Ngày 1 - 6: Tìm quyền trẻ em từ bữa ăn của trẻ

Những năm gần đây, báo chí đăng tải rất nhiều thông tin về các trường hợp hành hạ, ngược đãi trẻ em mà lý do đưa ra nghe đầy yêu thương – muốn trẻ ăn hết suất, muốn trẻ lên cân, muốn trẻ khỏe mạnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ngay 1 6 tim quyen tre em tu bua an cua tre Xóa bỏ lao động trẻ em: Phụ huynh cần thức tỉnh
ngay 1 6 tim quyen tre em tu bua an cua tre Trách nhiệm nhà giáo và quyền trẻ em
ngay 1 6 tim quyen tre em tu bua an cua tre
TS. Nguyễn Thụy Anh. (Ảnh: NVCC)

Trẻ bị dọa, bị đánh, bị bóp miệng đổ thức ăn bắt nuốt, bị cho vào thang máy đi một mình vì không chịu ăn... Những cách phạt đó đã khiến trẻ phải chịu hậu quả nặng nề cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Những thông tin đau lòng ấy cho thấy, trong câu chuyện nuôi dạy trẻ vẫn có nhiều lệch lạc do thiếu hiểu biết mà ra, cộng với những áp lực người lớn đặt lên nhau khiến xã hội như đang vô cảm với trẻ em.

Cha mẹ nghi ngờ cô giúp việc không cho ăn hết suất hay ăn vụng của cháu. Ông bà phê phán người mẹ trẻ không biết nuôi con, rằng “mẹ ăn hết của con”. Ra đường, đứa trẻ này bị chê còi, đứa trẻ kia được khen là “dài rộng, bụ bẫm, mẹ khéo nuôi”...

Từ đó, những áp lực từ đám đông cứ vô tình dồn nén lên những người lớn và giữa họ với nhau. Vì yêu thương, họ muốn trẻ ăn được nhiều, khỏe, chóng lớn... Cho đến lúc, vì sợ đám đông, họ ép trẻ ăn nhiều hơn, thậm chí hơn suất, để không ai kêu mình nuôi con vụng, không ai còn so sánh cháu mình với ai nữa.

Người giúp việc sợ mất việc, các cô giáo trường mầm non sợ bị phê bình. Và đứa trẻ họ nuôi, cho dù hôm đó hơi yếu mệt, cho dù không hề thích cái món bột nêm nếm khó ăn vẫn phải… ăn. Thực trạng ấy không phải hiếm ở các gia đình. Đôi khi, chính những người thân của trẻ vô tình đàn áp tinh thần bé khi đến bữa ăn mà không biết.

Hãy tôn trọng trẻ - ngay từ bữa bột đầu tiên!

Chúng ta đã nói nhiều đến khái niệm “tôn trọng trẻ” với nghĩa tôn trọng quyền được nói, được tham gia của trẻ. Thế nhưng, nếu ngồi kiểm điểm lại mới giật mình, không phải lúc nào chúng ta cũng làm được điều ấy. Nói một cách khác, rất nhiều đứa trẻ ngay cả khi được yêu thương nhất vẫn không có được sự tôn trọng cần thiết.

Trẻ cần cảm thấy mình được tôn trọng để chính các em cũng biết cách tôn trọng chính mình, nhận ra giá trị của mình, đánh giá bản thân đúng mức. Điều này vô cùng quan trọng, quyết định hành vi đúng đắn, phù hợp của trẻ trong các tình huống khác nhau của cuộc sống.

Biểu hiện của sự không tôn trọng đó là gì?

Đó là khi, ta không tin vào cảm xúc, cảm giác của trẻ. “Con mệt, con không muốn ăn” – Mệt gì mà mệt, ăn cho xong đi rồi nghỉ!. “Con sợ” – Có thế mà cũng sợ, có gì đâu mà phải sợ?!. “Con không muốn”, “Con không thích”, “Con không thấy ngon… Rất nhiều khi chúng ta phản bác lại sự chia sẻ cảm xúc ở trẻ để thuận tiện hơn cho mình. Đặc biệt, trong các bữa ăn, điều này thể hiện rất rõ. Thìa bột đầu tiên trẻ nhè ra, ta lại đẩy vào, không chút thận trọng và cứ thế với những thìa bột tiếp theo. Trẻ dần không còn tin vào cảm xúc, cảm giác của mình đối với món ăn, bữa ăn nữa.

Đó là việc quát nạt, nói chuyện kể cả với con hoặc mỉa mai, khích bác. Đứa trẻ luôn hiểu, cha mẹ - người lớn đứng trên cao và nó ở dưới thấp. Bằng lòng với việc này, trẻ khó có được sự tự tin khi phải giải quyết vấn đề một cách độc lập. Khi đến tuổi teen và vị thành niên, trẻ cần ra quyết định và chịu trách nhiệm về sự quyết định của mình. Nếu lúc đó, con chúng ta e ngại, không quyết đoán, phân vân và sợ hãi – thì một phần lỗi là ở chính cách ứng xử của bố mẹ, người thân trong suốt quá trình lớn của trẻ.

Đó là khi ta vào phòng con mà không gõ cửa, không biết rằng, chỉ một cử chỉ gõ cửa trước khi vào phòng con cũng có thể mang lại cho nó cảm xúc tích cực, sự tin tưởng vào giá trị của mình như một thành viên trong gia đình, sự cảm kích vì đã được tôn trọng. Đây là một hành động giản dị, nhưng mang thông điệp sâu sắc.

ngay 1 6 tim quyen tre em tu bua an cua tre
Cha mẹ hãy là tấm gương của trẻ trong ứng xử. (Ảnh: NVCC)

Và còn rất nhiều lỗi sai trong cách ứng xử khác nữa, khiến con trẻ bị tổn thương sâu sắc, rằng “nó không có giá trị, nó không được tôn trọng”: như mắng con khi có mặt đông người, nhất là có bạn của con; trêu chọc, đùa nhả với trẻ, ôm hôn, cù, chọc lét, véo má… khi nó tỏ ra không thích, không muốn chơi; nói những lời đùa ác, khó nghe hay ghép cặp đôi trẻ; so sánh trẻ với “con nhà người ta”; đánh con bất kỳ lúc nào người lớn “nổi điên lên”.

Đặc biệt, trẻ không có quyền lựa chọn. Trong mọi chuyện, “quyền được lựa chọn” ngay từ khi còn bé xíu là thông điệp về sự tôn trọng. Cha mẹ đã chọn cho con tất cả - con cứ việc làm theo. Không gì tước đi sự mất tự tin và lòng tự trọng của con người bằng sự “đặt đâu ngồi đấy” như vậy. Nếu cha mẹ nhớ lại tuổi thơ của mình, chắc cũng luôn muốn giành cho mình quyền lựa chọn chứ?

Nhìn từ chuyện bữa ăn của trẻ

Quay lại câu chuyện về bữa ăn, tôi nghĩ chỉ cần một chút tôn trọng sẽ xử lý được vấn đề. Người mẹ có thể lắng nghe cảm giác của con, quan sát để biết con phản ứng tích cực với món nào, loại rau nào, thịt cá gì… Thay vì ép, có thể “mời”, bằng cách thay đổi cách nấu, cách trình bày, cho trẻ tham gia vào quá trình nấu, sơ chế, hoặc bày biện.

Dù thế nào, hãy kiên nhẫn và tôn trọng cảm giác về vị giác, cảm xúc về món ăn của trẻ. Lý do trẻ biếng ăn thì có nhiều, nhưng nếu không có bệnh lý, trẻ sẽ không biếng ăn mãi. Vì thế, kiên nhẫn vẫn là một phương án tốt.

Câu chuyện ăn uống chỉ là cái cớ để nói về thái độ ứng xử của người lớn đối với những đứa trẻ của mình. Nếu ta học cách tôn trọng nhau và tôn trọng trẻ, làm gì cũng nghĩ đến cảm xúc của “đối tác” sẽ hạn chế được nhiều vụ bạo hành trẻ làm dư luận xã hội ồn ào bấy lâu nay.

ngay 1 6 tim quyen tre em tu bua an cua tre
TS. Nguyễn Thụy Anh: "Trẻ cần cảm thấy mình được tôn trọng để chính các em cũng biết cách tôn trọng chính mình". (Ảnh: NVCC)

Một đứa trẻ còn ẵm ngửa, phải phụ thuộc vào người chăm bẵm, một em bé biết tự lập, cho đến các bạn trẻ tuổi mới lớn, rồi tuổi vị thành niên... tất cả đều là - những - con - người với tố chất riêng của mình. Từ khi mới sinh ra, trẻ đã có những khả năng thiên bẩm, những tính cách “trời sinh”, đều đòi hỏi được tôn trọng. Mà việc thể hiện tôn trọng đầu tiên trong xã hội này là hãy tìm hiểu kỹ về Quyền trẻ em!

Những thông tin ngắn gọn về Quyền trẻ em rất dễ dàng có thể tìm ra qua mạng. Thế nhưng, cho dù Việt Nam là một trong những quốc gia đã thông qua công ước quốc tế về Quyền trẻ em sớm nhất, nhưng không nhiều người dân hiểu biết về quyền trẻ em thấu đáo và đúng bản chất vấn đề.

Chẳng thế mà vẫn có một bộ phận không nhỏ những người lớn đòi “đánh mới nên người” và những vụ việc bạo hành, xâm hại vẫn xảy ra thường xuyên, không giảm sau những bức xúc, cảnh báo của dư luận. Chẳng thế mà người ta vẫn bàn tán về những đứa trẻ một cách không cẩn trọng trên báo hoặc mạng xã hội, với những thông tin chưa được hoàn toàn kiểm chứng. Ngay cả khi có lỗi, một đứa trẻ vẫn có quyền được bảo vệ về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần và nhân phẩm.

Mong sao những người lớn đang nuôi dạy trẻ, cho chúng ăn, quyết định những hoạt động khác của chúng luôn nhớ rằng, mình đang nuôi dạy một-con-người. Một Con Người viết hoa và chỉ có thể được viết hoa khi được tôn trọng và ý thức được lòng tự trọng của mình.

                                                                          Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh

                                                                              (Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con)

 

ngay 1 6 tim quyen tre em tu bua an cua tre

Bình đẳng giới từ ngay trong mỗi gia đình

“Bình đẳng giới thực chất, quyền trẻ em, phụ nữ cần được tôn trọng ngay trong gia đình là nền tảng để thúc đẩy bình ...

ngay 1 6 tim quyen tre em tu bua an cua tre

Việt Nam thực hiện tốt chính sách bảo đảm quyền trẻ em

Chiều 25/11, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tiếp bà Lotta Sylwander, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng ...

 

Phạt trẻ ngậm nước giẻ lau bảng: Không chấp nhận được

Bà Ninh Thị Hồng (Phó Chủ tịch Hội bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam)........

Xem nhiều

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Phiên bản di động