Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong APEC

APEC đã thống nhất đưa nội dung phát huy các tiềm năng và thúc đẩy sự tham gia kinh tế của phụ nữ vào các chương trình nghị sự của APEC 2017.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nang cao quyen nang kinh te cua phu nu trong apec APEC 2017: Uy tín của Việt Nam
nang cao quyen nang kinh te cua phu nu trong apec Báo chí Nhật Bản đăng bài viết giới thiệu chủ nhà APEC Việt Nam 2017

Lực lượng lao động nữ ở 21 nền kinh tế APEC hiện nay có khoảng 600 triệu người, với hơn 60% làm việc ở khu vực chính thức, đóng góp tới 89 tỷ USD hàng năm cho APEC. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn chưa được phát huy hết mọi tiềm năng để có thể đóng góp nhiều hơn cho khu vực.

nang cao quyen nang kinh te cua phu nu trong apec
Các đại biểu tham dự Hội nghị Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ 2 tại TP Huế ngày 26/9

Đề cao vai trò của phụ nữ trong hội nhập và phát triển kinh tế

Luôn đề cao vai trò của phụ nữ trong hội nhập và phát triển kinh tế, các nền kinh tế APEC đã thống nhất đưa nội dung phát huy các tiềm năng và thúc đẩy sự tham gia kinh tế của phụ nữ vào các chương trình nghị sự của mình. Đồng thời, không ngừng nỗ lực hành động, triển khai các sáng kiến để xóa bỏ những rào cản và trở ngại mà phụ nữ đang phải đối mặt để tăng cường sự hội nhập kinh tế khu vực, mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên.

Hội nghị Bộ trưởng APEC lần đầu tiên về Phụ nữ đã được tổ chức tại Makati (Philippines) vào năm 1998. Tuy nhiên, từ đó đến năm 2010, chỉ duy trì họp cấp vụ hàng năm với tên gọi Mạng lưới các đầu mối về giới trong APEC (GFPbN). Với yêu cầu thúc đẩy lồng ghép bình đẳng giới, tăng cường hợp tác, nhằm tạo các cơ hội kinh tế mới cho phụ nữ, Hội nghị đối thoại chính sách cấp cao về Phụ nữ và Kinh tế được tổ chức tại San Francisco (Mỹ) năm 2011 đã chính thức xây dựng một cơ chế mới, hoàn thiện hơn với tên gọi Diễn đàn về Phụ nữ và Kinh tế trong APEC (WEF).

Từ đó đến nay, Diễn đàn WEF được thống nhất tổ chức thường niên với ba hoạt động không tách rời: (i) Đối tác Chính sách về Phụ nữ và Kinh tế (PPWE - cấp Vụ trưởng); (ii) Đối thoại công - tư về Phụ nữ và Kinh tế (PPDWE - mở rộng khu vực chính thức và tư nhân), và (iii) Đối thoại chính sách cấp cao về Phụ nữ và Kinh tế (HLPD - cấp Bộ trưởng).

Năm 2017, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ trì Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế 2017 từ ngày 26-29/9 tại TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) với ba Hội nghị chính thức và 7 sự kiện bên lề với tổng số đại biểu tham dự là 753 đại biểu, đều tăng mạnh so với sự kiện ban đầu, cho thấy sự quan tâm của các nền kinh tế APEC đối với vấn đề này.

Với chủ đề “Tăng cường sự hội nhập và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong một thế giới đang thay đổi”, WEF năm 2017 đã đóng góp vào nỗ lực chung của APEC. Đồng thời, tiếp tục triển khai các khuyến nghị của các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC năm 2016 về vấn đề hội nhập kinh tế, tài chính, xã hội và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng của phụ nữ với giáo dục có chất lượng và các nguồn lực kinh tế.

Thúc đẩy bình đẳng giới vì tăng trưởng kinh tế bao trùm

Một trong những nội dung trọng tâm của WEF lần này là thúc đẩy bình đẳng giới vì tăng trưởng kinh tế bao trùm, tập trung vào 3 nội dung chính: Rút ngắn khoảng cách về giới trong tiếp cận với công việc tốt, tài sản và kỹ năng nhằm nâng cao sự hội nhập kinh tế và tài chính của phụ nữ; Tất cả phụ nữ được thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Tăng mức đầu tư công vào các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng.

Báo cáo “Nhân loại bị chia rẽ - Đương đầu với tình trạng bất bình đẳng ở các nước đang phát triển” của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ghi nhận tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng và dai dẳng trong một thế giới giàu sang là nghịch lý của thời đại ngày nay. Theo đó, bất bình đẳng về thu nhập trung bình ở cấp toàn cầu (bất lợi nghiêng về phía phụ nữ), và ở một số vùng đã gia tăng trong hai thập kỷ qua và ở châu Á, xu hướng này đặc biệt rõ ràng. Tình trạng bất bình đẳng đã tác động tiêu cực đến phúc lợi của người dân, trong đó có phụ nữ và triển vọng của toàn xã hội.

Đối với các nền kinh tế APEC, các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững đóng vai trò quan trọng để đảm bảo cho mọi người dân, đặc biệt là phụ nữ được hưởng lợi từ tăng trưởng. Tăng trưởng bao trùm và bền vững là chìa khóa để xóa nghèo, giảm bất bình đẳng và thúc đẩy phát triển thân thiện với môi trường. Điều này cũng đòi hỏi phải có một nền quản trị quốc gia tốt hơn, có khả năng cung cấp các dịch vụ và phân bổ các nguồn lực một cách công bằng. Tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững chính là xu hướng chung của các nền kinh tế APEC đã và đang hướng tới trong thời gian tới.

nang cao quyen nang kinh te cua phu nu trong apec
Đại biểu tham dự Hội nghị Đối tác chính sách về phụ nữ và kinh tế APEC lần thứ 2 tại Huế, ngày 29/6.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các MSMEs nữ

Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) do phụ nữ làm chủ đang chiếm một số lượng rất lớn (97%), đóng góp 20-50% GDP trong các nền kinh tế APEC và chiếm 50-80% việc làm tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này hiện chỉ chiếm khoảng 35% xuất khẩu trực tiếp. Vì vậy, một trong những mục tiêu ưu tiên mà APEC quan tâm chú trọng là phát triển và nâng cao năng lực hội nhập khu vực cho các doanh nghiệp MSMEs do phụ nữ làm chủ, thông qua việc tạo điều kiện cho họ được tham gia vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách.

Mục tiêu ưu tiên này tập trung vào hai nội dung chính: Phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ/hộ kinh doanh cá thể do nữ làm chủ trở thành doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tăng cường vai trò, tiếng nói của các hiệp hội/tổ chức doanh nghiệp do nữ làm chủ trong hoạch định và thực thi chính sách nhằm nâng cao sự hội nhập của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong kỷ nguyên số.

Thu hẹp khoảng cách giới trong phát triển nguồn nhân lực

Tất cả các nền kinh tế APEC đều có chiến lược riêng để phát triển nguồn nhân lực nói chung hay nhân lực nữ nói riêng và đã đạt được những thành quả nhất định, tuy còn khác nhau do sự chênh lệch của trình độ phát triển. Nhiều nền kinh tế thành công trong việc phát triển nguồn nhân lực nữ, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia như Hàn Quốc, Singapore… Trong khi đó, ở những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, Philippines, Indonesia... đã có nhiều chính sách/chương trình đã thiết kế các giải pháp hỗ trợ cho các nhóm yếu thế (phụ nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số…), tạo điều kiện cho họ tham gia và hưởng thụ chính sách.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dự báo về một xu thế lớn, tác động mạnh mẽ, toàn diện đến thế giới, việc sử dụng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nữ nói riêng sẽ có nhiều thay đổi. Trước nguy cơ máy móc và trí tuệ nhân tạo thay thế con người, các nền kinh tế cần tăng cường đào tạo để giúp người lao động, đặc biệt là lao động nữ duy trì việc làm. Lãnh đạo doanh nghiệp cần lắng nghe và có trách nhiệm cung cấp cho nhân viên các kỹ năng cần thiết để ứng phó với làn sóng thay đổi sắp tới.

Như vậy, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vừa là cơ hội của những nền kinh tế đi sau như Việt Nam và một số nền kinh tế khác trong APEC nhưng cũng vừa là thách thức bởi nền sản xuất còn thấp, áp dụng khoa học công nghệ còn hạn chế, không có những tập đoàn, công ty thuộc top hàng đầu thế giới…Do vậy, để tiếp tục phát triển, APEC cần có những chiến lược rất cụ thể để nỗ lực tiếp nhận các công nghệ mới, hiện đại, nhằm tạo ra những thay đổi triển vọng hơn, đồng thời hạn chế tối đa các thiệt thòi đối với các nhóm đối tượng yếu thế, trong đó có nguồn nhân lực nữ.

Phạm Ngọc Tiến

Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới - Bộ Lao động -Thương binh và Xã Hội

Chánh Văn phòng UBQG Vì sự tiến bộ của phụ nữ

nang cao quyen nang kinh te cua phu nu trong apec Để thách thức thành động lực cho APEC

Hội nghị cấp cao APEC 2017 được kỳ vọng sẽ là dịp để lãnh đạo các nền kinh tế thành viên thảo luận cách thức ...

nang cao quyen nang kinh te cua phu nu trong apec APEC tạo ra một khu vực thương mại tự do

Quan chức thương mại Mexico khẳng định APEC đã tạo ra một khu vực thương mại tự do cũng như thúc đẩy hội nhập khu vực ...

nang cao quyen nang kinh te cua phu nu trong apec APEC 2017: Peru đánh giá cao triển vọng hợp tác với Việt Nam

Nhân dịp Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chuấn bị diễn ra tại Đà ...

Bài viết cùng chủ đề

APEC Việt Nam 2017

Đọc thêm

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Tôi được Bộ Ngoại giao bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Lãnh sự, tiếp đó được Lãnh đạo Bộ chỉ định sang làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về người ...
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chào đón nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, một số cái tên có giá bán ...
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá ...
Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, kết hợp các chương trình khuyến mãi… giúp giá bán của nhiều mẫu ô tô lắp ráp trong nước ...
Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Tesla triệu hồi gần 700.000 xe điện vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn liên bang do gặp lỗi liên quan đến hệ thống giám sát áp suất lốp.
Phiên bản di động