Nếu Covid-19 không biến mất...

Mai Hoàng
Virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 có thể không bao giờ biến mất, con người có thể buộc phải sống chung và thích ứng với chúng. Với biện pháp như tiêm vaccine để tạo miễn dịch cộng đồng, chúng ta có thể giảm thiểu tác động của đại dịch này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19 có thể sẽ không hoàn toàn biến mất. (Nguồn: The Atlantic)
Covid-19 có thể sẽ không hoàn toàn biến mất. (Nguồn: The Atlantic)

Bài học trong quá khứ

Những năm 1980, một nhóm bác sỹ người Anh đã tiến hành nghiên cứu một thí nghiệm. Cụ thể, 15 tình nguyện viên đã được cho nhiễm virus có tên 229E qua đường mũi. 229E là một loại virus corona, gây ra bệnh cúm thông thường. Kết quả cho thấy, 10/15 người cho kết quả dương tính với virus này, nhưng chỉ 8/10 người có triệu chứng như cảm cúm.

Một năm sau, nhóm bác sỹ này lặp lại thí nghiệm đối với 14/15 người trong nhóm tình nguyện viên cũ. Sau khi bị cho lây nhiễm một lần nữa với virus 229E, 6/10 người tái nhiễm virus nhưng đều không phát triệu chứng nào cả.

Từ đó, nhóm bác sỹ phỏng đoán rằng, khả năng miễn dịch của con người trước virus corona sẽ suy yếu nhanh chóng và tình trạng tái nhiễm bệnh là phổ biến. Nhưng ở những lần sau, tình hình nhiễm bệnh sẽ nhẹ hơn, thậm chí là không có triệu chứng. Rất có thể, tất cả chúng ta đều đã từng bị nhiễm virus 229E, và nhiều hơn một lần.

Lý giải cho hiện tượng này, nhóm bác sỹ kết luận loại virus 229E có triệu chứng tương tự như bệnh cảm cúm - bệnh mà ai cũng từng ít nhất nhiễm một lần. Từ đó, nếu được điều trị tốt ở lần nhiễm đầu tiên thì khi gặp loại virus này lần thứ hai, thứ ba, hệ miễn dịch của con người sẽ biết cách phản ứng lại với virus, bảo vệ chúng ta khỏi các tình trạng nguy hiểm.

Thế nhưng, nghiên cứu này lại không được nhiều người biết đến. Lý do là khi đó, giới khoa học không quá để ý đến những cơn cảm lạnh mà chỉ tập trung vào nghiên cứu những căn bệnh nguy hiểm hơn.

Trước khi SARS-CoV-2 xuất hiện, thế giới mới phát hiện bốn loại virus corona gây bệnh cho con người với các triệu chứng cảm cúm. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, SARS-CoV-2 nhiều khả năng sẽ trở thành loại virus corona gây cảm cúm thứ năm.

Do đó, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng rằng, đại dịch sẽ kết thúc, dù bằng cách này hay cách khác. Số ca bệnh và tử vong tăng đột biến hiện này là do virus SARS-CoV-2 đang tấn công vào những hệ thống miễn dịch chưa đủ mạnh.

Nhằm đánh bại đại dịch, các nhà khoa học đã nhiều lần kêu gọi chúng ta cần phải tiêm vaccine ngừa Covid-19 để giúp cơ thể có thêm miễn dịch chống lại virus này, từ đó tạo ra miễn dịch cộng đồng.

Khi đó, Covid-19 sẽ chuyển sang dạng mà theo các nhà dịch tễ học gọi là “bệnh đặc hiệu”, tức là virus này sẽ không biến mất nhưng chúng cũng không còn đe dọa sự sống còn của con người nữa.

Cần hiểu đúng về vaccine

Sự có mặt của vaccine ngừa Covid-19 không phải là cái cớ để chúng ta mất cảnh giác với công tác phòng dịch. Dù virus SARS-CoV-2 rất có thể thuộc loại “bệnh đặc hữu”, nhưng chúng ta càng làm tốt công tác phòng dịch bao nhiêu thì càng sớm trở lại trạng thái bình thường bấy nhiêu.

Tất nhiên, vaccine không phải liều thuốc tiên mà chỉ cần tiêm là sẽ không bị nhiễm bệnh. Trên thực tế, mục tiêu ban đầu của vaccine là nhằm giảm thiểu những triệu chứng nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng gây tử vong.

Đặc biệt, đối với các loại vaccine chống lại bệnh về đường hô hấp, chúng sẽ không thể hoàn toàn chống lại sự lây nhiễm, do vaccine có khả năng tạo miễn dịch ở phổi tốt hơn ở mũi, nơi virus đường hô hấp thường thâm nhập cơ thể.

Để so sánh, vaccine phòng cúm mùa có hiệu quả từ 10 đến 60% tùy theo năm. Trong lịch sử, có những đợt cúm mùa đã khiến 12.000 - 61.000 người cao tuổi Mỹ trong các viện dưỡng lão tử vong. Vì vậy, chúng ta vẫn nên coi trọng phương pháp “phòng còn hơn chống”.

Vaccine không thể loại bỏ hoàn toàn virus SARS-Cov-2 nhưng giúp con người “sống chung với lũ”. Hiện nay, việc các biến thể mới như Beta, Gamma, Delta liên tục xuất hiện, phần nào làm hạn chế hiệu quả của các loại vaccine và cản trở quá trình kiến tạo “bình thường mới” của nhiều quốc gia.

Các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao như Anh, Israel, Mỹ, các biến thể mới xuất hiện khiến tỷ lệ dương tính với Covid-19 tăng, nhưng số ca tử vong tăng không đáng kể.

Kịch bản sống chung với Covid-19 đang được nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao ngắm đến. Nhưng để làm được vậy, mọi thứ phải phụ thuộc vào việc tiêm vaccine đại trà cho người dân. Khi con người được trang bị một hệ miễn dịch mạnh, việc nhiễm Covid-19 lần đầu tiên hay nhiều lần sau đó cũng không còn quá nguy hiểm tới tính mạng.

Khi đó, Covid-19 sẽ trở thành một loại “bệnh đặc hiệu”, một căn bệnh cúm mà con người sẽ mắc phải thường xuyên nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng và hai từ “đại dịch” sẽ nằm lại trong quá khứ.

Có người nào có đề kháng tự nhiên với Covid-19 hay không?

Có người nào có đề kháng tự nhiên với Covid-19 hay không?

Tại sao có người mắc Covid-19 có người không bị bệnh, mức độ nặng nhẹ khác nhau? Có ai có đề kháng tự nhiên với ...

Sau khi bị Covid-19 có bị lây nhiễm lại? Khỏi bệnh bao lâu thì có kháng thể?

Sau khi bị Covid-19 có bị lây nhiễm lại? Khỏi bệnh bao lâu thì có kháng thể?

Nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh đều lo lắng việc bị lây nhiễm lại khi tiếp xúc với người bệnh, các bác ...

(theo The Atlantic)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4 - xổ số Vietlott Mega 26/4. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 26/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 26/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 26/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 26/4/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
XSVL 26/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 26/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 26/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 26/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 26/4/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và ...
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chiều ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động