TIN LIÊN QUAN | |
Gỡ bỏ các rào cản trên con đường đến với giáo dục | |
Dấu son mới trên hành trình hội nhập văn hóa |
Hội nhập văn hóa do toàn cầu hóa gây ra có nguy cơ văn hóa riêng của mỗi dân tộc bị hòa đồng với nền văn hóa các siêu cường chính trị, quân sự hoặc kinh tế, đặc biệt là Hoa Kỳ. Trong quá trình hội nhập với văn hóa toàn cầu, nhiều nước, kể cả những nước lớn như Pháp, Nhật… tìm cách bảo vệ văn hóa dân tộc mình, chống Mỹ. Brazil và Hàn Quốc yêu cầu sản xuất phim điện ảnh ưu tiên cho nội dung dân tộc. Nghe nói Vương quốc Phật giáo Butan đánh thuế khách du lịch mỗi ngày 300 USD để hạn chế khách tham quan?.
Nói chung, toàn cầu hóa văn hóa qua hội nhập không có lợi cho những nước nghèo, nhưng do sự bùng nổ thông tin, giao tiếp, giao thông vận tải, ta có khả năng khai thác khía cạnh tích cực của nó. Thí dụ, giới thiệu sang các nước tiên tiến múa rối nước, tranh Bùi Xuân Phái, nhã nhạc...
Muốn hòa nhập văn hóa của ta với văn hóa toàn cầu, ta cần hiện đại hóa văn hóa, đồng thời bảo tồn và làm phong phú văn hóa dân tộc. |
Muốn hòa nhập văn hóa của ta với văn hóa toàn cầu, ta cần hiện đại hóa văn hóa, đồng thời bảo tồn và làm phong phú văn hóa dân tộc. Việc này không phải chỉ do một số đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ ưu tú là đủ, mà còn cần phải dựa vào cơ sở nhân dân là đối tượng hưởng thụ văn hóa. Nếu đối tượng này không giữ được bản sắc dân tộc thì dễ hấp thụ, hội nhập thành hòa đồng, tự đánh mất mình. Muốn vừa hiện đại hóa vừa phát triển được văn hóa dân tộc, cần phải nâng cao dân trí, nghĩa là nâng cao trong nhân dân, đặc biệt trong tầng lớp trí thức cơ bản trình độ tri thức và ý thức dân chủ của người công dân.
Một biện pháp hữu hiệu và rẻ tiền nhất để nâng cao dân trí là phát triển văn hóa đọc qua hệ thống thư viện. Những năm 1998-2002, do cao trào internet, trên thế giới người ta cho là với tivi, máy tính, văn hóa sách sẽ không quan trọng nữa. Giờ thì người ta đã phát hiện ra là tivi và máy tính tung ra hàng khối thông tin ồ ạt khiến con người thụ động. Muốn có văn hóa thực sự, phải có thì giờ tiếp thu, phân tích, suy nghĩ, nhận định và tổng hợp. Điều này khẳng định lại giá trị văn hóa sách, và sự cần thiết của thư viện tập thể.
Trên tinh thần đó, Quỹ Thụy Điển-Việt Nam đã phát triển, đóng góp xây dựng các thư viện địa phương. Mới đầu, trong thời gian dài, Quỹ đã từng cung cấp mỗi năm sách văn học thế giới (giá trị 100-200 USD/năm) cho mỗi thư viện chính của hơn sáu chục tỉnh để mở một góc đọc gọi là Cửa sổ mở ra thế giới. Sang giai đoạn 2, thấy thư viện tỉnh đã khá đủ do Nhà nước lo, Quỹ chuyển sang giúp thư viện các huyện nghèo, đặc biệt miền núi và một số thư viện xã.
Trước tình tình mới, sự giúp đỡ của Quỹ chuyển sang phương hướng mới. Quỹ tập trung đóng góp đào tạo thành phần trí thức cơ bản của đất nước trong lúc này là thầy và trò các lớp phổ thông trung học (cấp 3)... Quỹ đã thực hiện dự án thành lập Tủ sách nâng cao dân trí. Tặng thư viện thầy trò trung học. Mỗi tủ sách gồm trên 200 đầu sách. Với thầy cô có những bộ sách tham khảo tra cứu (Bách khoa toàn thư, Từ điển văn học, Từ điển văn hóa, Từ điển tiếng Việt, Từ điển thế giới, Đại Việt sử ký toàn thư, Hoàng Lê nhất thống chí, Từ điển Anh và Pháp) và các sách về danh nhân, địa lý… về văn học Việt Nam, có những tác phẩm điển hình trước năm 1975 và hiện đại. Văn học nước ngoài cũng chọn những cuốn phổ biến nhất, không kể một bộ sách nhỏ Anh- Việt tóm tắt tác phẩm cổ điển thế giới. Cũng loại sách song ngữ Anh-Việt, có loại sách nhỏ gồm hai chục cuốn về văn hóa Việt Nam. Có bộ tranh lịch sử 20 tập cho học sinh, truyện cổ tích 18 nước, 15 dân tộc miền núi Việt Nam. Ngoài ra, không quên sách phổ biến khoa học, luyện nhân cách, sách vui và hài hước. Tạm đủ cho cả thầy trò xa thành thị học và giải trí.
Với ngân sách hạn chế, Quỹ chỉ mới tặng trong đợt thứ 118 tủ sách cho các trường trung học huyện miền núi Đông Bắc, Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh đồng bằng.
Quỹ không ngờ thầy trò các trường nhận được sách hào hứng đọc và tra cứu đến thế. Hiệu trưởng trường ở Lạng Sơn viết: “Việc làm của Quỹ có ý nghĩa to lớn, nó không chỉ giúp đội ngũ cán bộ giáo viên mở rộng tầm hiểu biết mà còn nhận thức sâu sắc hơn giá trị cuộc sống, dạy được sâu hơn”. Một em học sinh Bắc Giang nhận định: “Ban đầu em đến thư viện chỉ để giải trí, nhưng sau đó thành niềm đam mê. Em đã tìm thấy ở đây nhiều điều lý thú và bổ ích. Em cảm thấy vững vàng hơn, tự tin hơn”.
Trong việc triển khai dự án Tủ sách nâng cao dân trí, Quỹ được sự trợ giúp của Hội khuyến học và các cơ quan địa phương. Những tủ sách này là những viên gạch nhỏ đóng góp xây dựng thành phần trí thức cơ bản, dân trí là nội lực để hội nhập, bước vào thời đại kinh tế tri thức.
Văn hóa mạng xã hội thời hội nhập Mạng xã hội thể hiện quan điểm, lối sống, suy nghĩ, nhân cách của mỗi người. Vì thế, trong thời đại Cách mạng công nghiệp ... |
Cần đổi mới giáo dục để hội nhập Muốn hội nhập quốc tế nhanh chóng, phải đổi mới và phát triển nền giáo dục nước nhà theo hướng hiện đại, nhưng vẫn giữ ... |
Hội hè và hội nhập Bắt đầu từ một bài viết của cô nhà văn trẻ ủng hộ gộp Tết hồi đầu năm, cuộc tranh luận Tết Tây - Tết ... |