Nga – Ukraine hậu Thể thức Normandy: 4 tháng, 5 phút, khí đốt và Crimea

TGVN. Thể thức Normandy tại Paris đã kết thúc, song dư âm sẽ tiếp tục đọng lại và tác động tới miền Đông Ukraine nói riêng và quan hệ Nga – Ukraine nói chung. Phân tích của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nga ukraine hau the thuc normandy 4 thang 5 phut khi dot va crimea Tổng thống Nga cung cấp thông tin về vụ ám sát ở Berlin
nga ukraine hau the thuc normandy 4 thang 5 phut khi dot va crimea Lần thứ hai ĐHĐ LHQ thông qua Nghị quyết về Crimea, kêu gọi chấm dứt việc Nga chiếm đóng
nga ukraine hau the thuc normandy 4 thang 5 phut khi dot va crimea
Lãnh đạo bốn nước tham dự Thể thức Normandy tại buổi họp báo chung cuối sự kiện. (Nguồn: Reuters)

Sáng sớm ngày 10/12 (theo giờ Hà Nội), Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kết thúc Thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ Normandy tại Paris (Pháp). Ngay sau khi kết thúc sự kiện tại Điện Elysee, lãnh đạo 4 nước này đã họp báo chung để thông báo vắn tắt về nội dung và kết quả, cũng như quan điểm về giải quyết khủng hoảng ở Đông Ukraine.

Tổng thống chủ nhà Emmanuel Macron khẳng định Thể thức Normandy lần này đã đạt nhiều kết quả và cho biết, Hội nghị tiếp theo sẽ được tổ chức sau 4 tháng nữa. Thủ tướng Đức Angela Merkel tin rằng sự kiện đã giúp các bên vượt qua “giai đoạn ru ngủ” trong giải quyết khủng hoảng, khi nhất trí thực thi tổng thể giải pháp trong thỏa thuận Minsk, bao gồm tiến hành bầu cử địa phương.

Về phần mình, Tổng thống Ukraine Zelensky cảm ơn người đồng cấp Pháp với sáng kiến tổ chức Thể thức Normandy tại Paris, nhấn mạnh giải pháp tổng thể nhằm giải quyết tình hình tại Donbass không thể thiếu việc đảm bảo an ninh. Ông khẳng định sẽ không nhượng bộ về vấn đề lãnh thổ hay liên bang hóa đất nước; Kiev và Moscow đã thống nhất triển khai trao trả tù nhân ngày 24/12 tới. Song nhà lãnh đạo này cũng “tiếc” khi chưa thể giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng.

Cuối cùng, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định sẽ nỗ lực đóng góp vào tiến trình giải quyết khủng hoảng ở Đông Ukraine, tiến hành trao đổi tù nhân, rút quân khỏi 3 điểm nóng ở khu vực giới tuyến theo thỏa thuận Minsk II đã ký kết tháng 2/2015.

Phát ngôn của người trong cuộc đã phác họa viễn cảnh tương đối “sáng” về miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, tại các sự kiện, hội nghị quốc tế lớn, Tuyên bố chung hay phát biểu tại họp báo đôi lúc chỉ mang tính ngoại giao, giảm nhẹ né tránh bất đồng, xung đột nhạy cảm giữa các bên và không phản ánh thực chất những gì diễn ra trước, trong và sau sự kiện đó. Liệu Thể thức Normandy lần này có phải là một sự kiện như vậy?

4 tháng và 5 phút

Có một vài điểm đặc biệt về Thể thức Normandy lần này.

Thứ nhất, các bên không đưa ra Tuyên bố chung như thường thấy tại các sự kiện, diễn đàn quốc tế lớn. Điều này có thể được lý giải khi Thể thức Normandy là diễn đàn nhỏ với 4 nước tham dự; các lần trước cũng kết thúc mà không có Tuyên bố chung. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp có đề cập việc tổ chức Thể thức Normandy sau 4 tháng nữa. Như vậy, 120 ngày này sẽ là thời gian để các bên trong thỏa thuận Minsk II, Ukraine và Nga, triển khai cam kết đã thống nhất tại Paris. Quãng thời gian này là ngắn so với khoảng thời gian 8 tháng tới 1 năm giữa các lần Thể thức Normandy liên tiếp (7/2014 – 2/2015 – 10/2015 – 10/2016). Như vậy, không loại trừ khả năng Nga và Ukraine vẫn bất đồng, và 4 tháng là thời gian để họ giải quyết trước khi gặp trở lại.

Thứ hai, cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã không “kịch tính” như cách nhiều người mong muốn. Theo đó, các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Đức và Pháp đã có 2 cuộc làm việc tại Điện Elysee, bao gồm cuộc họp kéo dài 2 tiếng 20 phút và “bữa tối làm việc”; hội đàm song phương Nga – Ukraine “lọt thỏm” trong khung thời gian này và chỉ kéo dài trong 5 – 10 phút.

Có hai cách lý giải cho sự ngắn ngủi này: Trước đó, quan chức Nga và Ukraine có thể đã đàm phán kín và đạt thỏa thuận cần thiết – cuộc gặp cấp lãnh đạo chỉ mang tính hình thức, xây dựng quan hệ làm tiền đề cho hợp tác về sau. Đây là điều thường thấy trong công tác ngoại giao, khi lãnh đạo cấp cao gặp gỡ nhằm thể hiện nhất trí về mặt nguyên tắc, xây dựng quan hệ cá nhân; chi tiết về thỏa thuận sẽ được đàm phán kỹ hơn bởi các đoàn làm việc.

Tuy nhiên, không loại trừ khả năng khi tiếp xúc, hai bên đã đạt thỏa thuận do bất đồng còn tồn tại và phải ngưng hội đàm. Trên thực tế, quan điểm giữa Nga và Ukraine trong nhiều vấn đề, từ Donbass tới Crimea, vẫn ở thế đối đầu và điểm chung hiếm hoi chưa thể dung hòa khác biệt này.

nga ukraine hau the thuc normandy 4 thang 5 phut khi dot va crimea
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm ngắn ngủi tại Thể thức Normandy năm nay. (Nguồn: EPA)

Crimea hay chuyện về khí đốt

Thứ ba, vấn đề chủ quyền Crimea không được đề cập trong tuyên bố của 4 nhà lãnh đạo và trong suốt quá trình diễn ra Thể thức Normandy. Chỉ duy nhất khi kết thúc sự kiện, Tổng thống Ukraine Zelensky đã khẳng định sẽ không bao giờ nhượng bộ về lãnh thổ cũng như việc liên bang hóa đất nước. Tuyên bố này không chỉ nói về Donbass, mà ẩn ý về Crimea. Như vậy, dường như Crimea là vấn đề đã được nhất trí không đề cập trong phát biểu trước báo giới, tránh khơi ra những khác biệt còn tồn tại.

Thứ tư, trong lúc diễn ra Thể thức Normandy, ngày 9/12, báo Thương gia (Nga) dẫn nguồn quan chức Nga giấu tên chuyên trách về Ukraine cho biết Moscow muốn phát triển quan hệ với Kiev theo mô hình Gruzia. Khi ấy, xung đột sẽ không được giải quyết triệt để (như Abkhazia và Nam Ossetia), song quan hệ song phương vẫn được bảo đảm; Nga và Ukraine sẽ hợp tác về kinh tế và giải quyết các vấn đề mới nổi theo định dạng đặc biệt.

Thật vậy, bất chấp những bất đồng chính trị, ông Putin và ông Zelensky có thể đã thảo luận về vận chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine tới EU sau ngày 1/1/2020. Trước đó, ông Zelensky từng khẳng định thỏa thuận này là một ưu tiên đối với Ukraine và đóng vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng của châu Âu. Về phần mình, trong cuộc họp báo chung trước khi Thể thức Normandy ở Paris, ông Putin cũng đã ẩn ý rằng Nga sẵn sàng cung cấp khí đốt cho Ukraine với giá rẻ hơn 25% so với hiện nay một khi quan hệ hai nước tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp.

Như vậy, có thể thấy quan hệ Nga – Ukraine hậu thể thức Normandy chia làm 2 hướng. Một mặt, hai bên đã đạt được một số tiến triển nhất định như thống nhất một số nguyên tắc về giải quyết chiến sự miền Đông Ukraine, tiến hành trao đổi tù nhân và nối lại hợp tác kinh tế trong lĩnh vực khí đốt. Mặt khác, giữa Moscow và Kiev vẫn tồn tại nhiều bất đồng, đặc biệt xung quanh việc triển khai thỏa thuận ngừng bắn Minsk II, tổ chức bầu cử tại vùng Donbass và Crimea. Xét về tổng thể, quan hệ Nga – Ukraine hậu Thể thức Normandy đã có tiến triển, song là chưa nhiều và khó duy trì trong dài hạn. Vì thế, giấc mơ hòa bình tại Donbass hay nỗi ước vọng của cộng đồng quốc tế về một Đông Ukraine vắng tiếng súng sẽ phải chờ tới Thể thức Normandy 4 tháng tới.

nga ukraine hau the thuc normandy 4 thang 5 phut khi dot va crimea

Hội nghị Bộ Tứ Normandy kết thúc, Tổng thống Ukraine 'nuối tiếc'

TGVN. Sáng sớm 10/12 theo giờ Hà Nội, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng ...

nga ukraine hau the thuc normandy 4 thang 5 phut khi dot va crimea

Lần đầu tiên gặp '1+1', Tổng thống Nga chỉ dành 5-10 phút cho người đồng cấp Ukraine

TGVN. Rạng sáng 10/12 theo giờ Hà Nội, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc gặp song phương ...

nga ukraine hau the thuc normandy 4 thang 5 phut khi dot va crimea

Nga hài lòng phát triển quan hệ với Ukraine theo mô hình của Gruzia

TGVN. Ngày 9/12, báo Thương gia (Nga) dẫn nguồn một quan chức Nga chuyên trách về Ukraine cho biết, Nga không có ý định xem ...

Phan Quân

Đọc thêm

Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Theo truyền thông Mỹ, Abby Hensel, người có chị em song sinh dính liền thân, đã kết hôn với một cựu quân nhân từ năm 2021.
Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ...
Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Tôi nghe nói có thông tin đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe. Vậy thông tin này có chính xác không? – Độc ...
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Trong quá trình sử dụng iPhone, việc nhận các thông báo quảng cáo sim khiến bạn cảm thấy phiền và khó chịu. Trong bài viết này sẽ mách bạn cách ...
Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Sau khi nhận nhiệm vụ ở U23 Việt Nam, HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ cùng các học trò bước vào thử thách ở VCK U23 châu Á 2024 diễn ra ...
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động