Nắm bắt 'điểm nóng', Mỹ tìm hướng đi mới trong quan hệ với ASEAN

Phương Hà
Trong một bài viết gần đây trên tờ Bangkok Post, nhà báo, nhà bình luận quốc tế Thái Lan Kavi Chongkittavorn đã đưa ra những nhìn nhận về những hướng tiếp cận của Chính quyền Tổng thống Biden với ASEAN, trong đó nổi bật có vấn đề vaccine Covid-19, hợp tác Mekong, khủng hoảng Myanmar.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hướng đi mới của Mỹ trong chính sách với Đông Nam Á
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tận dụng Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao trực tuyến ASEAN-Mỹ vào tuần trước để củng cố vị thế của Washington ở Đông Nam Á. (Ảnh: Tuấn Anh)

Chính sách giành lấy "trái tim"

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tận dụng Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao trực tuyến ASEAN-Mỹ vào tuần trước để củng cố vị thế của Washington ở Đông Nam Á.

Tại Hội nghị, ông Antony Blinken đã đề cập đến các vấn đề Trung Quốc, tranh chấp trên Biển Đông, tình hình ở Myanmar và đại dịch Covid-19. Cụm từ "Mekong tự do và rộng mở" lần đầu tiên được Mỹ nhắc tới trong lập trường liên quan tới khu vực Mekong.

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Mỹ đã hối thúc ASEAN thực hiện đồng thuận 5 điểm về cuộc khủng hoảng hiện tại ở Myanmar.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao trực tuyến ASEAN-Mỹ là dịp để ông Blinken “ra mắt” các Bộ trưởng Ngoại giao của ASEAN. Trước đó, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Mỹ được lên lịch vào cuối tháng 5 nhưng đã bị hoãn lại do trục trặc về mặt kỹ thuật.

Hội nghị lần này không có thông cáo chung, điều này cũng tránh được một sự công nhận chính thức đối với ông Wunna Maung Lwin, Ngoại trưởng của Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar. Mặc dù vậy, dự kiến sẽ có một thông cáo chung sau cuộc gặp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Mỹ vào đầu tháng 8, trong đó nhấn mạnh những vấn đề quan trọng.

Mỹ cũng đang tạo lực đẩy trong quan hệ với Đông Nam Á thông qua chính sách ngoại giao vaccine. Sau tuyên bố ngày 10/6 về "hành động lịch sử" của Tổng thống Joe Biden, theo đó Mỹ có kế hoạch tặng 500 triệu liều vaccine cho 93 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, rõ ràng Washington sẽ sử dụng vaccine như một công cụ ngoại giao mới để thực thi chính sách đối ngoại, giành lấy “trái tim” của một nửa số thành viên Liên hợp quốc.

Nỗ lực "ngoại giao vaccine"

Tại hội nghị lần này với các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, ông Blinken nhấn mạnh rằng Washington sẽ dẫn đầu các nỗ lực toàn cầu để chống lại đại dịch Covid-19. Tính đến tuần trước, Mỹ đã tài trợ 2 tỷ USD trong số 4 tỷ USD đã cam kết cho Covax - chương trình do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quản lý để cung cấp vaccine cho các nước đang phát triển.

Ông Blinken cũng nêu chi tiết về chiến lược vaccine của Mỹ nhằm cung cấp 80 triệu liều trên toàn cầu vào cuối tháng 6. Trong số 25 triệu liều vaccine đầu tiên, 7 triệu liều là dành cho châu Á, bao gồm cả các thành viên ASEAN.

Theo Bộ Y tế Thái Lan, nước này sẽ nhận 1,5 triệu liều vaccine Pfizer từ Mỹ vào cuối tháng này trong khuôn khổ kế hoạch nêu trên, dù cho Thái Lan không thuộc phạm vi hỗ trợ từ Covax. Các nước ASEAN khác cũng đã nhận được số lượng vaccine từ Mỹ như cam kết. Bên cạnh đó, Washington cũng dành 96 triệu USD cho ASEAN tăng cường năng lực chống dịch Covid-19.

Tin liên quan
Các nước ASEAN và Mỹ trao đổi về vấn đề Biển Đông và tình hình Myanmar Các nước ASEAN và Mỹ trao đổi về vấn đề Biển Đông và tình hình Myanmar

Khi dịch Covid-19 ngày càng nghiêm trọng, ngoại giao vaccine trở thành một trong những công cụ ngoại giao hiệu quả nhất của Mỹ.

Kurt Campbell, Điều phối viên Nhà Trắng về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhấn mạnh rằng Đông Nam Á là “trái tim” của châu Á và có thể quyết định sự thành bại trong đường lối ngoại giao của Mỹ ở khu vực. Do đó, ông đã nói gần đây tại một sự kiện do Hiệp hội Châu Á tổ chức rằng, Mỹ cần chú ý và có những hành động cụ thể trong quan hệ với khu vực, nhất là thông qua ngoại giao vaccine.

Liên quan đến việc phân phối vaccine, Mỹ đang dần bắt kịp Trung Quốc. Theo một cuộc đánh giá mới do Kyodo tổng hợp, Trung Quốc đã cung cấp hoặc có kế hoạch cung cấp 120 triệu liều vaccine Covid-19 cho các thành viên ASEAN, gấp khoảng 4,8 lần số lượng mà Mỹ và các nước châu Âu phân bổ cho khu vực thông qua cơ chế của Covax.

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) sắp tới, các đối tác đối thoại của ASEAN ​​sẽ tái khẳng định cam kết cung cấp vaccine Covid-19 cho khu vực trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực đối mặt với sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 mới, chủ yếu do biến thể Delta gây ra.

Riêng ASEAN cũng đã chuyển 10 triệu USD tới Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) để mua vaccine theo chương trình Covax cho các thành viên ASEAN có nhu cầu. Số tiền này đến từ Quỹ Ứng phó ASEAN trước Covid-19, một sáng kiến ​​của Thái Lan và được thành lập vào năm 2020. Ngoài đóng góp của các thành viên ASEAN, các đối tác đối thoại chính của ASEAN cũng đóng góp cho Quỹ.

Nhấn mạnh hợp tác Mekong và vấn đề Myanmar

Về tình hình ở Myanmar, Ngoại trưởng Blinken nhắc lại sự ủng hộ của Mỹ đối với đồng thuận 5 điểm của ASEAN về Myanmar và cho rằng đây là một bước tiến quan trọng. Ông cũng kêu gọi ASEAN đoàn kết hành động. Sau một thời gian dài trì hoãn, ASEAN sẽ sớm bổ nhiệm một đặc phái viên tới Myanmar. Một quan chức cấp cao của ASEAN nhận xét rằng, Mỹ vẫn đang chờ đợi và âm thầm đánh giá nỗ lực của ASEAN trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Myanmar.

Ngoài các vấn đề chính trên, ông Blinken cũng đề xuất hợp tác chặt chẽ hơn trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, giao thông, trao quyền cho phụ nữ, môi trường và biến đổi khí hậu.

Đáp lại, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai hoan nghênh vai trò của Mỹ trong khu vực và nhấn mạnh rằng ASEAN có thể đóng vai trò là trung tâm nơi các bên có thể kết nối lại và thúc đẩy hợp tác cùng có lợi. Ông cũng hoan nghênh sáng kiến “Xây dựng lại Thế giới Tốt đẹp hơn” - “Build Back Better World” và các chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu của Mỹ, đồng thời đề xuất rằng mô hình nền kinh tế Xanh có thể là một lĩnh vực có thể hợp tác giữa ASEAN và Mỹ.

Đặc biệt, Ngoại trưởng Blinken đã đề cập đến hợp tác tiểu vùng Mekong trong khuôn khổ Đối tác ASEAN-Mỹ với quan điểm "Mekong tự do và rộng mở". Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Mỹ đề cập tới hợp tác vùng sông Mekong như với hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Chật vật ngoại giao thể thao, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in 'tìm lời giải' cho quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc

Chật vật ngoại giao thể thao, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in 'tìm lời giải' cho quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc

Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang nỗ lực cải thiện các mối quan hệ đối ngoại với Nhật Bản và Trung ...

ASEAN-Nhật Bản:  Nhìn lại chặng đường đã qua và hướng tới 50 năm Quan hệ đối tác

ASEAN-Nhật Bản: Nhìn lại chặng đường đã qua và hướng tới 50 năm Quan hệ đối tác

Ngày 21/7, trong vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản, Bộ Ngoại giao đã chủ trì tổ chức Tọa đàm bàn tròn cấp cao ...

(theo Bangkok Post)

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao vaccine

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động