Nga đã tránh đòn loại trực tiếp từ phương Tây hay loạt 'vũ khí' trừng phạt hoạt động lỗi?

Minh Anh
‘Vũ khí trừng phạt’ - một học thuyết mới về quyền lực của phương Tây, tưởng là đòn loại trực tiếp, nhưng kết quả hóa ra không hoàn hảo như vậy, ít ra là cho đến nay chưa thật hiệu quả với nền kinh tế Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'Vũ khí trừng phạt mới' - Nga đã tránh được ‘đòn loại trực tiếp’ từ phương Tây?
Nga đã tránh được đòn loại trực tiếp từ phương Tây hay 'vũ khí' trừng phạt có sai sót? (Nguồn: The Economist)

Cho đến nay, các biện pháp trừng phạt đối với kinh tế Nga có thật hiệu quả?... câu trả lời vẫn còn nằm ở thời tương lai. Giới quan sát cho rằng, đây có thể coi là bài học đầu tiên về "chiến tranh kinh tế thế giới mới".

"Chiến tranh kinh tế thế giới mới" như thế nào?

Bên cạnh cuộc xung đột quân sự hao người tốn của, kèm theo chết chóc và tàn phá hiện nay còn tồn tại một cuộc đấu tranh khác, đang diễn ra song song và không kém dữ dội - cuộc tấn công và trả đũa kinh tế cũng có quy mô và khốc liệt chưa từng thấy, kể từ những năm 1940.

Và các nước phương Tây đã và vẫn đang cố gắng làm tê liệt nền kinh tế 1,8 nghìn tỷ USD của Nga bằng một kho "vũ khí trừng phạt mới".

Hiệu quả của loạt đòn tấn công kinh tế hiện được coi là một trong những chìa khóa mở cánh cửa cuối cùng của cuộc xung đột tại Ukraine. Nó cũng tiết lộ nhiều vấn đề về năng lực của các nền dân chủ trong mục tiêu phát triển quyền lực toàn cầu vào cuối những năm 2020 và hơn thế nữa, bao gồm cả việc đối đầu với sức mạnh kinh tế Trung Quốc.

Tin liên quan
Ukraine - 31 năm độc lập, 6 tháng xung đột và một tương lai bất định Ukraine - 31 năm độc lập, 6 tháng xung đột và một tương lai bất định

Điều đáng lo ngại cho không chỉ các bên tham gia vào cuộc xung đột theo bất kể hình thức nào, mà với toàn thế giới là cho đến nay cuộc chiến trừng phạt-trả đũa vẫn chưa thấy hé lộ khả quan như mong đợi.

Kể từ tháng 2/2022, Mỹ, châu Âu và các đồng minh đã tung ra một loạt lệnh trừng phạt chưa từng có đối với hàng nghìn doanh nghiệp và cá nhân Nga. Một nửa trong số 580 tỷ USD dự trữ tiền tệ của Nga ở nước ngoài bị đóng băng và hầu hết các ngân hàng lớn của nước này bị cắt khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu.

Mỹ không còn mua dầu của Nga và lệnh cấm vận của châu Âu sẽ có hiệu lực hoàn toàn. Các công ty Nga bị cấm mua các tư liệu sản xuất đầu vào từ động cơ đến chip. Các nhà tài phiệt và quan chức Nga phải đối mặt với các lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản.

Cùng với mục tiêu trước mắt là làm hài lòng dư luận phương Tây, các biện pháp này còn có mục tiêu chiến lược. Trong ngắn hạn, ít nhất trong giai đoạn đầu là gây ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản và cán cân thanh toán ở Nga. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc tài trợ tài chính cho chiến dịch quân sự ở Ukraine và từ đó làm thay đổi các biện pháp triển khai chiến dịch của Điện Kremlin.

Về dài hạn, mục đích "kho vũ khí trừng phạt" là làm suy giảm năng lực sản xuất và sự tinh vi về công nghệ của Nga, từ đó, khiến nguồn lực của Tổng thống Nga Vladimir Putin để đảm bảo cho chiến dịch sẽ dần bị tiêu hao. Cuối cùng là ngăn chặn những đối tác của Moscow có khả năng ủng hộ.

Giới phân tích cho rằng, đằng sau những mục tiêu đầy tham vọng như vậy là một học thuyết mới về quyền lực của phương Tây.

Thời điểm đơn cực của những năm 1990 - khi quyền lực tối cao của Mỹ không còn bị kiểm soát, đã qua từ lâu. Sự thèm muốn sử dụng vũ lực quân sự của phương Tây cũng đã suy yếu kể từ sau các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.

Các biện pháp trừng phạt dường như đang là một chiến lược mới, cho phép phương Tây phát huy sức mạnh thông qua việc kiểm soát các mạng lưới tài chính và công nghệ ở các trung tâm của thế giới, thế kỷ XXI. Trong 20 năm qua, họ cũng đã có những bước triển khai để trừng phạt các hành vi vi phạm nhân quyền, cô lập Iran và Venezuela, hay các doanh nghiệp như Huawei.

Vũ khí trừng phạt có sai sót?

Nhưng "vũ khí' tấn công nền kinh tế Nga đã đưa các biện pháp trừng phạt lên một cấp độ mới, với mục tiêu làm tê liệt nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới - một trong những nhà xuất khẩu năng lượng, ngũ cốc và các mặt hàng quan trọng khác.

Kết quả có thể là gì? Theo dự tính, trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, sự cô lập với các thị trường phương Tây sẽ gây ra sự tàn phá trong nền kinh tế Nga. Có thể, đến năm 2025, 1/5 số máy bay dân dụng của nước này không thể cất cánh vì chúng thiếu phụ tùng.

'Vũ khí trừng phạt mới' - Nga đã tránh được ‘đòn loại trực tiếp’ từ phương Tây?
USD và chất bán dẫn chưa thể giúp bên nào có vị thế vượt trội. (nguồn: Investopedia)

Việc nâng cấp mạng lưới viễn thông có thể bị trì hoãn và người tiêu dùng sẽ không còn cơ hội tiếp xúc với các thương hiệu phương Tây.

Và tất nhiên, khi Moscow và giới tài phiệt quốc hữu hóa tài sản của phương Tây, từ các nhà máy, ô tô đến cửa hàng McDonald’s, thì phía Nga cũng có thể đang mất đi một số công dân tài năng nhất của mình.

Chỉ có một rắc rối là đòn loại trực tiếp của Mỹ và phương Tây đã không thành hiện thực. GDP của Nga có thể sẽ giảm 6% vào năm 2022, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Nhưng con số này ít hơn nhiều so với mức giảm 15% mà nhiều người trước đó đã cảnh báo, hoặc thậm chí vẽ ra một viễn cảnh suy thoái như ở Venezuela.

Doanh thu bán năng lượng của Nga sẽ có thặng dư tài khoản vãng lai 265 tỷ USD trong năm nay, lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc. Sau cuộc khủng hoảng, hệ thống tài chính của Nga cũng dần ổn định và nước này đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới cho một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả Trung Quốc.

Trong khi đó ở phía bên kia - châu Âu, một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể kích hoạt cuộc suy thoái toàn khu vực. Tuần này, giá khí đốt tự nhiên đã tăng thêm 20% do Nga siết chặt nguồn cung.

Hóa ra vũ khí trừng phạt có “sai sót”?

Đầu tiên, nó phải có độ trễ về thời gian. Việc ngăn chặn quyền tiếp cận công nghệ, giới hạn Nga với các công nghệ độc quyền của phương Tây phải mất nhiều năm mới có thể thấy thành công.

Trong khi đó, đối với đặc điểm riêng của nền kinh tế Nga, việc hấp thụ đòn ban đầu của các lệnh cấm vận sẽ không quá khó khăn vì họ có thể tự chi phối các nguồn lực.

Tiếp sau đó là sự "phản đòn" trừng phạt. Mặc dù GDP của phương Tây vượt trội so với Nga, nhưng khó kìm hãm hoàn toàn Tổng thống Putin về sức mạnh khí đốt.

Lỗ hổng lớn nhất là các lệnh cấm vận toàn bộ hoặc một phần không được thực thi bởi hơn 100 quốc gia khác - chiếm 40% GDP thế giới. Dầu Urals đang chảy sang châu Á. Dubai đang rủng rỉnh tiền mặt của Nga và người ta vẫn có thể bay cùng Emirates và các hãng hàng không khác để đến Moscow 7 lần một ngày.

Một nền kinh tế toàn cầu hóa có khả năng thích ứng tốt với các cú sốc và cơ hội, đặc biệt khi hầu hết các quốc gia không muốn thực thi chính sách quá hà khắc của phương Tây. Do đó, nên loại bỏ mọi ảo tưởng rằng, các lệnh trừng phạt sẽ mang thắng lợi về cho Mỹ và phương Tây với cái giá rẻ nhất.

Và để đặt lên "bàn cân" căng thăng kinh tế lâu năm giữa Mỹ-Trung Quốc, cũng giống như với Nga, nền kinh tế số 2 thế giới khó mà sụp đổ. Và chính phủ ở Bắc Kinh có thể trả đũa bằng cách "bỏ đói" các đối tác không thân thiện bằng việc ngăn chặn các thiết bị điện tử, pin và dược phẩm tới phương Tây, khiến các kệ hàng của Walmart trống rỗng, gây ra hỗn loạn.

So với Mỹ và phương Tây, số nền kinh tế là đối tác thương mại lớn với Trung Quốc, không hề kém cạnh, nên một lệnh cấm vận toàn cầu đối với họ thậm chí còn khó hơn so với Nga. Bởi khó có thể bao vây một nền kinh tế nào đó trên nhiều mặt trận, hoặc nắm chắc các điểm trọng yếu khiến đối thủ phải "nghẹt thở". Đó là một bài học đầu tiên về "chiến tranh kinh tế thế giới mới".

Từ thực tế căng thẳng tại Đông Âu, giới phân tích cho rằng, quyền lực cứng quan trọng, các biện pháp trừng phạt cũng đóng vai trò quan trọng, nhưng phương Tây không nên để chúng sinh sôi. Bởi khi các nền kinh tế càng lo sợ các lệnh trừng phạt vào "ngày mai", họ sẽ càng ít sẵn sàng thực thi các lệnh cấm vận đối với những nền kinh tế khác vào "ngày hôm nay".

Tin tốt là, hơn 180 ngày sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, các nền dân chủ đang thích nghi với thực tế này và cố gắng học những bài học tương tự.

Xung đột Nga-Ukraine đã đánh dấu một kỷ nguyên đối đầu trong thế kỷ XXI, trong đó các yếu tố quân sự, công nghệ và tài chính đan xen nhau. Đây không phải là thời đại mà phương Tây có thể cho rằng, họ giữ vị thế vượt trội, chỉ thông qua USD và chất bán dẫn.

Giá cà phê hôm nay 30/8: Đồng loạt giảm, robusta giảm rất mạnh, thị trường toàn cầu vẫn đang được 'trợ lực'

Giá cà phê hôm nay 30/8: Đồng loạt giảm, robusta giảm rất mạnh, thị trường toàn cầu vẫn đang được 'trợ lực'

Lượng tồn kho trên các sàn phái sinh giảm đã tác động tích cực lên thị trường cà phê toàn cầu, theo báo cáo mới ...

Tình hình nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia: Nga cáo buộc Ukraine 'tấn công theo kiểu liều chết', hối thúc IAEA làm điều này

Tình hình nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia: Nga cáo buộc Ukraine 'tấn công theo kiểu liều chết', hối thúc IAEA làm điều này

Chính quyền thành phố Enerhodar cho biết, Ukraine đã tiến hành một vụ tấn công theo kiểu liều chết bằng máy bay không người lái ...

Ukraine - 31 năm độc lập, 6 tháng xung đột và một tương lai bất định

Ukraine - 31 năm độc lập, 6 tháng xung đột và một tương lai bất định

Được trang bị vũ khí sát thương ngày càng tăng từ Mỹ và các đồng minh khác, Ukraine đôi khi có thể giành thế chủ ...

Kinh tế Nga-Trung Quốc: 'hợp tác không có giới hạn'?

Kinh tế Nga-Trung Quốc: 'hợp tác không có giới hạn'?

Bắc Kinh muốn mua dầu của Nga và ủng hộ chính trị nồng nhiệt cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine. ...

(theo The Economist)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Khám sức khỏe miễn phí cho cộng đồng người Việt Nam tại Czech

Khám sức khỏe miễn phí cho cộng đồng người Việt Nam tại Czech

Ngày 7/9, tại Trung tâm thương mại Sapa, Praha đã diễn ra chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe miễn phí cho cộng đồng người Việt Nam tại Czech.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Baoquocte.vn. Mới đây, đoàn công tác của Thành ủy Hà Nội đã đi kiểm tra thực tế và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa ...
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (8-18/9): Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa lớn giảm dần; Trung Bộ có nắng nóng; phía Nam chiều tối mưa rào, giông rải rác

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (8-18/9): Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa lớn giảm dần; Trung Bộ có nắng nóng; phía Nam chiều tối mưa rào, giông rải rác

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (8-18/9) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
'Dính' lệnh bắt giữ, ứng cử viên đối lập Venezuela rời khỏi đất nước tới Tây Ban Nha

'Dính' lệnh bắt giữ, ứng cử viên đối lập Venezuela rời khỏi đất nước tới Tây Ban Nha

Theo Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares, ứng cử viên đối lập Venezuela Edmundo Gonzalez Urrutia đang trên đường tới quốc gia châu Âu này.
Morocco ngăn chặn 45.000 người di cư vượt biên tới 'trời Âu' năm 2024

Morocco ngăn chặn 45.000 người di cư vượt biên tới 'trời Âu' năm 2024

Morocco đã ngăn chặn 45.015 người di cư bất hợp pháp sang châu Âu kể từ tháng 1/2024 và triệt phá 177 băng nhóm buôn người.
Tổng thống Mozambique bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Mozambique bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chiều 8/9, Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 ...
Giá cà phê hôm nay 8/9/2024: Giá cà phê giảm bởi 'yếu tố bất ngờ', tình trạng khan hàng năm nay sẽ đến sớm hơn?

Giá cà phê hôm nay 8/9/2024: Giá cà phê giảm bởi 'yếu tố bất ngờ', tình trạng khan hàng năm nay sẽ đến sớm hơn?

Giá cà phê hôm nay 8/9/2024: Giá cà phê giảm bởi 'yếu tố bất ngờ', tình trạng khan hàng năm nay sẽ đến sớm hơn, vì lý do này...
Giá heo hơi hôm nay 8/9: Đồng loạt tăng cả 3 miền, thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình

Giá heo hơi hôm nay 8/9: Đồng loạt tăng cả 3 miền, thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình

Giá heo hơi hôm nay 8/9: Cả 3 miền đều bật tăng, nhiều tỉnh lập đỉnh mới.
Giá tiêu hôm nay 8/9/2024: Biến động mạnh, hơn 43% tiêu Việt xuất khẩu ‘hạ cánh’ thị trường này

Giá tiêu hôm nay 8/9/2024: Biến động mạnh, hơn 43% tiêu Việt xuất khẩu ‘hạ cánh’ thị trường này

Giá tiêu hôm nay 8/9/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 153.000 – 154.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 7/9/2024: Giá cà phê bất ngờ 'quay xe' phiên cuối tuần, cả người mua và người bán đứng ngoài cuộc chờ đợi

Giá cà phê hôm nay 7/9/2024: Giá cà phê bất ngờ 'quay xe' phiên cuối tuần, cả người mua và người bán đứng ngoài cuộc chờ đợi

Giá cà phê hôm nay 7/9/2024: Giá cà phê bất ngờ 'quay xe' phiên cuối tuần, cả người mua và người bán đứng ngoài cuộc, chờ đợi...
Kinh tế Việt Nam giữ ‘ánh hào quang’

Kinh tế Việt Nam giữ ‘ánh hào quang’

ASEAN vẫn được xem là khu vực tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất trên thế giới hiện nay và Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Giá heo hơi hôm nay 7/9: Tăng nhẹ ở hai tỉnh phía Bắc; Chăn nuôi an toàn sinh học tránh được dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 7/9: Tăng nhẹ ở hai tỉnh phía Bắc; Chăn nuôi an toàn sinh học tránh được dịch tả heo châu Phi

Qua khảo sát, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại hai tỉnh miền núi phía Bắc. Khu vực miền Bắc hiện chỉ còn tỉnh Ninh Bình đang giao dịch với giá 64.000 ...
Bất động sản mới nhất: Việt Nam có lợi thế thu hút đầu tư vào địa ốc công nghiệp, bảng giá đất sẽ được ban hành hằng năm

Bất động sản mới nhất: Việt Nam có lợi thế thu hút đầu tư vào địa ốc công nghiệp, bảng giá đất sẽ được ban hành hằng năm

Thị trường địa ốc công nghiệp tại Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, bảng giá đất sẽ được ban hành hằng năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Cảnh báo việc lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, 4 trường hợp đất lấn chiếm được xem xét cấp sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Cảnh báo việc lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, 4 trường hợp đất lấn chiếm được xem xét cấp sổ đỏ

Bình Dương đấu giá hàng chục lô 'đất vàng', 4 trường hợp đất lấn chiếm, vi phạm được xem xét cấp sổ đỏ… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hà Nội: Lấy ý kiến về điều kiện tách thửa, hợp thửa từng loại đất

Hà Nội: Lấy ý kiến về điều kiện tách thửa, hợp thửa từng loại đất

Baoquocte.vn. Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND thành phố Hà Nội Dự thảo quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội đề xuất tăng diện tích tách thửa tối thiểu, khởi công siêu dự án 90ha, điều kiện để người nước ngoài được cho thuê nhà

Bất động sản mới nhất: Hà Nội đề xuất tăng diện tích tách thửa tối thiểu, khởi công siêu dự án 90ha, điều kiện để người nước ngoài được cho thuê nhà

Hà Nội đề xuất diện tích tối thiểu 50m2 mới được tách thửa, Vingroup khởi công siêu dự án 90ha tại Đông Anh… là những tin bất động sản mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá đất Đà Lạt sau điều chỉnh, yêu cầu kiểm tra dự án nghìn tỷ, điều kiện người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam

Bất động sản mới nhất: Giá đất Đà Lạt sau điều chỉnh, yêu cầu kiểm tra dự án nghìn tỷ, điều kiện người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam

Điều kiện người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, Lâm Đồng sắp điều chỉnh bảng giá đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hà Nội đầu tư gần 6.000 tỷ đồng xây thêm hơn 8.300 căn nhà ở xã hội

Hà Nội đầu tư gần 6.000 tỷ đồng xây thêm hơn 8.300 căn nhà ở xã hội

Baoquocte.vn. Thành phố Hà Nội sẽ có thêm 6 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích gần 13 ha tại quận, huyện: Ba Đình, Long Biên, Thanh Trì, Thạch Thất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/9: USD giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/9: USD giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/9 ghi nhận USD đã giảm so với hầu hết các loại tiền tệ chính trong một phiên giao dịch đầy biến động.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/9: USD 'lùi bước', EUR phục hồi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/9: USD 'lùi bước', EUR phục hồi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/9 ghi nhận USD đã giảm so với hầu hết các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/9: Vị thế trú ẩn an toàn của USD lại 'lên ngôi'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/9: Vị thế trú ẩn an toàn của USD lại 'lên ngôi'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/9 ghi nhận đồng USD tăng lên mức cao nhất trong hai tuần so với đồng EUR.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/9: Đồng USD hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/9: Đồng USD hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/9 ghi nhận đồng USD hạ nhiệt, hiện ở mức 24.224 đồng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/9: USD đã phục hồi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/9: USD đã phục hồi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/9 ghi nhận đồng USD đã phục hồi tốt trở lại, neo ở mức 101,73.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/8: Đâu là cặp tiền tệ nhạy cảm nhất?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/8: Đâu là cặp tiền tệ nhạy cảm nhất?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/8 ghi nhận đồng USD bật tăng nhờ dữ liệu kinh tế mới của Mỹ.
Phiên bản di động