Nghị sĩ trẻ IPU bàn về chiến tranh mạng và an ninh nguồn nước

Sáng 29/3, trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) đã diễn ra Diễn đàn Nghị sĩ Trẻ IPU, với nội dung thảo luận nhấn mạnh đến hai vấn đề quan trọng: chiến tranh mạng và an ninh nguồn nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các đại biểu tham dự Diễn đàn Nghị sĩ trẻ sáng 29/3.

Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ F.Al-Tenaiji, Nghị sĩ Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, nhấn mạnh đây là cơ hội để các nghị sĩ trẻ trao đổi kinh nghiệm, trình bày quan điểm của mình liên quan đến hai dự thảo nghị quyết tại Đại hội đồng IPU 132 về chủ đề: Chiến tranh mạng - sự đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh thế giới và Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của nghị viện về vấn đề nước.

Diễn đàn diễn ra sôi nổi với rất nhiều ý kiến đưa ra những gợi ý, đề xuất để trình lên các phiên họp của hai ủy ban chủ trì là Ủy ban thường trực về Hòa bình và An ninh quốc tế và Ủy ban thường trực về Phát triển bền vững, Tài chính và Thương mại (cùng trong khuôn khổ IPU-132). Các ý kiến đề xuất cũng sẽ được đưa lên phiên họp của Đại hội đồng IPU-132 nhằm đảm bảo có thể đưa quan điểm của giới trẻ vào các tiến trình và kết quả của Đại hội đồng.

Cần một khái niệm toàn cầu về chiến tranh mạng

Liên quan đến vấn đề chiến tranh mạng, hầu hết các ý kiến đều cho rằng đây là chủ đề quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và bùng nổ kỷ nguyên kỹ thuật số với nhiều công nghệ thông minh. Theo các đại biểu, hiện nay mỗi cá nhân, mỗi chính phủ có những cách hiểu khác nhau về chiến tranh mạng, nên điều đầu tiên là phải nhanh chóng đưa ra định nghĩa chung toàn cầu về khái niệm chiến tranh mạng, tội phạm mạng, đồng thời làm rõ nhận thức về những nguy hiểm tiềm ẩn từ hai loại hình tội phạm này cũng như về tầm quan trọng của việc ngăn chặn chiến tranh mạng, tội phạm mạng.

Theo các đại biểu, với sự kết nối Internet và bùng nổ các công nghệ hiện đại, chiến tranh mạng và tội phạm mạng tác động đến mọi chính phủ, tổ chức và người dân. Trong đó, giới trẻ là những người dễ bị tác động và ảnh hưởng nhất. Giới trẻ vừa “nhạy cảm” với những đổi mới về công nghệ, vừa chưa có đủ năng lực để nhận thức đúng về những tác động mặt trái của các vấn đề mạng, cũng như chưa thể tự bảo vệ mình trước các loại hình tội phạm mạng, chiến tranh mạng ngày càng diễn ra tinh vi, thường xuyên hơn.

Để bảo vệ giới trẻ trước những tác động không mong muốn trong khi vẫn phát huy được mặt tích cực từ kỷ nguyên công nghệ số, các đại biểu đề xuất một số giải pháp thiết thực như lập bộ quy tắc ứng xử trên mạng, ban hành luật về tội phạm mạng, tăng cường tập huấn phòng ngự an ninh mạng, tăng cường năng lực kiểm soát cho các phụ huynh, nâng cao giáo dục trách nhiệm cho giới trẻ và quan tâm, chăm sóc họ nhiều hơn…

Đại biểu Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, cho rằng những hậu quả từ mặt trái của vấn đề an ninh mạng được dự báo sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với các cuộc chiến tranh thông thường, do không gian mạng không có giới hạn, các cuộc tấn công khó được nhận biết và có thể được tiến hành bởi bất kỳ người nào từ bất kỳ đâu trên thế giới. Trong những năm gần đây, nhiều trang mạng và cổng điện tử đã trở thành mục tiêu tấn công thường xuyên của tin tặc.

Để đối phó hiệu quả với các cuộc chiến tranh mạng, đại biểu Nguyễn Đắc Vinh khuyến nghị IPU nên đưa ra tuyên bố chung kêu gọi tất cả các quốc gia không tiến hành chiến tranh mạng nhằm vào nhau dưới bất kỳ hình thức nào, đề nghị Liên hợp quốc nhanh chóng xây dựng Hiệp ước quốc tế về an toàn và an ninh mạng, yêu cầu các quốc gia thành viên IPU tăng cường hợp tác an ninh mạng và xây dựng năng lực quốc gia về an ninh thông tin.

Thúc đẩy hành động bảo vệ nguồn nước

Liên quan đến vấn đề an ninh nguồn nước, các đại biểu cho rằng đây là một trong những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, nhất là các nước châu Phi nơi nhiều trẻ em phải bỏ học hoặc bị xâm hại tình dục do phải đi lấy nước xa nhà.

Theo các đại biểu, trong bối cảnh dân số thế giới tiếp tục tăng, hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, các nước không ngừng thúc đẩy phát triển kinh tế, các hoạt động khai thác dầu mỏ và dịch bệnh vẫn diễn ra…, việc đảm bảo an ninh nguồn nước càng đặt ra là một nhu cầu bức thiết. Các đại biểu đề xuất cần phải tạo ra cơ chế quản trị tốt, tăng cường phối hợp giữa chính phủ và nghị viện và nâng cao nhận thức của giới trẻ trong vấn đề an ninh nguồn nước.

Tham gia đóng góp ý kiến cho chủ đề an ninh nguồn nước, đại biểu Nguyễn Đắc Vinh của Việt Nam cho rằng, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước đa dạng và phong phú nhưng trên thực tế nguồn nước có thể sử dụng ngay lại có hạn vì phân bố không đều. Nhiều vùng bị thiếu nước sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và các tác nhân khác. Do đó, Quốc hội cần có vai trò thúc đẩy hành động trong việc bảo vệ nguồn nước.

Đại biểu Việt Nam cũng kiến nghị các nghị viện thành viên IPU hoàn thiện luật pháp, phân bổ ngân sách thỏa đáng, có các chính sách khuyến khích quản lý và sử dụng nguồn nước theo hướng bền vững. Các nghị viện cũng cần xây dựng khung thể chế và chương trình hành động phát triển nguồn nhân lực cho công tác quản trị nguồn nước và nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.

Ngoài ra, các nghị viện cũng cần thúc đẩy đạt được các thỏa thuận song phương và đa phương giữa các nước có chung nguồn nước để cùng sử dụng và giải quyết các bất đồng phát sinh; phê chuẩn và giám sát thực hiện các công ước, điều ước quốc tế liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước; đồng thời chú trọng về nước trong hoạt động ngoại giao nghị viện thông qua các cơ chế đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi thông tin…

Cũng tại Diễn đàn, các đại biểu đã cập nhật và thảo luận về các hoạt động trong hai năm 2014 và 2015, đồng thời bàn thảo công tác chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo.

Chiến tranh mạng cũng là nội dung được thảo luận trong phiên họp của Uỷ ban thường trực về hoà bình và an ninh quốc tế trong khuôn khổ Đại hội Liên minh Nghị viện Thế giới IPU-132 ngày 29/3. Cuộc họp đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết "Chiến tranh mạng - mối đe doạ nghiêm trọng đối với hoà bình và an ninh thế giới".

Báo cáo chung của Ủy ban này tại phiên thảo luận cho biết, những năm qua, việc sử dụng Internet và các hệ thống máy tính kết nối ngày càng lớn đã dẫn đến sự gia tăng mạnh về số lượng các cuộc tấn công trên không gian mạng. Ngày nay, hầu hết các cuộc xung đột chính trị, kinh tế hay quân sự đều có sự tham gia của yếu tố công nghệ cao. Chính vì vậy, thuật ngữ "chiến tranh mạng" thường xuyên được các phương tiện truyền thông sử dụng để mô tả các tình huống khác nhau với nhiều hậu quả cho dù chúng không phải luôn luôn liên quan toàn bộ đến chiến tranh mạng.

Ông José Carlos Mahía - đoàn Uruguay, đồng báo cáo viên của Ủy ban thường trực về hòa bình và an ninh quốc tế cho biết: “Chiến tranh mạng là một vấn đề cấp bách nhưng những gì chúng ta biết về cuộc chiến này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Vì thế, theo ông này, việc nghị viện các nước thảo luận về chiến tranh mạng là điều rất quan trọng”.

Dự thảo Nghị quyết "Chiến tranh mạng - mối đe doạ nghiêm trọng đối với hoà bình và an ninh thế giới" do các báo cáo viên trình bày tại phiên thảo luận khẳng định: chiến tranh mạng được định nghĩa là cuộc chiến tiến hành trong không gian mạng và chủ yếu gồm những hoạt động quân sự trong hệ thống mạng và máy tính để tấn công một kẻ thù.

Dự kiến, dự thảo Nghị quyết sẽ được thông qua Đại hội đồng IPU-132, góp phần cung cấp khả năng đóng góp của nghị viện trong định nghĩa và khái niệm khung của chiến tranh mạng, đặc biệt là thông qua các biện pháp cụ thể có thể được thực hiện trong tương lai gần.


“Việt Nam cũng đang đối mặt với những thách thức chung như các nước khác trên thế giới. Những người trẻ Việt Nam được đánh giá rất cao, họ cũng là những nhà lãnh đạo trong tương lai. Diễn đàn này chính là cơ hội kết nối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia. Chúng ta cần những diễn đàn như vậy để trao quyền cho giới trẻ trong Quốc hội các nước, cũng như tại các doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế. Trao quyền cho giới trẻ cũng là trao quyền cho thế hệ lãnh đạo tương lai của đất nước”, Hon Yaumi Mpaweni, đại biểu Malawi.



Tuấn Minh

Xem nhiều

Đọc thêm

Độc đáo trải nghiệm thời bao cấp tại chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội

Độc đáo trải nghiệm thời bao cấp tại chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội

Baoquocte.vn. Lần đầu tiên tại Hà Nội, toàn bộ không gian sự kiện như một phim trường giúp du khách 'quay lại' thời bao cấp, thời kỳ đặc biệt của đất ...
Học viện Ngoại giao: Sứ mệnh kết nối hợp tác Việt Nam-Bulgaria

Học viện Ngoại giao: Sứ mệnh kết nối hợp tác Việt Nam-Bulgaria

Trong chương trình thăm chính thức Việt Nam, sáng 26/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev thăm Học viện Ngoại giao.
Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Hạ viện Uzbekistan đã phê chuẩn hiệp ước về mối quan hệ đồng minh với quốc gia láng giềng Trung Á Tajikistan.
Vietnam Expo 2024 HCMC: Kết nối kinh doanh, thúc đẩy hợp tác và phát triển thị trường

Vietnam Expo 2024 HCMC: Kết nối kinh doanh, thúc đẩy hợp tác và phát triển thị trường

Vietnam Expo 2024 HCMC với chủ đề 'Giải pháp cho cuộc sống hiện đại' sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện ngoại giao ở Budapest

Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện ngoại giao ở Budapest

Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện lần này với hai gian hàng giới thiệu đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ truyền ...
Dự báo thời tiết ngày mai (27/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An trời rét, vùng núi cao dưới 10 độ C; Trung Trung Bộ cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (27/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An trời rét, vùng núi cao dưới 10 độ C; Trung Trung Bộ cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (27/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động