Myanmar và hành trình 20 năm trong ASEAN

Myanmar là quốc gia gia nhập sau trong ASEAN, 20 năm là thành viên Hiệp hội cũng là chặng đường đầy thử thách để Myanmar khẳng định tiếng nói của mình. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
myanmar va hanh trinh 20 nam trong asean Sôi động “Ngày Gia đình ASEAN” tại New York
myanmar va hanh trinh 20 nam trong asean Tiếng hát ASEAN+3: 10 giọng ca vào vòng Chung kết

Nhân dịp kỷ niệm dấu mốc 20 năm,  ông Kavi Chongkittavorn, chuyên gia tại Học viện an ninh và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Chulalongkorn,Thái Lan đã có cuộc phỏng vấn với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Myanmar U Kyaw Tin về một loạt các vấn đề liên quan đến vai trò của Myanmar trong ASEAN, cũng như các vấn đề lớn trong Hiệp hội.

myanmar va hanh trinh 20 nam trong asean
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Myanmar U Kyaw Tin  trả lời phỏng vấn. (Nguồn: Myanmar Times)

Đánh giá của ông về hành trình 20 năm gắn kết của Myanmar với ASEAN?

Nhìn lại quá khứ, Myanmar đã quyết định không gia nhập ASEAN ngay từ đầu. Việc đưa Myanmar trở thành thành viên của ASEAN là một trong những mục tiêu căn bản của Hiệp hội. Chống lại áp lực từ phương Tây, ASEAN đã kết nạp Myanmar vào ngày 27/7/1997, trùng với khoảng thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực.

Trong thập kỷ đầu tiên với tư cách là thành viên của Hiệp hội, Myanmar đã thực sự rất khó khăn. Năm 2008, sau cơn bão Nargis, ASEAN đã cứu trợ nhân đạo cho Myanmar. Myanmar đã được cộng đồng quốc tế đón nhận bởi một số người cho rằng sự chào đón viện trợ nhân đạo chính là biểu hiện cho sự thay đổi ở Myanmar.

Sau những thay đổi chính trị năm 2012, Myanmar một lần nữa lấy được lòng tin của ASEAN và cộng đồng quốc tế, điều này dẫn tới việc Myanmar được trao trọng trách đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN (năm 2014). Mối quan hệ giữa Myanmar và ASEAN đang ngày càng phát triển, Hiệp hội mong đợi một Myanmar với vai trò ngày càng quan trọng hơn.

Năm 2017 đánh dấu kỷ niệm 50 năm ASEAN, theo ông, những thay đổi nào là cần thiết để đưa ASEAN tiến bước trong 50 năm tới?

Tôi nghĩ rằng có những thứ chúng ta cần phải duy trì, đó là các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ, xây dựng cơ chế đồng thuận, tham vấn và giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Để ASEAN trở thành một tổ chức thành công hơn, chúng ta cũng cần duy trì sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN khi mở rộng đối thoại với các nước khác.

Song tôi nghĩ cũng có những điều chúng ta cần phải thay đổi. Để Hiệp hội hoạt động hiệu quả hơn, chúng ta cần tập trung nhiều hơn vào các mối quan hệ hợp tác trong nội khối, kêu gọi sự tham gia nhiều hơn của người dân và tăng cường tương tác với các xã hội dân sự.

Hơn nữa, tôi nhận thấy cơ chế họp cồng kềnh của ASEAN là không cần thiết. Chúng ta cần tinh giản các quy trình làm việc để đảm bảo tính thuận tiện, nhanh gọn và hiệu quả.

myanmar va hanh trinh 20 nam trong asean
Nguyên tắc đồng thuận đã chứng minh được tính hiệu quả trong ASEAN suốt 50 năm qua. (Nguồn: Shutter Stock)

Nhiều người đang đặt câu hỏi trước nguyên tắc đồng thuận trong việc đưa ra quyết định của ASEAN. Ông nghĩ gì về nguyên tắc này, liệu ASEAN có nên tiếp tục áp dụng nguyên tắc này hay không?

Tôi không nghĩ rằng ASEAN cần thay đổi hoặc cải tiến phương thức các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra quyết định dựa trên nguyên tắc đồng thuận và tham vấn. Nguyên tắc này đã được áp dụng trong suốt 50 năm qua và đã chứng minh được tính hiệu quả. Ngay cả khi gặp phải những vấn đề phức tạp, ASEAN cũng tìm ra cách để đạt được sự đồng thuận. Vừa qua, chúng ta đã tìm được sự đồng thuận để gửi một thông điệp mạnh mẽ tới vấn đề Triều Tiên và Biển Đông.

Nói đến vấn đề Triều Tiên, ông có nghĩ ASEAN có thể tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng tên lửa Triều Tiên hay không?

ASEAN phần nào đó đã cung cấp một khuôn khổ nơi tất cả các bên, bao gồm cả Triều Tiên có thể cùng ngồi lại với nhau. Trong một tuyên bố chung gần đây của ASEAN, Hiệp hội đã đề cập đến việc ASEAN sẵn sàng cho bất kỳ biện pháp nào để giải quyết vấn đề này nếu các bên liên quan chấp nhận ASEAN làm trung gian hòa giải.

Ông nhìn nhận như thế nào về tương lai của ASEAN khi Hiệp hội đang có quan hệ đối tác với hai cường quốc là Trung Quốc và Mỹ?

ASEAN có thể là một cầu nối kết nối hai cường quốc đang cạnh tranh gay gắt này. ASEAN nên cố gắng tác động để mối quan hệ Trung – Mỹ trở nên thân thiện hơn. Điều này cũng sẽ có lợi cho khu vực của chúng ta.

Ông đánh giá như thế nào về việc Myanmar thực hiện các kế hoạch của Cộng đồng ASEAN?

Chúng ta phải công nhận rằng đã có những bước tiến bộ trong việc thực hiện các kế hoạch chi tiết của ba trụ cột Cộng đồng ASEAN, bao gồm Cộng đồng Chính trị - an ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – xã hội.

Tôi cho rằng những vấn đề còn lại chưa được hoàn thành chính là những thách thức lớn nhất. Khi chúng ta nói về Tầm nhìn ASEAN 2025, tất cả các nước sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra và Myanmar không ngoại lệ. Việc có vượt qua được những khó khăn này hay không sẽ phụ thuộc vào nỗ lực của Myanmar trong công cuộc hòa giải dân tộc và xây dựng tiến trình hòa bình. Vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng năng lực bằng cách thúc đẩy phát triển và giáo dục con người.

Mặc lần đầu tiên đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2014, tôi nghĩ rằng Myanmar đã hoàn thành tốt cả về mặt hình thức và thực chất. Kể từ khi chúng ta có một chính phủ dân chủ, chúng ta càng nhìn thấy một tiềm năng lớn hơn trong việc đóng vai trò tích cực hơn trong ASEAN. Trước mắt, Myanmar cần nâng cao năng lực và có các viện nghiên cứu về ASEAN, để có thể đóng một vai trò lớn hơn và tích cực hơn trong Hiệp hội.

Xin cảm ơn ông!

myanmar va hanh trinh 20 nam trong asean Thanat Khoman - nhà ngoại giao ASEAN kỳ cựu

“Người Thái Lan sẽ không từ bỏ trách nhiệm và để người khác quyết định vận mệnh của chúng tôi”.

myanmar va hanh trinh 20 nam trong asean Chào mừng 50 năm thành lập ASEAN tại Qatar

Ngày 8/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar cùng Đại sứ quán các nước  tổ chức trọng thể Lễ thượng cờ ASEAN tại Doha. 

myanmar va hanh trinh 20 nam trong asean Ngày hội ASEAN tại Nigeria

Ngày 8/8/2017, tại Trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Nigeria (ĐSQ), Ủy ban ASEAN tại Abuja (ACA) bao gồm Đại sứ quán các ...

Nguyễn Nhiên (theo Myanmar Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 10/10/2024: Kim Ngưu có cơ may tài lộc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 10/10/2024: Kim Ngưu có cơ may tài lộc

Tử vi hôm nay 10/10/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 10/10/2024: Tuổi Tỵ làm việc chăm chỉ

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 10/10/2024: Tuổi Tỵ làm việc chăm chỉ

Xem tử vi 10/10 - tử vi 12 con giáp hôm nay 10/10/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 10/10/2024, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 10 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 10/10/2024, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 10 năm 2024

Lịch âm 10/10. Lịch âm 10/10/2024? Âm lịch hôm nay 10/10. Lịch vạn niên 10/10/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Giá tiêu hôm nay 10/10/2024: Thị trường đi xuống, top 5 công ty xuất khẩu nhiều nhất, nhu cầu từ Trung Quốc chưa phục hồi

Giá tiêu hôm nay 10/10/2024: Thị trường đi xuống, top 5 công ty xuất khẩu nhiều nhất, nhu cầu từ Trung Quốc chưa phục hồi

Giá tiêu hôm nay 10/10/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 146.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 10/10/2024: Giá vàng thế giới đón 'cơn gió ngược' ngắn hạn, cơ hội của nhà đầu tư đã tới!

Giá vàng hôm nay 10/10/2024: Giá vàng thế giới đón 'cơn gió ngược' ngắn hạn, cơ hội của nhà đầu tư đã tới!

Giá vàng hôm nay 10/10/2024 duy trì đà giảm trên thị trường thế giới khi đồng USD tăng sức mạnh.
Bosnia và Herzegovina khẩn trương khắc phục thiệt hại sau bão quét

Bosnia và Herzegovina khẩn trương khắc phục thiệt hại sau bão quét

Đội cứu hộ Bosnia và Herzegovina đã tìm kiếm thêm được các nạn nhân thiệt mạng trong trận lũ lụt và sạt lở nghiêm trọng xảy ra vào 3 ngày ...
Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Ukraine sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng nhưng vẫn đang nỗ lực thuyết phục phương Tây đồng ý cho sử dụng để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Iran và Israel đang bước vào một cuộc xung đột trực diện ngày càng rõ ràng. Iran rõ ràng lo lắng trước thái độ 'tất tay' của Israel.
'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

Tổng thống Joe Biden đang có những nỗ lực phút chót để hỗ trợ Ukraine trước khi rời Nhà Trắng.
Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số khoảnh khắc nổi bật nhất về Trung Đông trong một năm qua, từ cuộc tấn công 7/10 của Hamas vào Israel.
Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đánh giá về kết cục của cuộc xung đột tại Ukraine và tác động tới Georgia.
Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Nếu Seoul muốn trở thành một thế lực lớn hơn trong khu vực, họ phải mở rộng trọng tâm ra ngoài thương mại và đóng vai trò tích cực hơn trong an ninh Biển Đông.
Phiên bản di động