Khủng hoảng năng lượng: Khí đốt Nga quá quan trọng, châu Âu chống đỡ kiểu ‘mạnh ai nấy làm’, âm thầm ‘đi cửa sau’ với Moscow

Hải An
Việc châu Âu phụ thuộc vào năng lượng Nga trong nhiều thập niên có nghĩa là cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại sẽ còn kéo dài. Cần sự hợp tác và hy sinh giữa các nước để vượt qua, đặc biệt nếu xung đột ở Ukraine vẫn leo thang.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Tàu chở LNG. (Nguồn: istock)
Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu có thể ảnh hưởng tới nhiều nước ở các lục địa khác. Trong ảnh: Tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). (Nguồn: istock)

Trong khi giá năng lượng tại châu Âu đã giảm nhẹ trong những tháng gần đây, căng thẳng vẫn tiếp tục gia tăng trên khắp lục địa vốn lâu nay phụ thuộc vào nguồn năng lượng giá rẻ của Nga.

Các cuộc biểu tình liên quan đến chi phí năng lượng cao đã diễn ra từ Bỉ đến Czech. Tình trạng thiếu nhiên liệu đã dẫn đến việc người dân phải xếp hàng dài để mua xăng tại các trạm nhiên liệu ở Pháp.

Phong trào Don’t Pay ở Anh kêu gọi công dân tham gia cuộc “đình công hóa đơn” bằng cách từ chối thanh toán hóa đơn năng lượng cho đến khi giá khí đốt và điện được giảm xuống mức “phải chăng”.

Giá năng lượng cao cũng đã thúc đẩy các cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu trên khắp lục địa.

Quay cuồng đối phó

Trong bối cảnh đó, các chính phủ châu Âu đã sử dụng đa dạng các biện pháp nhằm quản lý cuộc khủng hoảng. Sau khi Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu than của Nga, các quy định về than đã được cắt giảm ở Ba Lan, dẫn đến việc các mỏ than bất hợp pháp được khai thác ở nước này.

Áo đưa ra gói viện trợ ​​1,3 tỷ Euro nhằm giúp các công ty đang gặp khó khăn bởi chi phí năng lượng ngày càng tăng.

Vương quốc Anh đã “giới hạn giá hóa đơn năng lượng trung bình cho hộ gia đình ở mức 2.500 Bảng (2.770 USD) một năm trong hai năm kể từ tháng 10”, đồng thời công bố mức giới hạn năng lượng cho các doanh nghiệp, tổ chức từ thiện và tổ chức phi chính phủ vào tháng 9.

Khác với các nước khác, Italy đã cho thấy khả năng đáng kể trong việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng kể từ đầu năm để giảm sự phụ thuộc vào Điện Kremlin.

Dưới thời cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi (nhiệm kỳ 2008-2011), Rome bắt đầu tăng cường phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Quá trình này tiếp tục ngay cả sau khi ông thất bại trong cuộc bầu cử năm 2011 và việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này đột ngột chấm dứt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vào Ukraine tháng 2/2022.

Nhằm thoát năng lượng Nga, Rome đã ký các thỏa thuận khí đốt tự nhiên với Ai Cập và Algeria vào tháng 4, đồng thời tổ chức các cuộc đàm phán bổ sung với CH Congo và Angola về nguồn cung cấp năng lượng.

Vào tháng 6, Italy cũng đã mua thêm hai tàu LNG (khí đốt tự nhiên hóa lỏng), bổ sung vào ba nhà ga LNG mà nước này đã vận hành, nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt.

Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia đều đạt được thành công như đất nước hình chiếc ủng trong việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng.

Pháp tuyên bố sẽ giới hạn mức tăng giá điện và khí đốt cho các hộ gia đình ở mức 15% vào năm 2023. Nhưng vì hơn một nửa trong số 56 lò phản ứng hạt nhân của nước này đã ngừng hoạt động để bảo trì, Paris sẽ phải vật lộn với việc tăng chi phí năng lượng, cũng như duy trì vai trò là nhà xuất khẩu điện sang các nước châu Âu khác.

Tin liên quan
Khủng hoảng năng lượng: Trừng phạt Nga, loay hoay tìm đồng thuận, Đức ‘chơi trội’ và thế ‘khó trăm bề’ của EU Khủng hoảng năng lượng: Trừng phạt Nga, loay hoay tìm đồng thuận, Đức ‘chơi trội’ và thế ‘khó trăm bề’ của EU

Trong khi đó, Đức chọn quốc hữu hóa một số công ty năng lượng lớn, chẳng hạn như Uniper vào tháng 9. Tháng 10 này, Berlin đã đề xuất một sáng kiến ​​trợ cấp năng lượng trị giá 200 tỷ Euro.

Với kho dự trữ khí đốt dự kiến ​​đạt 95% công suất vào tháng 11, Đức có thể tự cung cấp nhu cầu nội địa trong mùa Đông này.

Nhưng nền kinh tế đầu tàu EU thiếu cơ sở hạ tầng LNG và vẫn dễ bị tổn thương nếu Nga cắt hoàn toàn khí đốt qua đường ống. Hiện tại, Đức đang ở cấp độ 2 trong kế hoạch khí đốt khẩn cấp 3 cấp của đất nước, với giai đoạn cuối cùng là sự can thiệp trực tiếp của chính phủ vào việc phân phối khí đốt.

Do Berlin đóng góp lớn nhất vào quỹ của EU, nên tính dễ bị tổn thương về kinh tế của nước này đặt ra những tác động đáng lo ngại đối với phần còn lại của khối.

Và ngoài việc thiếu hụt khí đốt, các nước Trung Âu sẽ “chịu ảnh hưởng của việc phân bổ khí đốt trong lĩnh vực công nghiệp của Đức, do sự hội nhập của họ vào chuỗi cung ứng của Berlin”.

Sự không chắc chắn như vậy đã làm giảm đầu tư trong khu vực, làm gia tăng các vấn đề kinh tế của châu lục.

Những vấn đề này nhấn mạnh nhận thức rằng, trong khi than đá của Nga tương đối dễ bị cấm ở châu Âu và dầu của Nga đang dần bị loại bỏ, khí đốt tự nhiên của Moscow vẫn quá quan trọng đối với lục địa này.

Hàng chục tàu chở LNG đã bị mắc kẹt ngoài khơi châu Âu, khi các nhà máy “chuyển hóa nhiên liệu trên biển trở lại thành khí đốt đang hoạt động ở mức tối đa”.

Trong khi đó, giá khí đốt cao đã khiến các ngành công nghiệp chủ chốt trên khắp châu Âu phụ thuộc vào nguồn năng lượng phải đóng cửa, làm dấy lên lo ngại về “phi công nghiệp hóa không kiểm soát”.

Nga-EU: Khi (Ảnh: Gazprom).
Mức độ dễ bị tổn thương dẫn đến việc một số quốc gia châu Âu phá vỡ các quy định châu lục và đàm phán khí đốt với Nga. (Ảnh minh họa - Nguồn: Gazprom).

Tìm kiếm hợp tác

Ngoài các chiến lược quốc gia, các nước châu Âu đã theo đuổi các sáng kiến ​​tập thể để đối đầu với cuộc khủng hoảng năng lượng.

Ngày 27/9, Na Uy, Đan Mạch và Ba Lan chính thức khai trương Đường ống Baltic để cung cấp khí đốt tự nhiên cho Ba Lan.

Ngày 1/10, Hy Lạp và Bulgaria bắt đầu vận hành thương mại đường ống Hy Lạp-Bulgaria (IGB), đóng vai trò là một liên doanh khác trong dự án Hành lang khí đốt phía Nam do phương Tây hậu thuẫn để đưa khí đốt tự nhiên từ Azerbaijan đến châu Âu.

Ngày 13/10, Pháp bơm khí đốt tự nhiên cho Đức lần đầu tiên, dựa trên một thỏa thuận rằng “Berlin sẽ sản xuất nhiều điện hơn để cung cấp cho Paris trong thời gian tiêu thụ cao điểm”.

Hội đồng châu Âu tuyên bố vào ngày 30/9 rằng, các quốc gia EU sẽ thực hiện "mục tiêu tự nguyện cắt giảm 10% tổng tiêu thụ điện và giảm bắt buộc 5% lượng điện tiêu thụ trong giờ cao điểm".

Ngoài ra, EU tiếp tục tranh luận về việc áp đặt giới hạn giá khí đốt của Nga. Ngày 2/9, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí thực hiện giới hạn giá đối với dầu thô và các sản phẩm dầu của Nga từ tháng 12/2022 đến tháng 2/2023.

Tuy nhiên, Đức đã chỉ trích về “đề xuất giới hạn giá đối với tất cả khí đốt nhập khẩu vào EU”, nói rằng EU thiếu thẩm quyền để làm như vậy, đồng thời bày tỏ lo ngại các nhà cung cấp sẽ bán khí đốt cho nước khác.

Na Uy, vốn là nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai của châu Âu sau Nga, cho biết sẽ không chấp nhận giới hạn khí đốt. Tất nhiên, Moscow cũng khẳng định sẽ không bán dầu hoặc khí đốt cho các quốc gia áp đặt giá trần. Như vậy, những trừng phạt liên quan tới năng lượng Nga có thể sẽ làm tăng giá mặt hàng này hơn nữa.

Các nước châu Âu cũng bị ràng buộc bởi lợi ích riêng của họ, chính điều này làm suy yếu sự hợp tác đa phương.

Ví dụ, vào tháng 9, Croatia tuyên bố cấm xuất khẩu khí đốt tự nhiên. Trong khi đó, nhiều quốc gia châu Âu đã chỉ trích kế hoạch trợ cấp 200 tỷ Euro của Đức vì lo ngại nó “có thể gây ra sự mất cân bằng kinh tế trong khối”.

Cũng trong tháng 9, Anh cáo buộc EU đẩy giá năng lượng của nước này lên cao hơn bằng cách cắt đứt hợp tác năng lượng sau Brexit. Mỹ và Na Uy cũng bị các thành viên EU “điểm danh” vì đã thu lợi từ cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.

Mức độ dễ bị tổn thương đã dẫn đến việc một số quốc gia châu Âu phá vỡ các quy định châu lục và đàm phán với Nga.

Serbia, không thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay EU, đã ký thỏa thuận khí đốt tự nhiên của riêng mình với Moscow vào tháng 5. Trong khi đó, Hungary khiến các đồng minh phương Tây nổi giận bằng cách ký thỏa thuận khí đốt với Nga vào tháng 8.

Hungary là một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên đồng ý mua khí đốt tự nhiên của Nga bằng đồng Ruble khi các lệnh trừng phạt được áp đặt đối với Moscow. Nếu cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn, các quốc gia khác có thể theo chân Budapest.

Hệ lụy tới các nước nghèo hơn

Khi cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu tiếp tục diễn ra, nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên cảnh giác.

Mặc dù các khách hàng giàu có như Hàn Quốc và Nhật Bản có thể cạnh tranh mua LNG với châu Âu, nhưng điều đó đã gây ra tình trạng thiếu hụt ở những nơi khác. Ví dụ, Bangladesh và Pakistan đã phải vật lộn để đảm bảo nhập khẩu LNG kể từ khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine.

Tình trạng mất điện ở các quốc gia này ngày càng gia tăng, khiến chính phủ phải dùng đến các giải pháp thay thế, sử dụng năng lượng nhiều carbon hơn và thúc đẩy các cuộc đàm phán mới với Nga về nhập khẩu LNG cũng như phát triển mạng lưới đường ống cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Á.

Việc châu Âu tiếp xúc với năng lượng của Nga trong nhiều thập niên có nghĩa là cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại của họ sẽ còn kéo dài trong nhiều năm. Ngay cả với những dự đoán về một mùa Đông sắp tới tương đối nhẹ nhàng, việc vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng này sẽ đòi hỏi sự hợp tác và hy sinh giữa các quốc gia trong khối, đặc biệt nếu chiến dịch quân sự ở Ukraine leo thang hơn nữa.

Trong khi sự đoàn kết của phương Tây sẽ được thử thách, các quốc gia nghèo hơn, dễ bị tổn thương về năng lượng sẽ tiếp tục trở thành nạn nhân của xung đột.

Khủng hoảng năng lượng: EU chưa 'chốt' cơ chế áp giá trần khí đốt, kêu gọi càng nhiều cuộc họp bất thường càng tốt

Khủng hoảng năng lượng: EU chưa 'chốt' cơ chế áp giá trần khí đốt, kêu gọi càng nhiều cuộc họp bất thường càng tốt

EU tiếp tục bất đồng về áp giá trần khí đốt, sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc họp bất thường nữa vào ngày 24/11 ...

Nga cấm nhập cảnh đại diện EU cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine

Nga cấm nhập cảnh đại diện EU cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine

Ngày 25/10, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này đã đưa thêm nhiều quan chức Liên minh châu Âu (EU) vào danh sách cấm ...

Giá tiêu hôm nay 26/10, xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu giảm ở hầu hết nhà cung lớn, hiệu quả từ mô hình sản xuất bền vững ở Gia Lai

Giá tiêu hôm nay 26/10, xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu giảm ở hầu hết nhà cung lớn, hiệu quả từ mô hình sản xuất bền vững ở Gia Lai

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ tại một số địa phương, giao dịch từ 56.500 – 59.000 đ/kg.

Bất động sản mới nhất: Đất nền phân lô ngoại thành Hà Nội ‘đứng hình’, điểm sáng hiếm hoi của thị trường, dừng đấu giá 52 ô đất

Bất động sản mới nhất: Đất nền phân lô ngoại thành Hà Nội ‘đứng hình’, điểm sáng hiếm hoi của thị trường, dừng đấu giá 52 ô đất

Sau sốt nóng, đất nền ngoại thành Hà Nội ế ẩm; địa ốc công nghiệp khởi sắc, xuất hiện căn hộ siêu sang giá 1 ...

Khủng hoảng năng lượng: Không có Nga, châu Âu phải thay đổi - dù muốn hay không

Khủng hoảng năng lượng: Không có Nga, châu Âu phải thay đổi - dù muốn hay không

Dự kiến, châu Âu sẽ có đủ khí đốt tự nhiên để vượt qua mùa Đông tới. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, châu lục ...

(theo Asia Times)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị ...
Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Chi tiết lịch thi lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Chi tiết lịch thi lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông báo tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm 2024.
Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Ngày 29/3 Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý I/2024. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng chủ trì cuộc họp báo.
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 đồng/kg...
Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, giá dầu Brent và WTI giảm nhẹ. Xăng trong nước được điều chỉnh tăng mạnh từ chiều 28/3, riêng xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít.
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị hiện đại, các tòa tháp ...
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3 ghi nhận đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Phiên bản di động