Năm APEC Việt Nam 2006: Những điều để nhớ

Dù 10 năm đã trôi qua nhưng với nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Trưởng Ban Thư ký APEC 2006 Lê Công Phụng, những kỷ niệm về Năm APEC Việt Nam vẫn khắc sâu trong trí nhớ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nam apec viet nam 2006 nhung dieu de nho Hội nghị ISOM khởi động Năm APEC Việt Nam 2017
nam apec viet nam 2006 nhung dieu de nho Việt Nam dự Tuần lễ cấp cao APEC Peru với một "vị thế đặc biệt"

Đội ngũ làm việc hết mình

“Tôi nhớ nhất đội ngũ làm việc của Ban Thư ký APEC 2006”, nguyên Thứ trưởng Lê Công Phụng mở đầu câu chuyện về những kỷ niệm sâu sắc đối với ông về APEC năm ấy.

nam apec viet nam 2006 nhung dieu de nho
Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Trưởng Ban Thư ký APEC 2006 Lê Công Phụng.

Ông cho biết công việc tổ chức hội nghị quốc tế không phải mới vì thực tế Việt Nam đã tổ chức nhiều sự kiện lớn như Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 7 (năm 1997), Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5, năm 2004)… Tuy nhiên, APEC 2006 là sự kiện có quy mô lớn chưa từng có và kéo dài trong suốt một năm. Đối với lực lượng chủ công chuẩn bị cho sự kiện này cả về nội dung và cách thức tổ chức đều rất mới. Do đó, Ban Thư ký phải nỗ lực hết mình, vừa làm vừa học. Ngay cả chính ông - Trưởng Ban, “những gì chưa biết phải học hỏi thêm”. “Cũng có lúc anh em làm chưa đúng nhưng tất cả họ đều thấy mình có trách nhiệm lớn đối với sự kiện trọng đại do nước nhà đăng cai tổ chức. Ai cũng làm việc không mệt mỏi, không quản ngày đêm”, ông Lê Công Phụng nhớ lại. Ông tiết lộ hầu hết những người làm chủ chốt trong dịp Hội nghị Cấp cao  APEC 14 đều sụt đi 2-3kg.

Giọng chậm rãi, ông kể, sau khi Hội nghị Cấp cao APEC 2006 kết thúc, “với tư cách là Trưởng Ban Thư ký, tôi nói với anh em: Chúng ta đã thành công”.  Ông cho rằng thắng lợi này một phần là nhờ sự đoàn kết, nhất trí, tinh thần trách nhiệm vượt qua khó khăn của đội ngũ làm việc trong Ban Thư ký. “Thành công của Năm APEC Việt Nam 2006 là tổng hòa của nhiều lý do, trong đó có đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương cũng như nỗ lực và tâm huyết của những người tham gia tổ chức”, ông Lê Công Phụng khẳng định.

Người dân ủng hộ

Khẽ mỉm cười, ông Lê Công Phụng nói: “dân mình vốn dĩ không tôn trọng luật lệ giao thông lắm. Nhưng trong thời gian diễn ra các hội nghị APEC 2006, người dân đã rất nghiêm túc”.

Ông nhớ hình ảnh hàng chục ô tô chở các đoàn tham dự các hội nghị nối nhau chạy thành hàng dài trên đường nhưng người dân không ai nóng vội, họ dừng xe và kiên nhẫn chờ đợi đoàn đi qua. Không ai muốn gây phiền hà hay bất kỳ điều gì  ảnh hưởng đến hoạt động của các đoàn. Trong khi đó, vào dịp khác trước đây, có ô tô của người dân chạy chèn vào làn xe của đoàn công tác. “Chắc hẳn bà con đều ý thức rằng đây là lần đầu tiên đất nước tổ chức một hội nghị trọng đại như thế này. Và công tác tuyên truyền, giáo dục của chúng ta cũng tốt”, ông Lê Công Phụng nói.

Chuyện chụp ảnh lưu niệm

Theo truyền thống APEC, các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên sẽ chụp ảnh trong trang phục đặc trưng do Chủ nhà chuẩn bị. Vì Việt Nam đăng cai tổ chức nên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đứng giữa, còn các nhà lãnh đạo APEC khác đứng theo bảng chữ cái tiếng Anh, nghĩa là Mỹ sau Thái Lan.

nam apec viet nam 2006 nhung dieu de nho
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao,Trưởng Ban Thư ký APEC 2006 Lê Công Phụng cùng các đại biểu tham dự Hội nghị quan chức cao cấp APEC kỳ tổng kết (CSOM), ngày 13/11/2006 tại Hà Nội. (Ảnh: Quang Hòa)

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ George W. Bush không muốn đứng gần Thủ tướng Thái Lan khi đó vì Mỹ không chấp nhận chính phủ quân sự của Thái Lan, dù hai nước này là đồng minh. Ông Bush cũng không muốn công chúng hiểu nhầm Chính phủ Mỹ có quan hệ với chính quyền quân sự Thái Lan.

Mặc dù có thể giải thích với dư luận là vị trí đứng chụp ảnh được sắp xếp thông lệ APEC nhưng phía Mỹ vẫn nhất quyết muốn đổi chỗ. Sau nhiều lần trao đổi giữa Việt Nam và Mỹ, giải pháp được đưa ra là Tổng thống Bush sẽ đứng ở hàng sau, gần Tổng thống Nga V. Putin. Theo ông Phụng, “dù đây là chi tiết nhỏ, nhưng chúng ta phải tìm ra cách xử lý khéo léo mà các bên đều cảm thấy chấp nhận được”.

Ấn tượng của ông Bush

Khi Tổng thống thứ 43 của Mỹ sang thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị Cấp cao APEC 2006, Mỹ rất lo ngại về vấn đề an ninh. Mỹ đưa ra nhiều yêu cầu để bảo vệ ông Bush: chặt cây quanh khu vực khách sạn nơi ông Bush ở để tiện cho nhân viên an ninh của họ quan sát; cho máy bay trực thăng theo đoàn xe của Tổng thống…

Thế nhưng, Nguyên thủ của nước cựu thù đã cho dừng ô tô, hạ cửa kính và vẫy tay chào người dân bên đường, hòa vào dòng người thăm nhà thờ Cửa Bắc (Hà Nội)… Nguyên Trưởng Ban Thư ký Lê Công Phụng cho rằng: “Điều này chứng tỏ ông Bush cảm thấy an ninh ở Việt Nam quá tốt và đã trút bỏ hết những lo lắng trước đó”.

Hơn 30 năm trước, trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 2/1973 sau khi Hiệp định Paris được ký kết, thấy người dân Việt Nam đứng bên đường đông quá, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã hỏi Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch: “Có phải nhân dân đón tôi không?” Bộ trưởng trả lời: “Không phải đâu. Họ xem ông đấy. Họ xem ông thế nào”. “Tôi nhắc lại chuyện này để thấy rằng, thái độ của người dân Việt Nam với quan chức Mỹ đã khác. Họ không “xem” mà chào đón ông Bush bằng tình cảm nồng hậu. Bởi, thời điểm đó, không khí quan hệ Việt - Mỹ đang rất thuận”, ông Phụng nói. Dù là Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, ở đâu, ông Bush cũng được lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đón tiếp long trọng. Hàng nghìn người dân đứng hai bên đường chào đón Tổng thống Mỹ với cờ hoa và những nụ cười.

Bản thân Tổng thống Bush đã bày tỏ ấn tượng ở Việt Nam, ai cũng vui vẻ hoan nghênh ông. “Việt Nam đã cho thấy hình ảnh một dân tộc cởi mở, hữu nghị, chân thành và mong muốn thúc đẩy hội nhập với thế giới”, ông Phụng nhấn mạnh.

Đau đầu chuẩn bị nội dung

Theo nguyên Trưởng Ban Thư ký APEC 2006, việc chuẩn bị nội dung, nhất là Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao là “rất khó và đau đầu”. Chủ nhà Việt Nam đã tạo điều kiện thoải mái về mặt thời gian để các nền kinh tế thành viên bàn thảo, góp ý, chỉnh sửa nội dung. Nếu đến ngày cần đưa ra quyết định cuối cùng mà vẫn có ý kiến khác nhau về một nội dung nào đó, Chủ nhà sẽ quyết theo đa số. Sau nhiều lần các thành viên APEC cùng trao đổi từng chi tiết, Tuyên bố Hà Nội, Tuyên bố riêng về Vòng đàm phán Doha... đã được thống nhất ở cấp Bộ trưởng. Tưởng có thể thở phào, nhưng một sự việc không mong đợi đã xảy ra đòi hỏi Ban Thư ký phải tìm cách xử lý khôn khéo.

Buổi tối ngày Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sang Việt Nam, phía Trung Quốc đã gặp Ban Thư ký và có ý kiến muốn chỉnh sửa một chút về nội dung. Ông Lê Công Phụng nhớ khi ấy, Ban Thư ký trả lời phía Trung Quốc rằng: các đồng chí hãy vận động 19 đoàn khác vì các đoàn đều đã nhất trí về nội dung. Vì thời gian quá gấp gáp, Việt Nam không thể thực hiện được việc này. Nếu các thành viên đồng ý thay đổi, Việt Nam sẽ thay đổi. Cuối cùng, Trung Quốc đã chấp nhận văn bản này để trình các nhà lãnh đạo cấp cao thông qua.

Khéo léo xử lý các quan hệ

Ông Lê Công Phụng cho biết việc xử lý quan hệ giữa các thành viên APEC, đặc biệt giữa các nền kinh tế lớn, là rất khó. Ví dụ, có nước đề xuất tổ chức hội nghị Ngoại trưởng APEC nhưng nước khác lại không đồng ý. Nếu hội nghị này được tổ chức, nó sẽ tạo ra sự phân biệt với các nền kinh tế thuộc APEC không có Ngoại trưởng. Việt Nam đã kiên trì đấu tranh và thuyết phục nhiều lần để không tổ chức hội nghị này. “Điều phối ý tưởng, mâu thuẫn của mỗi bên với tư cách là nước Chủ nhà rất khó. Cơ bản là chúng ta phải có đường lối đúng, có cách thức xử lý vấn đề đúng và được các nước ủng hộ, mọi việc sẽ suôn sẻ thôi”, ông Lê Công Phụng nói.

nam apec viet nam 2006 nhung dieu de nho Chủ tịch nước dự Phiên họp toàn thể thứ hai Hội nghị Cấp cao APEC 24

Tiếp tục các hoạt động tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 24 tại Lima, Peru, chiều 20/11 (tức sáng sớm 21/11 giờ Việt ...

nam apec viet nam 2006 nhung dieu de nho Mong các doanh nghiệp tiếp tục đồng hành trong năm APEC Việt Nam

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã cùng Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng Hàn Quốc, và Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman đồng chủ ...

nam apec viet nam 2006 nhung dieu de nho Phối hợp với các nước vì thành công của Năm APEC Việt Nam 2017

Ngày 19/11, tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các Lãnh đạo APEC, trong ...

Ngọc Mai

Bài viết cùng chủ đề

Xuân Đinh Dậu 2017

Đọc thêm

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Lối nghĩ nam giới không phù hợp để trở thành giáo viên mầm non cần được xóa bỏ, nhằm xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ ...
Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tiền Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 5/5/2024.
Doanh nghiệp Ukraine thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới; dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 3% năm 2024

Doanh nghiệp Ukraine thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới; dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 3% năm 2024

Ngày 3/5, Ngân hàng Trung ương Ukraine đã đưa ra các biện pháp tự do hóa tiền tệ mạnh mẽ nhằm nới lỏng những hạn chế đối với các doanh ...
Lịch nghỉ hè của học sinh cả nước

Lịch nghỉ hè của học sinh cả nước

Dưới đây là cập nhật lịch nghỉ hè năm 2024 của học sinh cả nước.
Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Một phái đoàn của Hamas sẽ đến thủ đô Cairo của Ai Cập vào ngày 4/5 để tham gia đàm phán về một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động