn chuột' EU đã thành công trong việc thay thế phần lớn lượng khí đốt Nga nhập khẩu qua đường ống nhưng không thể ngừng mua LNG ... |
| Châu Âu đã và sẽ ngày càng cần đến khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ với giá thành cao, được sản xuất bằng những công ... |
| Việc châu Âu phụ thuộc vào năng lượng Nga trong nhiều thập niên có nghĩa là cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại sẽ còn ... |
| Chuyên gia: TurkStream không thể thay thế Dòng chảy phương Bắc 1 Ông Samuel Furfari, chuyên gia địa chính trị năng lượng, Giáo sư trường Đại học Tự do Brussels (ULB) nhận định, sau vụ rò rỉ ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Có gì trong gói biện pháp khẩn cấp của EU? Liên minh châu Âu (EU) cần sớm thông qua gói biện pháp khẩn cấp về năng lượng vào cuối tháng 11 nhằm giảm thiểu các ... |