TIN LIÊN QUAN | |
Nắm bắt các FTA: Chuẩn mới để đo năng lực cạnh tranh | |
Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam hội nhập quốc tế |
Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì thảo luận tại Hội nghị. Ảnh: Tuấn Anh/TGVN |
Hội nghị thu hút khoảng 70 đại biểu bao gồm đại diện cấp cao của UNDP, Đại sứ, Đại biện một số Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Hà Nội, đại diện các cơ quan Trung ương, các Bộ, ngành, viện nghiên cứu, một số địa phương, doanh nghiệp...
Định hướng chiến lược
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định hội nhập quốc tế là một ưu tiên lớn, một định hướng chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Từ định hướng đó, hội nhập quốc tế đã được triển khai mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả tích cực với các bước đi phù hợp với thực tiễn đất nước.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh hội nhập quốc tế mang lại cả những cơ hội và thách thức cho các nước.
“Nếu biết tận dụng thành công những cơ hội do hội nhập mang lại, các nước sẽ có cơ hội thu hẹp khoảng cách, bước lên nấc thang mới về trình độ phát triển”, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.
Theo ông Bùi Thanh Sơn, hiện nay và trong những năm tới, Việt Nam cần đưa hội nhập quốc tế đi vào “chiều sâu” với bốn trọng tâm chính. Một là, làm sâu sắc hơn hội nhập trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội... Hai là, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó chú trọng đến yếu tố “thực thi”. Ba là, tăng cường hội nhập khu vực sau khi cộng đồng ASEAN ra đời. Bốn là, mở rộng hơn nữa hội nhập ra toàn cầu thông qua nâng tầm, nâng cao hiệu quả đối ngoại đa phương, coi đối ngoại đa phương là một công cụ chủ chốt trong hội nhập quốc tế toàn diện.
Các đại biểu trong nước và quốc tế dự Hội nghị. Ảnh: Tuấn Anh/TGVN |
Xét từ bình diện quốc tế, bà Pratibha Mehta, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, nhận định rằng thành công phát triển của Việt Nam trong thập kỉ qua đã không thể thực hiện được nếu không có sự tham khảo và áp dụng kinh nghiệm quốc tế thích hợp. Qua đó, bà Pratibha Mehta bày tỏ UNDP luôn tự hào vì là một đối tác lâu dài của Bộ Ngoại giao Việt Nam, góp phần vào tăng cường vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực và toàn cầu.
“Việt Nam cần được ghi nhận về vai trò quốc tế tích cực của mình bao gồm việc tham gia vào các cơ chế và cơ quan của LHQ như Hội đồng Kinh tế - Xã hội (ECOSOC) và Hội đồng Nhân quyền (HRC) cùng rất nhiều các cơ chế hợp tác vùng khác”, dẫn lời bà Pratibha Mehta.
Theo bà Pratibha Mehta, hiện UNDP đang hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021-2025. Theo đó, UNDP sẽ tiếp tục ưu tiên và hỗ trợ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Tiềm năng hợp tác Nam – Nam
Đề cập tới sự hợp tác giữa các quốc gia đang phát triển (hợp tác Nam - Nam), Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết Việt Nam luôn coi trọng và tích cực đóng góp vào thúc đẩy hợp tác Nam - Nam. Cụ thể, Việt Nam đã đảm nhận Phó Chủ tịch khóa 17 Ủy ban Cấp cao về hợp tác Nam - Nam, đã tham gia Đối thoại Nam - Nam. Trong khả năng của mình, Việt Nam đã tham gia vào các dự án hợp tác Nam - Nam và thúc đẩy mô hình hợp tác ba bên với các nước châu Phi trong lĩnh vực nông nghiệp, đào tạo.
Bà Pratibha Mehta, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Tuấn Anh/TGVN |
Từ thực tiễn trên, Thứ trưởng nhận định hợp tác ba bên (mô hình mở rộng của hợp tác Nam - Nam) là một mô hình khả thi và phù hợp với khả năng của các nước đang phát triển. Bên cạnh các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh truyền thống như nông nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế..., ông Bùi Thanh Sơn cũng đề xuất mong muốn mở rộng sang các lĩnh vực tiềm năng khác như thông tin, viễn thông... trên cơ sở cùng có lợi.
Đồng quan điểm trên, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đánh giá, trên con đường hội nhập tiếp theo của Việt Nam, có một tiềm năng rất lớn cho hợp tác Nam - Nam.
“Những trao đổi hai chiều này sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm thành công của mình với các nước khác”, bà Pratibha Mehta nhận định.
Theo bà Pratibha Mehta, về lâu dài, Việt Nam có thể xem xét lựa chọn để thể chế hóa các lĩnh vực hợp tác phát triển của mình giống các nước có thu nhập trung bình khác như Thái lan, Indonesia và Malaysia đã làm.
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương Võ Trí Thành phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Tuấn Anh/TGVN |
Vị Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cũng bày tỏ rằng việc tổ chức Hội nghị bàn tròn về định hướng hợp tác Nam - Nam của Bộ Ngoại giao là rất thức thời và mang tính chiến lược cao.
Tham dự Hội nghị, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương Võ Trí Thành cũng đưa ra nhiều đánh giá chuyên sâu về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới.
Trong phiên thảo luận, Đại diện các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, Đại diện Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ, Đại diện Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất nhiều ý tưởng tích cực cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Các đại biểu đều bày tỏ tin tưởng rằng, với sự liên kết nhiều hơn với các cam kết và tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trên con đường hội nhập quốc tế, khẳng định vai trò và vị thế toàn cầu của mình trong các vấn đề quốc tế.
Hội thảo Giới thiệu Quỹ Hội nhập ASEAN – Nhật Bản lần thứ 3 Các dự án của JAIF đã có sự lan tỏa lớn và chắc chắn sẽ là nền tảng cho thành công của các dự án ... |
EVFTA: Cần sự tiếp cận chủ động từ phía doanh nghiệp Lợi ích và cơ hội là hai khái niệm đi liền với nhau nhưng không trùng nhau. Muốn biến cơ hội thành lợi ích, doanh ... |
"Phát triển bền vững trên cơ sở hội nhập khu vực và quốc tế hiệu quả" “Chúng tôi hoan nghênh những chủ đề ưu tiên trong chương trình nghị sự của Hội nghị”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại ... |