Các chuyến hàng LNG của Moscow sang EU đã tăng 50% trong 9 tháng đầu năm 2022. (Nguồn: Kyodo) |
Điện Kremlin lại có cớ "ra đòn"
Trong nhiều tháng, các quan chức đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng năng lượng trong mùa Đông này khi Nga - từng là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất khu vực - cắt giảm nguồn cung để "trả đũa" các lệnh trừng phạt mà châu Âu áp đặt đối với chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Giờ đây, các kho chứa khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) đã gần đầy, các tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đang xếp hàng dài tại các cảng và giá cả đang giảm. Giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn chuẩn của châu Âu đã giảm 20% kể từ thứ cuối tuần trước và hơn 70% kể từ khi đạt mức cao kỷ lục vào cuối tháng 8.
EU cũng đã xây dựng các "vùng đệm" đáng kể để chống lại bất kỳ sự cắt giảm nguồn cung nào bằng cách lấp đầy các kho dự trữ khí đốt.
Theo dữ liệu từ Gas Cơ sở hạ tầng châu Âu, các kho dự trữ gần như đã đầy 94%. Con số này cao hơn nhiều so với mục tiêu 80% mà các quốc gia trong khối đặt ra trước tháng 11.
Tomas Marzec-Manser, người đứng đầu bộ phận phân tích khí đốt tại Cơ quan Dịch vụ tình báo hàng hóa Độc lập (ICIS) nhận định, đây là một sự kiện cực kỳ đáng ngạc nhiên đối với châu Âu. Trong năm qua, các hộ gia đình và doanh nghiệp đã bị cản trở bởi sự gia tăng đáng kinh ngạc về giá của một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất.
Tuy nhiên, dù EU đã thành công trong việc thay thế phần lớn lượng khí đốt Nga nhập khẩu qua đường ống nhưng khối 27 thành viên không thể ngừng mua LNG của Moscow.
Số liệu mới nhất cho thấy, trong khi nhập khẩu khí đốt từ đường ống của Nga từ châu Âu đã giảm hơn 80% thì các chuyến hàng LNG của Moscow sang khu vực này đã tăng 50% trong 9 tháng đầu năm 2022.
Các lô hàng LNG từ Nga, bao gồm cả từ dự án Yamal LNG của Novatek ở Bắc Cực đang chứng tỏ sự thật trái ngược với thông tin tổng thể cho rằng, EU đang giảm tất cả các hình thức nhập khẩu năng lượng và các khoản thanh toán liên quan đến nước Mosocow.
Nhà nghiên cứu an ninh Kristine Berzina thuộc Quỹ Marshall Đức nhận định: “Đó chắc chắn là một mối lo ngại. Trên thực tế, các quốc gia trước đây không nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga hiện đang mua LNG".
Việc châu Âu nhập khẩu LNG từ Nga tăng 50% có thể khiến Điện Kremlin tiếp tục "ra đòn" với khu vực này.
Bằng cách ngừng cung cấp khí đốt rẻ thông qua các đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) và thay thế một phần nguồn cung bằng các lô hàng LNG, Nga có thể thu lợi từ mức giá cao bởi LNG đắt hơn khí đốt được cung cấp qua các đường ống.
Tin liên quan |
Châu Âu đang bàn về tái thiết Ukraine, nhưng ai sẽ trả tiền? |
Các chuyến hàng đến châu Âu và châu Á đã cho phép Moscow duy trì xuất khẩu LNG ở mức cao kỷ lục.
Gần 80% lượng LNG xuất khẩu của Nga đã đến châu Âu và châu Á. Nước này đã vận chuyển trung bình 2,78 triệu tấn LNG mỗi tháng vào năm 2022, tăng từ 2,62 triệu năm 2021 và 2,56 triệu vào năm 2019.
Châu Âu cũng đang cạnh tranh với những người mua hàng ở châu Á, ví dụ như Nhật Bản - quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung LNG từ Nga.
Điều này đã cho phép Điện Kremlin tham gia vào một "trò chơi mèo vờn chuột". Trong trường hợp Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 đóng cửa vĩnh viễn vì sự cố rò rỉ thì quốc gia này vẫn có "con đường" cung cấp khí đốt với giá cao.
Chỉ tính riêng trong tháng 9/2022, các nước EU đã mua gần 1 tỷ USD LNG từ Nga.
Châu Âu vẫn cần Nga
Nhu cầu về LNG ở EU có thể sẽ tăng hơn nữa vào năm 2023. Năm 2022, khối này vẫn sử dụng khí đốt từ đường ống của Nga để lấp đầy các kho dự trữ khí đốt. Tuy nhiên, năm sau, sẽ không có "bộ đệm" nào như vậy nữa.
Sự sụt gia tăng đáng kể các chuyến hàng LNG đã dẫn đến ùn tắc giao thông trên khắp các nhà ga tái định hóa của châu Âu.
Felix Booth, người đứng đầu LNG tại công ty dữ liệu Vortexa tiết lộ, có tới 35 tàu đang trôi gần hoặc đi rất chậm về phía các cảng ở Tây Bắc châu Âu và bán đảo Iberia. Vì thiếu các ga tiếp nhận LNG nên những con tàu đó có thể sẽ mất một tháng nữa để tìm "nhà" cho hàng hóa.
Nhập khẩu LNG tăng nhiều nhất ở Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Berzina cho hay, không phải tất cả các nước đều có thể sử dụng LNG thay vì khí đốt qua đường ống. Đơn cử như tại Đức - nền kinh tế "đầu tàu" châu Âu - không có nhà ga tiếp nhận LNG và hoàn toàn dựa vào việc cung cấp khí đốt qua đường ống.
Ngược lại, Tây Ban Nha lại sở hữu tới 6 thiết bị đầu cuối LNG. Việc không có hệ thống đường ống nối Tây Ban Nha với các nước châu Âu khác cũng có nghĩa là các nước như Đức không thể dễ dàng nhận LNG. Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng đường ống bổ sung nối Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha với Pháp và Đức đang được thực hiện, nhưng sẽ mất vài năm.
Thị trường LNG toàn cầu có thể sẽ thắt chặt đáng kể trong những tháng tới. Tuần trước, Trung Quốc đã thông báo, họ sẽ ngừng bán LNG cho người mua nước ngoài.
Các chuyên gia cho biết, những nỗ lực để khắc phục sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, cả qua đường ống dẫn và LNG, trong dài hạn sẽ đòi hỏi mức tiêu thụ giảm đáng kể.
Chuyên gia Raphel Hanoteaux, cố vấn chính sách cấp cao về khí đốt tại một tổ chức độc lập về biến đổi khí hậu nhận thấy: “EU có một lộ trình rõ ràng để giảm sự phụ thuộc vào Điện Kremlin. Việc thực thi Luật Khí hậu sẽ giúp EU giảm mức tiêu thụ khí đốt khoảng 35% so với năm 2019.
Các hành động bổ sung của EU được mô tả trong kế hoạch REpowerEU do Ủy ban EU công bố vào đầu năm nay có thể cho phép khối này giảm tiêu thụ khí đốt 52%. Nhưng hiện tại, châu Âu sẽ vẫn phụ thuộc ở mức vừa phải vào khí đốt Nga, đặc biệt là dưới dạng LNG".
| Châu Âu đã và sẽ ngày càng cần đến khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ với giá thành cao, được sản xuất bằng những công ... |
| Việc châu Âu phụ thuộc vào năng lượng Nga trong nhiều thập niên có nghĩa là cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại sẽ còn ... |
| Chuyên gia: TurkStream không thể thay thế Dòng chảy phương Bắc 1 Ông Samuel Furfari, chuyên gia địa chính trị năng lượng, Giáo sư trường Đại học Tự do Brussels (ULB) nhận định, sau vụ rò rỉ ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Pháp-Đức lộ lục đục, Paris cố tìm điểm chung ‘hâm nóng’ quan hệ liên minh Quan hệ Pháp-Đức cần được 'thiết lập lại' trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chưa hồi kết và cuộc khủng hoảng năng lượng còn tiến ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Không có Nga, châu Âu phải thay đổi - dù muốn hay không Dự kiến, châu Âu sẽ có đủ khí đốt tự nhiên để vượt qua mùa Đông tới. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, châu lục ... |