Một bức ảnh gần đây chụp Trái Đất từ Đài quan sát khí tượng của NASA. (Nguồn Telegraph) |
Các nhà khoa học đã mất 20 năm để tìm kiếm "người anh em song sinh" này của hành tinh chúng ta và đặt tên nó là Kepler 452b.
Giả thuyết về khả năng tồn tại sự sống bên ngoài Trái Đất đã được nhiều nhà khoa học đưa ra. Họ cho rằng, có khả năng tồn tại một hành tinh giống như Trái Đất nhưng đang nằm đâu đó bên ngoài Hệ Mặt trời.
Năm 1995, ngoại hành tinh (hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt trời) đầu tiên đã được phát hiện. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, các nhà khoa học vẫn tìm thấy một ngoại hành tinh nào giống Trái Đất bởi có rất nhiều yếu tố cần được xem xét, như kích thước, quỹ đạo... của ngoại hành tinh.
Bây giờ, họ đã tìm thấy Kepler 452b, ngoại hành tinh đầu tiên được biết đến như “Trái Đất thứ hai”, được NASA gọi là “Trái Đất 2.0”.
Theo các nhà khoa học, “Trái Đất 2.0” lớn hơn hành tinh của chúng ta khoảng 60%. Khoảng cách từ Trái Đất đến Kepler là 1.400 năm ánh sáng và quỹ đạo của Kepler là 385 ngày.
Mặc dù NASA không dám chắc liệu có tồn tại sự sống trên "Trái Đất 2.0" hay không, nhưng nhà phân tích dữ liệu tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA, Jon Jenkins cho biết: “ Thật kinh ngạc khi chúng tôi biết rằng hành tinh này đã quay quanh ngôi sao của nó tới 6 tỉ năm, một khoảng thời gian còn dài hơn độ tuổi Trái Đất. Đó là một quãng thời gian tương đối để sự sống phát triển ở đâu đó trên bề mặt của Kepler. Vì thế, các yếu tố và điều kiện cơ bản cho sự sống có thể tồn tại trên hành tinh này” .
Ngoài việc phát hiện ra Kepler, các nhà khoa học cũng công bố 11 hành tinh khác có kích thước giống Trái Đất. Dưới đây là sơ đồ của chúng:
Kepler 452b là hành tinh duy nhất quay quanh một ngôi sao lớp G, loại giống với Mặt trời.
Hiện tại, Kepler đang nhận nhiều hơn Trái Đất 10% năng lượng. Trong 1,5 tỉ năm nữa, Trái Đất sẽ nhận thêm 10% năng lượng từ Mặt trời. Như vậy, nhìn vào Kepler hiện tại chúng ta có thể đoán được trạng thái của Trái Đất 1,5 tỷ năm sau.
Trần Ngọc (theo Business)