Nếu Covid-19 không biến mất...

Mai Hoàng
Virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 có thể không bao giờ biến mất, con người có thể buộc phải sống chung và thích ứng với chúng. Với biện pháp như tiêm vaccine để tạo miễn dịch cộng đồng, chúng ta có thể giảm thiểu tác động của đại dịch này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19 có thể sẽ không hoàn toàn biến mất. (Nguồn: The Atlantic)
Covid-19 có thể sẽ không hoàn toàn biến mất. (Nguồn: The Atlantic)

Bài học trong quá khứ

Những năm 1980, một nhóm bác sỹ người Anh đã tiến hành nghiên cứu một thí nghiệm. Cụ thể, 15 tình nguyện viên đã được cho nhiễm virus có tên 229E qua đường mũi. 229E là một loại virus corona, gây ra bệnh cúm thông thường. Kết quả cho thấy, 10/15 người cho kết quả dương tính với virus này, nhưng chỉ 8/10 người có triệu chứng như cảm cúm.

Một năm sau, nhóm bác sỹ này lặp lại thí nghiệm đối với 14/15 người trong nhóm tình nguyện viên cũ. Sau khi bị cho lây nhiễm một lần nữa với virus 229E, 6/10 người tái nhiễm virus nhưng đều không phát triệu chứng nào cả.

Từ đó, nhóm bác sỹ phỏng đoán rằng, khả năng miễn dịch của con người trước virus corona sẽ suy yếu nhanh chóng và tình trạng tái nhiễm bệnh là phổ biến. Nhưng ở những lần sau, tình hình nhiễm bệnh sẽ nhẹ hơn, thậm chí là không có triệu chứng. Rất có thể, tất cả chúng ta đều đã từng bị nhiễm virus 229E, và nhiều hơn một lần.

Lý giải cho hiện tượng này, nhóm bác sỹ kết luận loại virus 229E có triệu chứng tương tự như bệnh cảm cúm - bệnh mà ai cũng từng ít nhất nhiễm một lần. Từ đó, nếu được điều trị tốt ở lần nhiễm đầu tiên thì khi gặp loại virus này lần thứ hai, thứ ba, hệ miễn dịch của con người sẽ biết cách phản ứng lại với virus, bảo vệ chúng ta khỏi các tình trạng nguy hiểm.

Thế nhưng, nghiên cứu này lại không được nhiều người biết đến. Lý do là khi đó, giới khoa học không quá để ý đến những cơn cảm lạnh mà chỉ tập trung vào nghiên cứu những căn bệnh nguy hiểm hơn.

Trước khi SARS-CoV-2 xuất hiện, thế giới mới phát hiện bốn loại virus corona gây bệnh cho con người với các triệu chứng cảm cúm. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, SARS-CoV-2 nhiều khả năng sẽ trở thành loại virus corona gây cảm cúm thứ năm.

Do đó, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng rằng, đại dịch sẽ kết thúc, dù bằng cách này hay cách khác. Số ca bệnh và tử vong tăng đột biến hiện này là do virus SARS-CoV-2 đang tấn công vào những hệ thống miễn dịch chưa đủ mạnh.

Nhằm đánh bại đại dịch, các nhà khoa học đã nhiều lần kêu gọi chúng ta cần phải tiêm vaccine ngừa Covid-19 để giúp cơ thể có thêm miễn dịch chống lại virus này, từ đó tạo ra miễn dịch cộng đồng.

Khi đó, Covid-19 sẽ chuyển sang dạng mà theo các nhà dịch tễ học gọi là “bệnh đặc hiệu”, tức là virus này sẽ không biến mất nhưng chúng cũng không còn đe dọa sự sống còn của con người nữa.

Cần hiểu đúng về vaccine

Sự có mặt của vaccine ngừa Covid-19 không phải là cái cớ để chúng ta mất cảnh giác với công tác phòng dịch. Dù virus SARS-CoV-2 rất có thể thuộc loại “bệnh đặc hữu”, nhưng chúng ta càng làm tốt công tác phòng dịch bao nhiêu thì càng sớm trở lại trạng thái bình thường bấy nhiêu.

Tất nhiên, vaccine không phải liều thuốc tiên mà chỉ cần tiêm là sẽ không bị nhiễm bệnh. Trên thực tế, mục tiêu ban đầu của vaccine là nhằm giảm thiểu những triệu chứng nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng gây tử vong.

Đặc biệt, đối với các loại vaccine chống lại bệnh về đường hô hấp, chúng sẽ không thể hoàn toàn chống lại sự lây nhiễm, do vaccine có khả năng tạo miễn dịch ở phổi tốt hơn ở mũi, nơi virus đường hô hấp thường thâm nhập cơ thể.

Để so sánh, vaccine phòng cúm mùa có hiệu quả từ 10 đến 60% tùy theo năm. Trong lịch sử, có những đợt cúm mùa đã khiến 12.000 - 61.000 người cao tuổi Mỹ trong các viện dưỡng lão tử vong. Vì vậy, chúng ta vẫn nên coi trọng phương pháp “phòng còn hơn chống”.

Vaccine không thể loại bỏ hoàn toàn virus SARS-Cov-2 nhưng giúp con người “sống chung với lũ”. Hiện nay, việc các biến thể mới như Beta, Gamma, Delta liên tục xuất hiện, phần nào làm hạn chế hiệu quả của các loại vaccine và cản trở quá trình kiến tạo “bình thường mới” của nhiều quốc gia.

Các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao như Anh, Israel, Mỹ, các biến thể mới xuất hiện khiến tỷ lệ dương tính với Covid-19 tăng, nhưng số ca tử vong tăng không đáng kể.

Kịch bản sống chung với Covid-19 đang được nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao ngắm đến. Nhưng để làm được vậy, mọi thứ phải phụ thuộc vào việc tiêm vaccine đại trà cho người dân. Khi con người được trang bị một hệ miễn dịch mạnh, việc nhiễm Covid-19 lần đầu tiên hay nhiều lần sau đó cũng không còn quá nguy hiểm tới tính mạng.

Khi đó, Covid-19 sẽ trở thành một loại “bệnh đặc hiệu”, một căn bệnh cúm mà con người sẽ mắc phải thường xuyên nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng và hai từ “đại dịch” sẽ nằm lại trong quá khứ.

Có người nào có đề kháng tự nhiên với Covid-19 hay không?

Có người nào có đề kháng tự nhiên với Covid-19 hay không?

Tại sao có người mắc Covid-19 có người không bị bệnh, mức độ nặng nhẹ khác nhau? Có ai có đề kháng tự nhiên với ...

Sau khi bị Covid-19 có bị lây nhiễm lại? Khỏi bệnh bao lâu thì có kháng thể?

Sau khi bị Covid-19 có bị lây nhiễm lại? Khỏi bệnh bao lâu thì có kháng thể?

Nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh đều lo lắng việc bị lây nhiễm lại khi tiếp xúc với người bệnh, các bác ...

(theo The Atlantic)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động