Nam Cực - ‘Lục địa trắng’ đang bị tổn thương

HOÀNG TRUNG HIẾU
Nam Cực - “Lục địa trắng”, nơi mà vài thập kỷ trước con người vẫn đặt niềm tin là có thể chống lại sự tấn công của khí thải nhà kính, của biến đối khí hậu, giờ đây đang trở nên rất dễ bị tổn thương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Băng ở Nam Cực. (Nguồn: CNN)
Băng ở Nam Cực. (Nguồn: CNN)

Theo ghi nhận từ số liệu vệ tinh của Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia Mỹ (NSIDC) hôm 13/2, diện tích băng ở Nam Cực đã giảm xuống chỉ còn 1,91 triệu km2 - mức nhỏ nhất từng được ghi nhận kể từ năm 1979.

Sự thu hẹp này được cho là ở mức kỷ lục - thấp nhất mọi thời đại, và đang tồi tệ hơn từng ngày nguyên do là nhiệt độ Trái đất ngày càng ấm hơn, làm các thềm băng dày bám trên mặt đất của Nam Cực bị lộ ra trước sóng biển.

Mức thấp trước đó đã được ghi nhận vào tháng 2/2022, khi diện tích băng nổi trên Nam Cực lần đầu tiên giảm xuống dưới 2 triệu km2.

NSIDC cho biết trong một tuyên bố: “Do chỉ còn vài tuần nữa là vào mùa băng tan, diện tích băng trên biển dự kiến tiếp tục giảm”.

Không còn “miễn nhiễm” với biến đổi khí hậu

Massonnet, một nhà khoa học khí hậu tại Đại học Catholique de Louvain ở Bỉ, cảnh báo: “Chúng ta có thể đang chuyển sang một chế độ mà băng ở Nam Cực không còn 'miễn nhiễm' với biến đổi khí hậu”.

Băng tan là hiện tượng những khối băng lớn tách rời nhau thành những mảng nhỏ trôi nổi, rồi sụt lún xuống bề mặt đại dương. Quá trình này khiến diện tích băng trên thế giới ngày càng mất ổn định và mực nước biển có khả năng dâng cao.

Nguyên nhân gây băng tan chủ yếu là do các hoạt động của con người. Các hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường, các hoạt động giao thông, chặt phá rừng bừa bãi đều góp phần gây biến đổi khí hậu trên toàn cầu, gây tích tụ quá nhiều khí nhà kính, chủ yếu là khí cacbonic (CO2) và khí metan. Các khí này khi bị thải ra ngoài khí quyển sẽ ngăn bức xạ Mặt trời phản xạ ra ngoài làm cho nhiệt độ Trái đất tăng lên.

Các nhà nghiên cứu cho biết: nếu các dải băng bao quanh các thềm băng khổng lồ của Nam Cực mà tan chảy thì có khả năng làm cho mực nước biển dâng cao đến mức thảm họa trong nhiều thế kỷ tới, nếu chúng tiếp tục tan chảy khi nhiệt độ toàn cầu vẫn dần dần tăng lên.

NSIDC cho biết: “Phần lớn ở Nam Cực, những nơi có nước thì hiện không có băng, do đó làm các thềm băng lộ ra trước tác động của sóng biển trong khi nhiệt độ ngày càng trở nên ấm hơn”.

Diện tích băng ở Nam Cực trải qua những thay đổi đáng kể hàng năm theo chu kỳ: băng tan trong mùa Hè và đóng băng vào mùa Đông. Lục địa này đã không có hiện tượng băng tan nhanh trong suốt bốn thập kỷ qua.

Tuy vậy, tốc độ băng tan cao bắt đầu từ năm 2016 dấy lên lo ngại rằng hiện tượng này đang trở thành xu hướng, vấn đề nan giải, góp phần đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.

Khi những vùng băng biển màu trắng - màu phản xạ lại tới 90% năng lượng của Mặt trời trở lại không gian - bị thay thế bằng vùng nước biển màu tối (do không có băng), thì nước sẽ hấp thụ nhiều nhiệt lượng từ nắng Mặt trời. Khi nước biển ấm lên, và nhiệt độ khí quyển tiếp tục tăng lên, thì băng lại tiếp tục tan, và điều này cứ lặp đi lặp lại.

Cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của châu Âu cũng đưa ra cảnh báo về diện tích băng thấp kỷ lục hồi tháng Một.

Trên phạm vi toàn cầu, năm 2022 là năm nóng thứ sáu được ghi nhận, bất chấp ảnh hưởng làm mát của hình thái thời tiết tự nhiên La Nina.

Bắc Cực không là ngoại lệ

Sự nóng lên toàn cầu cũng gây ra mối nguy cơ cho các dải băng ở vùng Greenland và ở Bắc Cực.

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu châu Âu cho biết lượng băng tan ở Greenland đã tăng 21% trong bốn thập niên qua. Đáng chú ý hơn, các hình ảnh vệ tinh do Cơ quan vũ trụ châu Âu cung cấp cho thấy vùng băng này đã mất tới 3.500 tỷ tấn băng kể từ năm 2011, tạo ra lượng nước đủ làm cho mức nước tại các đại dương dâng cao và tăng nguy cơ xảy ra lũ lụt tại các vùng dân cư ven biển. Các nhà nghiên cứu xác nhận hơn 30% lượng băng mất đi trong thập kỷ qua chỉ xảy ra trong hai mùa Hè năm 2012 và năm 2019, là những năm được ghi nhận rất nóng bức.

Theo các nhà nghiên cứu, dữ liệu vệ tinh cho phép họ ước tính nhanh chóng và chính xác lượng băng mất đi tại Greenland hàng năm, từ đó suy ra sự gia tăng của mực nước biển. Ông Amber Leeson, giảng viên cao cấp về Khoa học dữ liệu môi trường tại Đại học Lancaster (Vương quốc Anh), cho biết: ước tính băng Greenland tan chảy sẽ khiến mực nước biển tăng từ 3-23 cm vào năm 2100.

Khoảng 3.500 tỷ tấn băng ở vùng băng Greenland tan chảy trong thập kỷ qua khiến mực nước biển toàn cầu tăng thêm ít nhất 1 cm, làm gia tăng nguy cơ lũ lụt trên toàn thế giới.

Hậu quả nhãn tiền

Biến đổi khí hậu do nhiệt độ Trái đất nóng dần lên, gây hiệu ứng nhà kính, làm suy giảm mạnh tầng ozon, khiến cho khí hậu biến đổi một cách tiêu cực.

Các nhà khoa học tính toán rằng, khi toàn bộ băng trên hành tinh tan chảy vì biến đổi khí hậu, mực nước biển sẽ tăng lên 65m. Có thể dẫn đến hiện tượng nước biển xâm nhập sâu vào trong đất liền (được gọi là “biển lấn”), dẫn đến tình trạng các vùng đất ven biển nhiễm mặn ngày càng nhiều. Đặc biệt, nước mặn xâm nhập gây thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. Các đảo, quần đảo và các vùng ven biển cũng có thể sẽ bị nhấn chìm, các cộng đồng cư dân ven biển sẽ mất đất, mất nhà.

Thêm vào đó, độ axit trong nước biển cũng sẽ tăng cao hơn, phần lớn là do hấp thụ khí thải. Nếu nồng độ này tiếp tục tăng lên, hệ sinh vật sống dưới biển sẽ phải đối mặt với nguy cơ diệt vong lớn, đặc biệt là các loài có vỏ hoặc xương như thân mềm, cua, san hô…

Cảnh báo lớp băng bề mặt Nam Cực đang tan chảy ở mức kỷ lục

Cảnh báo lớp băng bề mặt Nam Cực đang tan chảy ở mức kỷ lục

Băng ở Nam Cực đã giảm xuống còn 1,91 triệu km2 trong tuần này. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ khi NSIDC bắt ...

Phát hiện dòng sông bí ẩn dưới 600m băng ở Nam Cực

Phát hiện dòng sông bí ẩn dưới 600m băng ở Nam Cực

Thế giới bên dưới Nam Cực còn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn cần được khám phá.

Khảo sát: Số lượng chim cánh cụt Adelie ngoài khơi Nam Cực đang giảm nhanh

Khảo sát: Số lượng chim cánh cụt Adelie ngoài khơi Nam Cực đang giảm nhanh

Các nhà khoa học của Australia mới đây đã ghi nhận sự suy giảm nhanh chóng của một quần thể lớn chim cánh cụt Adelie ...

Phát hiện nơi ở mới tại Nam Cực của chim cánh cụt hoàng đế sắp tuyệt chủng

Phát hiện nơi ở mới tại Nam Cực của chim cánh cụt hoàng đế sắp tuyệt chủng

Ngày 20/1, các nhà nghiên cứu của Cơ quan thăm dò Nam Cực của Anh (BAS) cho biết công nghệ lập bản đồ vệ tinh ...

El Nino mạnh hơn làm tăng tốc độ ấm lên của vùng nước sâu ở Nam Cực

El Nino mạnh hơn làm tăng tốc độ ấm lên của vùng nước sâu ở Nam Cực

Kết quả của nghiên cứu công bố ngày 21/2 tại Australia cho thấy, các sự kiện El Nino mạnh hơn trong tương lai có thể ...

(theo Straits Times)

Đọc thêm

Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Kết hợp nhịn ăn gián đoạn với tập yoga và các bài tập giảm mỡ bụng, nữ diễn viên Lưu Diệc Phi giảm 6 kg, khoe vóc dáng thon gọn, ...
Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Mặc dù iPhone 16 Pro chưa ra mắt, nhưng đã có hàng loạt tin tức rò rỉ về mẫu iPhone mới xuất hiện trên các trang mạng xã hội.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tham vấn 'Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu'

Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tham vấn 'Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu'

Chiều 16/4, tại TP. Hạ Long, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Ninh tổ chức hội nghị tham vấn “Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn ...
XSMN 19/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngay 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4/2024. xổ số ngay 19 tháng 4

XSMN 19/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngay 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4/2024. xổ số ngay 19 tháng 4

XSMN 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xo so mien nam. SXMN 19/4. kết quả xổ số ngày 19 tháng ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 20/4/2024: Xử Nữ gặp vận đào hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 20/4/2024: Xử Nữ gặp vận đào hoa

Tử vi hôm nay 20/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động