TIN LIÊN QUAN | |
Cùng nỗ lực bảo vệ sức khỏe người cao tuổi | |
Nghiện internet có thể khiến sinh viên tâm thần |
Ý nghĩa của Ngày Thị giác Thế giới
Xuất hiện lần đầu vào năm 1988, Ngày Thị giác Thế giới được ra đời với mục đích nâng cao nhận thức của toàn cầu về tình trạng mù lòa, suy giảm thị lực và việc phục hồi các chức năng thị giác. Từ năm 2000, ngày này đã trở thành “Chương trình thị giác 2020: Quyền được nhìn thấy”.
Đây là sáng kiến của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Quốc tế về phòng chống mù lòa (IAPB) nhằm nhắc nhở mọi người tầm quan trọng của việc bảo vệ đôi mắt và chữa trị cho các bệnh nhân bị khiếm thị. Mục tiêu của chương trình này là giảm thiểu và loại bỏ các bệnh mù lòa có thể tránh khỏi trên toàn thế giới cho đến năm 2020.
Thế giới hiện có xấp xỉ 285 triệu người mù và suy giảm thị lực. (Nguồn: infonet) |
Gần 30 năm qua, các quốc gia trên thế giới thường tổ chức rất nhiều hoạt động để hưởng ứng ngày này, điển hình như: tăng cường công tác truyền thông về thông điệp của Ngày thị giác Thế giới, tổ chức khám mắt, cấp thuốc và tư vấn chăm sóc mắt cho người cao tuổi. Bên cạnh các hoạt động vận động gây quỹ nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng, đào tạo bác sĩ nhãn khoa hoặc hỗ trợ phẫu thuật mắt cho bệnh nhi, tại các quốc gia còn có các hội thi nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về việc bảo vệ thị giác.
Từ khi thành lập, Ngày thị giác thế giới đã góp phần nâng cao tầm quan trọng của việc chăm sóc mắt cũng như nhận thức về mù lòa trên toàn cầu. Ở Việt Nam nói chung, một số quỹ phi chính phủ đã thực hiện tài trợ cho ngành mắt hơn 23,5 triệu USD, giúp mang ánh sáng cho gần 180.000 người.
Các bệnh nguy hiểm nhất về mắt
Trên thế giới hiện có xấp xỉ 285 triệu người mù và suy giảm thị lực, trong đó có 39 triệu người mù, 246 triệu người suy giảm thị lực ở mức trung bình hoặc nặng (khoảng 19 triệu trẻ em). Hiện, 90% số người mù sống ở các nước thu nhập thấp, 80% số người bị suy giảm thị lực có thể phòng, chữa được; 65% trong tổng số người suy giảm thị lực là người trên 50 tuổi (trong khi tổng số người trong nhóm tuổi này chỉ chiếm 20% dân số thế giới).
Theo WHO, nếu không có chương trình can thiệp kịp thời ở các nước cùng với sự giúp đỡ tích cực, có hiệu quả của WHO, các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là các bác sỹ nhãn khoa thì số người mù sẽ không ngừng tăng lên. Ước tính đến năm 2020, trên thế giới sẽ có khoảng 75 triệu người bị mù và hàng trăm người khiếm thị khác.
Các điều tra cũng cho thấy, đục thể thủy tinh vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở những nước có thu nhập trung bình và thấp như Việt Nam. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: bệnh lý đáy mắt, bệnh glôcôm, tật khúc xạ và bệnh mắt hột. Đặc biệt, hiện nay tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) đang ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên Việt Nam nhất là ở khu vực thành thị.
Bộ Y tế cho biết, để kiểm soát và giảm tỷ lệ mù lòa trong cộng đồng, ngoài sự cố gắng nỗ lực của ngành Mắt rất cần có sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và sự huy động các nguồn lực của toàn xã hội.
Chăm sóc mắt thế nào cho đúng?
Dưới đây là những việc làm đơn giản cần được duy trì hàng ngày để có được một đôi mắt khỏe mạnh, chống lại các nguy cơ bệnh tật.
Mắt cũng đòi hỏi chế độ cân bằng về dinh dưỡng. (Nguồn: wit-ecogreen) |
Ăn uống cân bằng: Chế độ dinh dưỡng hợp lí luôn là một trong những yếu tố được ưu tiên hàng đầu, vì mắt luôn cần được bổ sung dưỡng chất từ bên trong. Do đó, chúng ta nên ăn uống đủ chất và ưu ái những thực phẩm có lợi cho mắt như: rau củ, trái cây có màu cam, vàng, đỏ, hoặc ngũ cốc, cá biển…
Cho mắt nghỉ ngơi: Sau mỗi 20 phút làm việc trước màn hình điện tử, chúng ta nên nhắm mắt 20 giây và nhìn ra xa 6m. Ngoài ra, hãy ngủ đủ giấc và tránh thức khuya để đôi mắt luôn tràn đầy sức sống.
Che chắn cho mắt khi ra ngoài: Khi đi ra ngoài, chúng ta nên trang bị cho mình loại kính râm có khả năng chống tia UVA, UVB và giảm độ sáng chói tốt. Vì nếu chiếu trực tiếp vào mắt, các tia UVA, UBV có thể gây bỏng mắt, nóng rát mi mắt, khiến mắt cộm, ngứa, khô rát. Tình trạng này kéo dài có nguy cơ dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, môi trường ánh sáng quá mạnh sẽ khiến mắt phải nheo và điều tiết liên tục, từ đó dễ gây mỏi mắt.
Tránh khói thuốc: Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, khói thuốc còn là tác nhân dẫn đến tình trạng khô mắt và suy giảm thị lực.
Khám mắt định kỳ: Mắt luôn cần được khám định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần. Đây là dịp để kiểm tra tình hình sức khỏe của mắt, đồng thời phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh về mắt nếu mắc phải.
Dùng thuốc nhỏ mắt: Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt hằng ngày sẽ giúp chúng ta bổ sung những chất dinh dưỡng mà chế độ ăn uống không đáp ứng đủ. Thế nên, hãy lựa chọn các sản phẩm thuốc nhỏ mắt có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, chondroitin sulfate, acid amin… để làm dịu mắt khi mỏi mệt, nuôi dưỡng và phòng ngừa các bệnh.
Theo kết quả Cuộc điều tra quốc gia đánh giá nhanh mù lòa do Cục Khám Chữa Bệnh và Bệnh Viện Mắt Trung Ương thực hiện), tỷ lệ của mù lòa toàn quốc năm 2015 (1,8%), giảm đáng kể so với kết quả khảo sát năm 2007 (3,1%), và với năm 2000 (4,1%); tỷ lệ thị lực kém toàn quốc giảm đáng kể từ 14,7% (năm 2000) xuống còn 13,6% (năm 2007), và còn 11,4% (năm 2015). Tuy nhiên, số lượng người trên 50 tuổi với thị lực kém 2 mắt giảm đáng kể từ 1,58 triệu người (năm 2000) xuống 1,57 triệu người (năm 2007), nhưng lại tăng lên gần 2,1 triệu người (năm 2015). |
Bảy sai lầm khi chăm sóc sức khỏe vào mùa lạnh Có rất nhiều phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe trước những đợt giá lạnh của mùa đông nhưng không phải quan niệm ... |
Hơn 12 tỷ đồng hỗ trợ phòng chống mù lòa cho trẻ em Việt Nam Ngày 23/3,Ngân hàng Standard Chartered đã chính thức công bố tài trợ 630.000 đô la Mỹ (tương đương hơn 12 tỉ đồng) cho dự án ... |
Ổn định tâm lý qua kênh ẩm thực Bên cạnh những phương pháp tập luyện để kiểm soát cảm xúc, chế độ dinh dưỡng là một kênh quan trọng để giúp chống stress, ... |