Nga - phương Tây: Rối lại càng rối

Căng thẳng liên quan đến vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc tại Anh đang khiến quan hệ giữa Moscow và các nước phương Tây phức tạp hơn bao giờ hết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nga phuong tay roi lai cang roi Tổng thống Putin: Cáo buộc Moscow liên quan đến vụ Skripal là hoang tưởng
nga phuong tay roi lai cang roi ​Thắng áp đảo, ông Putin lần thứ 4 đắc cử Tổng thống Nga

Tâm điểm của cộng đồng quốc tế trong những ngày này chính là diễn biến xung quanh hục hặc giữa Nga và phương Tây về vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal. Ngày 4/3/2018, ông này cùng con gái được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh và khó thở trên băng ghế gần một khu mua sắm tại vùng Salisbury, Anh. Cả hai đã nhanh chóng được điều trị, nhưng hiện vẫn đang trong tình trạng nguy kịch. Khám nghiệm ban đầu cho thấy ông Skripal và con gái đã bị đầu độc bởi độc tố thần kinh Novichok A-232, “đặc sản” của điệp viên Nga, được sản xuất trong giai đoạn 1971 – 1993.

Do đó, không có gì khó hiểu khi London nói riêng, cũng như Brussels và Washington nói chung, đã ngay lập tức “chĩa mũi dùi” về phía Kremlin, cho rằng Moscow đã điều động Tổng cục An ninh Liên bang (FSB) “khử” ông Skripal để bịt đầu mối. Tuy nhiên, suy đoán này đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của Tổng thống Vladimir Putin khi ông cho rằng cáo buộc này là vô căn cứ và nhằm làm suy yếu, cô lập Nga. Những diễn biến “nóng” hiện nay cho thấy căng thẳng này sẽ tiếp tục chi phối quan hệ giữa Nga và phương Tây thời gian tới.

nga phuong tay roi lai cang roi
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Anh Theresa May (phải). (Nguồn: AP/Reuters)

Ngọn lửa bùng cháy

Ngay sau vụ việc, Thủ tướng Anh Theresa May đã dùng những lời lẽ mạnh mẽ nhất nhắm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, cho rằng các điệp viên Moscow “là nghi phạm số một” với hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của London và sẽ có động thái đáp trả. Nói là làm, ngày 26/3, trong một tuyên bố đồng thuận hiếm hoi thời hậu Brexit, Liên minh châu Âu (EU) và Anh thông báo sẽ trục xuất một số lượng lớn các quan chức ngoại giao Nga, được cho là gián điệp hoạt động tại châu Âu, đồng thời xem xét tẩy chay World Cup 2018 tới tại xứ Bạch Dương.

Cùng ngày, Washington cũng có động thái tương tự với 60 nhà ngoại giao Nga, đưa con số này lên tới 130 người. Ngày 26/3, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders khẳng định: “Hành động mới nhất của các điệp viên Nga tại Anh nằm trong chuỗi những hoạt động gây bất ổn trên toàn thế giới. Với động thái này, Washington cùng những đồng minh và đối tác muốn Moscow hiểu rõ rằng Kremlin phải hứng chịu hậu quả cho những hành động của mình”. Mỹ cũng đã đóng cửa tạm thời Tổng Lãnh sự quán Nga tại Seattle.

Đối mặt với làn sóng phản đối, song Nga vẫn không hề nao núng. Tổng thống Vladimir Putin đã nhanh chóng tuyên bố sẽ “có những hành động đáp trả… động thái thiếu thân thiện” đến từ các quốc gia phương Tây. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thì cho rằng đây là “kết quả của những áp lực chính trị và kinh tế, vốn là vũ khí chủ chốt của Washington trên chính trường quốc tế nhân cái gọi là vụ việc Skripal” và cam kết sẽ đáp trả bằng động thái tương tự, trước mắt là trục xuất ít nhất 100 nhà ngoại giao đến từ những nước phản đối. Những diễn biến “ăn miếng trả miếng” này ngày càng khiến quan hệ giữa Moscow và phương Tây đi vào ngõ cụt.

Bổn cũ soạn lại?

Tuy nhiên, cần nhớ rằng đây không phải là lần đầu tiên diễn ra những vụ việc như vậy. Trước vụ việc của ông Skripal, tháng 11/2006, cộng đồng quốc tế cũng đã một phen chấn động khi cựu điệp viên Nga Alexander Litvinenko đã bị đầu độc bằng đồng vị phóng xạ Polonium-210 khi đang tị nạn tại Anh. Từng làm việc trong FSB, nắm giữ nhiều bí mật liên quan của chính giới Nga trước khi đào tẩu sang Anh, ông Litvinenko được cho là đã bị các đồng nghiệp cũ “ra tay” nhằm bịt đầu mối, nhất là khi ông liên tục viết sách kể về thời gian “công tác” tại Moscow và nghe lệnh của Tổng thống Putin. Cái chết của ông Litvinenko đã khiến mối bang giao giữa Moscow và London nguội lạnh trong một thời gian dài, với những động thái trục xuất quan chức ngoại giao và đóng băng quan hệ.

Tương tự, việc cựu điệp viên Nga Skripal và con gái bị đầu độc sẽ một lần nữa khiến quan hệ Nga và phương Tây rơi vào bế tắc, thậm chí nghiêm trọng hơn lần trước, nhất là khi hai bên đang có nhiều xung đột về lợi ích. Vấn đề chủ quyền Crimea vẫn tiếp tục chia rẽ Moscow và Brussels, nhất là khi Kremlin và tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận quân sự dọc biên giới Ukraine nhằm răn đe lẫn nhau. Bên cạnh đó, EU tiếp tục duy trì các lệnh cấm vận Nga, khiến cho quá trình hồi phục kinh tế của Moscow gặp không ít khó khăn.

Trong khi đó, cuộc “thánh chiến” chống lại sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ năm 2016 vẫn đang trên đà mở rộng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Quan trọng hơn, Washington cùng lực lượng nổi dậy đang tỏ ra yếu thế trên chiến trường Syria trước quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad được Moscow hậu thuẫn. Thêm vào đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton mới được bổ nhiệm đều là những người có quan điểm rất cứng rắn với Kremlin. Do đó, động thái trục xuất các nhà ngoại giao Nga có thể khiến Mỹ lấy lại phần nào vị thế trên bàn cờ địa chính trị và khẳng định thái độ không khoan nhượng với bất kì hành động nào gây tổn hại tới lợi ích của Washington và đồng minh. Những lời qua tiếng lại, lệnh trừng phạt hay đe dọa trục xuất ngày một đan xen, khiến mối quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây rối lại càng rối.

nga phuong tay roi lai cang roi Ônh Trump tuyến bố sẽ gặp ông Putin trong tương lai gần

Ngày 20/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông có thể gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một tương lai không xa, nhằm ...

nga phuong tay roi lai cang roi Putinomics 2.0 sẽ có khác biệt

Tiến dần tới khả năng tái cử nhiệm kỳ thứ 4, thời gian cầm quyền ở điện Kremlin của đương kim Tổng thống Nga Vladimir ...

nga phuong tay roi lai cang roi Nga khẳng định lập trường ủng hộ Palestine

Tại cuộc hội đàm với Tổng thống Palestine Mahmud Abbas tại Moscow ngày 12/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo ông đã thảo luận ...

Minh Vương

Đọc thêm

Vạc giữ lửa của Olympic Paris 2024 có gì đặc biệt?

Vạc giữ lửa của Olympic Paris 2024 có gì đặc biệt?

Vạc giữ lửa Thế vận hội Olympic 2024 đúc từ thép không gỉ và nhôm, hình tròn nặng 95kg được thắp sáng lần đầu tiên tại thành phố Marseille.
Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Cơ quan An ninh Ukraine đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky và các quan chức cấp cao
Quan chức G7 thừa nhận không còn bàn đến vấn đề tịch thu tài sản Nga; IMF lên tiếng nhắc nhở

Quan chức G7 thừa nhận không còn bàn đến vấn đề tịch thu tài sản Nga; IMF lên tiếng nhắc nhở

Phó Tổng giám đốc điều hành IMF nhắc nhở các nước phương Tây về kế hoạch sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine.
Xe điện VinFast VF3 lộ giá bán chỉ từ 235 triệu đồng

Xe điện VinFast VF3 lộ giá bán chỉ từ 235 triệu đồng

Giá xe VinFast VF3 chính thức lộ diện chỉ 235 triệu đồng đối với phiên bản thuê pin và 315 triệu đồng dành cho phiên bản mua pin.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và ...
Bổ nhiệm Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Bujumbura, Burundi

Bổ nhiệm Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Bujumbura, Burundi

Đại sứ Vũ Thanh Huyền bày tỏ tin tưởng, ông Juvenal Sakubu sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần tăng cường quan hệ Việt Nam-Burundi.
Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Cơ quan An ninh Ukraine đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky và các quan chức cấp cao
Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Australia thắt chặt việc bảo vệ bí mật quân sự, trong bối cảnh ngành công nghiệp quốc phòng nước này đang mở rộng do AUKUS.
Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn ở nhiều nước châu Phi, có tên gọi 'Sư tử châu Phi 2024', kéo dài đến ngày 31/5.
Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

3 tàu Hải quân Ấn Độ đã đến Singapore, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày trong khuôn khổ hoạt động của Hạm đội miền Đông ở Biển Đông.
Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Sau lễ nhậm chức, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2030, triển vọng 2036.
Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Israel cho hay, việc tấn công vào Rafah giúp gây áp lực buộc Hamas phải chấp nhận thỏa thuận và thúc đẩy mục tiêu tiêu diệt phong trào Hồi giáo.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động