Chuyện về những nhà báo không cầm bút | |
Tình cờ trở thành “nhà báo” |
Ông đánh giá thế nào về những đổi thay của người làm báo trong kỷ nguyên số ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung?
Từ những năm 1970 đến nay, chúng ta đã được chứng kiến khá nhiều thay đổi trong báo chí nói riêng, cũng như trật tự thế giới nói chung.
Ngày ấy, tôi sống bên Pháp, chưa có internet. Trên đường đi làm, tôi rất thích nghe radio buổi sáng. Chỉ cần 20 phút vừa lái xe vừa nghe radio, tôi cũng thâu tóm được các tin tức quốc nội quan trọng nhất, cũng như một số tin nổi bật trên thế giới.
Từ khi internet ra đời, tất nhiên, những thói quen đã thay đổi. Tôi thường dậy sớm, mở smartphone để đọc báo điện tử. Nói chung, trên các báo trực tuyến hiện nay, tôi ít tìm được những bình luận mà mình thích. Tôi đọc khá nhiều báo trực tuyến Anh ngữ (BBC, CNN, Wall Street Journal), Pháp ngữ (Le Figaro, LeMonde) và cả một số báo tiếng Việt. Qua đó, tôi nhận thấy, với tốc độ của internet, tin tức cập nhật nhanh hơn, nóng hổi hơn, tuy nhiên, tôi cũng khó tìm thấy những bài bình luận theo chiều sâu hơn.
Tóm lại, có một bộ phận những người làm báo đang chạy theo xu hướng cập nhật thông tin sốt dẻo mà không quan tâm đến độ sâu sắc trong tác phẩm của mình. Rất may, bên cạnh đó còn rất nhiều nhà báo tận tâm với nghề, có khả năng và ý chí truyền thông nghiêm túc.
Giáo sư Phan Văn Trường. (Ảnh: NVCC) |
Công nghệ đã mang tới những tiện ích vượt bậc cho người làm báo. Phải chăng sự phát triển của internet và các phương tiện kết nối đã tạo ra một thế hệ những người làm báo thời internet?
Đúng là thời internet đã thay đổi cách làm báo, có lẽ thay đổi ngay cả những người làm báo. Xưa kia, tòa báo viết nào cũng có những buổi họp đêm, chủ nhiệm và chủ bút của báo đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Họ chọn đề tài thật kỹ lưỡng, phân tích tin tức trong những buổi làm việc nhóm…
Tôi có cảm tưởng ngày nay, nghề báo đã phải cấu trúc lại theo thời thế của tốc độ và tính đại chúng. Có lẽ do sự tiện lợi mà internet mang lại đó là mỗi bài báo có thể điều chỉnh trực tuyến để luôn kịp thời, theo "gu" của độc giả. Vì thế, lúc này buộc người đọc phải có bổn phận gạn lọc thông tin.
Trong tình hình nhiễu loạn thông tin như ngày nay, đạo đức báo chí càng cần được nâng cao? (Ảnh: Đỗ Minh Châu) |
Trong kỷ nguyên số, trước sự xuất hiện ngày càng nhiều những “robot làm báo”, “nhà báo Facebook”... người làm báo chân chính cần phải có những tiêu chí gì, thưa Giáo sư?
"Robot làm báo" sẽ càng ngày càng phổ biến, trong khi mạng xã hội thì có thể ví như là một tờ báo trực tuyến “mỗi giây mỗi phút” có sự hậu thuẫn và đóng góp của hàng trăm triệu người. Ở đó, họ vừa là ký giả, vừa là bình luận gia, vừa là người nhận thông tin, vừa là người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của quảng cáo.
Có thể nói Facebook đã trở thành vua của thế giới, không chính quyền nào có đủ quyền lực để kiểm soát, trừ những sự kiềm chế khắt khe và tinh xảo. Thêm vào đó, ý kiến của đại chúng được thể hiện thường trực trên Facebook, điều này làm cho những ý kiến của nhà báo sẽ dần dần bị khuất mờ.
Trong bối cảnh đó, theo tôi, người làm báo ngày nay nên có một thái độ cầu thị đi sát với “chân thiện mỹ”. Nhà báo phải luôn nêu cao ngọn cờ của lương tri, của sự chân chính và đạo đức nghề nghiệp. Nếu không, họ sẽ bị “sóng internet” cuốn đi dễ dàng.
Xin cảm ơn Giáo sư!
Báo chí cần lấy lại niềm tin của công chúng Ngày 18/3, tại Hà Nội, trong khuôn khổ các hoạt động của Hội Báo toàn quốc 2017, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức buổi ... |
"Nhà báo đã cố gắng đến gần nhất sự thật chưa?" Đó là nỗi trăn trở của bà Trần Lan Anh, Phó Tổng Biên tập - Báo Nhà báo & Công luận tại diễn đàn “Đạo đức ... |
Khó có thể tin được những tin tức mà chúng ta đọc trên báo và tạp chí sẽ có thể do robot viết ra. |