Người Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới đổ về nhà thờ trung tâm tại thánh địa Mecca. (Nguồn: AFP) |
Những đặc trưng của tháng Ramadan - ăn chay trong ngày, tích cực cầu nguyện và làm từ thiện - tiếp tục được duy trì trong giai đoạn 10 ngày cuối tháng, dưới những hoạt động văn hoá, tâm linh đặc biệt theo truyền thống của Hồi giáo, và được thể hiện theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo đặc điểm của mỗi quốc gia.
Laylat al-Qadr - ban quyền năng cho những lời cầu nguyện
Đêm Quyền năng, còn gọi là Laylat al-Qadr, là một trong những mốc thời gian linh thiêng nhất trong năm của người Hồi giáo. Theo truyền thống, đây là đêm mà tất cả các lời cầu nguyện sẽ được trả lời, do vậy vào thời gian này, gần như tất cả mọi người sẽ tập trung tại các địa điểm tâm linh công cộng để thể hiện đức tin.
Tại thánh địa Mecca, hơn 2 triệu người đã tham dự buổi đại cầu nguyện tại Nhà thờ Lớn trong Đêm Quyền năng diễn ra vào ngày 18/4 vừa rồi. Không chỉ ở Saudi Arabia, rất nhiều tín đồ từ các quốc gia trong vùng Vịnh và trên toàn thế giới đã đổ về đây, sau khi 2 năm vừa qua hoạt động hành hương bị hạn chế do dịch Covid-19.
Cộng đồng người Hồi giáo tập trung cầu nguyện trong Đêm Quyền năng tại nhà thờ Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Anadolu Agency) |
Tại các nhà thờ trung tâm của nhiều quốc gia khác, lễ Laylat Al-Qadr cũng nhận được sự hưởng ứng của nhiều tín đồ Hồi giáo.
Cầu nguyện tập trung theo tinh thần I’tikaf
Bên cạnh việc đến nhà thờ vào Đêm Quyền năng, hoạt động tập trung cầu nguyện có thể được thực hiện bằng việc ngồi tại nhà thờ và cầu nguyện trong một khoảng thời gian liên tục; một số người có thể ngồi trong nhà thờ trong vài ngày, và tránh xa khỏi mọi chuyện trần thế. Người Hồi giáo gọi đây là I’tikaf, và trong giai đoạn cuối tháng Ramadan, hoạt động này được thể hiện rõ rệt hơn bao giờ hết.
Cộng đồng người Hồi giáo tại Peshawar, Pakistan cầu nguyện tại nhà thờ. (Nguồn: AFP) |
Với một số quốc gia Arab, tập trung cầu nguyện là một trong những hoạt động được coi trọng hàng đầu, thể hiện từ công tác chuẩn bị. Tại Ai Cập, hơn 6000 nhà thờ đã được chỉ định làm các địa điểm để người Hồi giáo thực hành I’tikaf. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, việc duy trì hoạt động này cho thấy tính tâm linh của Hồi giáo vẫn được bảo tồn một cách nghiêm ngặt.
Zakaat - khoản từ thiện bắt buộc phải nộp
Là một trong năm yếu tố chính làm nên đặc điểm của Hồi giáo, từ thiện trong tháng Ramadan diễn ra theo cả hai hình thức tự nguyện và bắt buộc. Trong suốt thời gian diễn ra tháng lễ, những hành động từ thiện tự nguyện có thể diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau, do các cá nhân, tổ chức tự đứng ra thực hiện.
Tuy vậy, đến cuối tháng Ramadan, mỗi người Hồi giáo sẽ phải bỏ ra một khoản tiền nhỏ bắt buộc, gọi là Zakaat, nhằm giúp đỡ những người nghèo khó, khuyết tật. Theo truyền thống, khoản tiền này phải đủ để mua được một bữa ăn, hoặc một kilogram gạo hỗ trợ người nghèo.
Những người Hồi giáo thu nhập thấp tại Cairo, Ai Cập ăn một bữa ăn từ thiện trong tháng Ramadan. |
Tại Morocco, một quốc gia có trên 90% dân số là người Hồi giáo, Cơ quan quản lý tôn giáo nước này vào tuần trước đã ra văn bản, quy định khoản tiền từ thiện bắt buộc tối thiểu là 20 đồng Dirham, tương đương với 1,98 USD.
Kết thúc trong niềm vui Eid al-Fitr
Cộng đồng Hồi giáo kết thúc tháng lễ Ramadan bằng một ngày lễ gọi là Eid al-Fitr. Trong ngày này, người Hồi giáo sẽ mặc các bộ quần áo mới, đến thăm gia đình và bạn bè, cùng với đó là những bữa tiệc truyền thống; hoạt động mua sắm tại các khu chợ truyền thống trở nên tấp nập hơn.
Quang cảnh mua sắm chuẩn bị cho lễ Eid al-Fitr tại một khu chợ ở Islamabad, Pakistan. (Nguồn: Tân Hoa xã) |
Việc xác định ngày lễ Eid al-Fitr là một vấn đề đòi hỏi sự quan sát chuyển động của Mặt trăng một cách chính xác. Theo lịch Hồi giáo, năm nay, ngày Eid al-Fitr diễn ra vào ngày 20-21/4. Nhưng theo quan sát của Trung tâm Thiên văn Quốc tế, trăng lưỡi liềm - dấu hiệu để cử hành Eid al-Fitr - có thể xuất hiện muộn hơn, vào thứ Bảy 22/4. Toà Tối cao Saudi Arabia đã ra chỉ thị yêu cầu toàn bộ người dân thông báo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền khi nhìn thấy trăng lưỡi liềm trong ngày 20/4.
Dù có bắt đầu vào ngày nào đi nữa, tháng lễ Ramadan sẽ chính thức kết thúc sau ngày 20/4 - ngày thứ Năm. Đây cũng là ngày làm việc cuối cùng của tuần tại một số quốc gia, và đó là lý do để chính phủ các nước ban hành các kỳ nghỉ dài sau lễ cho năm nay.
| Ăn chay tháng Ramadan: Không chỉ là 'ăn đêm, nhịn ngày' Có thể với người Hồi giáo, việc thay đổi lịch sinh hoạt trong tháng Ramadan không quá khó khăn. Nhưng với khách nước ngoài, chuyện ... |
| Vui cùng Gergeean - Dịp lễ thể hiện tình yêu trẻ em trong tháng Ramadan Những ngày qua, trong không khí đậm sắc màu văn hoá Ramadan, trẻ em ở Kuwait được mặc đẹp, khoác những chiếc giỏ, đi gõ ... |
| Đặc sắc những ngày Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer Là lễ hội mừng năm mới lớn nhất của đồng bào Khmer, Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay vẫn giữ nguyên bản sắc, làm phong ... |
| Pakistan: Tháng Ramadan nhiều bất thường và những hậu quả không lường trước Tháng Ramadan năm nay diễn ra vào thời điểm khó khăn đối với người dân Pakistan khi lạm phát tăng bất thường. |
| Tết Chol Chnam Thmay - Nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer Tết Chol Chnam Thmay năm 2023 diễn ra từ ngày 14-16/4, là ngày mở đầu năm mới, mở đầu thời vụ, cũng là ngày hạnh ... |