TIN LIÊN QUAN | |
Facebook siết chặt qui định sử dụng tính năng phát trực tiếp livestream | |
TS. Trần Thành Nam: Cần tăng sức đề kháng trước Fake News |
Bên cạnh lợi ích, mạng xã hội cũng có những mặt trái, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhân cách sống của nhiều bạn trẻ. Theo kết quả đo lường từ một công cụ chuyên theo dõi YouTube, kênh video của Khá “bảnh” có lượng người theo dõi xếp thứ 59 tại Việt Nam, vượt qua rất nhiều kênh video nổi tiếng và có nội dung giáo dục.
há “bảnh” - một thanh niên từng có nhiều tiền án, tiền sự, dương tính với ma túy lại là thần tượng của một số bạn trẻ trên mạng xã hội. (Nguồn: phunuonline) |
Thời gian gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin, chỉ cần một cái nhấp chuột, những hình ảnh, video có thể được truyền tải khắp nơi. Đó là kẽ hở cho những hành vi lệch chuẩn có đất dụng võ.
Việt Nam hiện có 64 triệu người dùng Internet, chiếm 66% dân số. Trong đó có đến 99% người dùng Internet xem video mỗi tháng. Đặc biệt, có 96% người dùng xem video trên YouTube.
Nghịch lý ở chỗ - càng tiêu cực, càng xấu xí lại càng dễ dàng nổi tiếng. Đó là hiện tượng "Lệ rơi" hát dở từng làm mưa làm gió; hay như "Trần My" với những phát ngôn thiếu suy nghĩ lại được tôn lên thành "trend" (xu hướng)…
Thế mới thấy trách nhiệm không nhỏ của cộng đồng. Sẽ không có cái nhìn lệch lạc nếu chúng ta không a dua, cổ xúy, hùa theo đám đông để dung túng cho những thứ tầm thường! Quan trọng hơn cả là từ trong gốc rễ, người trẻ cần được giáo dục, định hướng để có nhận thức đúng đắn.
Chúng ta vẫn chưa quên câu chuyện đáng buồn về tay súng đã phát trực tiếp (livestream) lên Facebook khi xả súng tại hai nhà thờ Hồi giáo ở TP. Christchurch, New Zealand (15/3). Trước đó, đã có không ít vụ tự tử và thách đố tự tử được livestream lên mạng xã hội.
Thực tế, khi chưa có mạng xã hội, trong thế giới giang hồ vẫn luôn tồn tại những nhân vật có tầm ảnh hưởng đặc biệt nhưng phạm vi của họ chỉ giới hạn trong một không gian hẹp. Chính nhờ khả năng tương tác với số đông nên các cá tính giang hồ thời Internet có thể nhanh chóng tạo ra những hiện tượng kỳ dị. Dẫu không sinh ra “giang hồ mạng” nhưng mạng xã hội lại giúp gia tăng khả năng tương tác của “giang hồ ảo” đến gần hơn với giới trẻ.
Hiện tượng một bộ phận bạn trẻ thần tượng các thành phần giang hồ như Khá “bảnh” hay “Thánh chửi” Dương Minh Tuyền là rất đáng báo động. Khi không được giáo dục đầy đủ cùng với sức mạnh của mạng xã hội khiến các em rất dễ bị chệch đường ray, “tẩu hỏa nhập ma” trước những thang giá trị.
Do vậy, để những hiện tượng xã hội đơn lẻ không bị bùng phát thành làn sóng, trào lưu trong giới trẻ, hẳn việc quản lý trên mạng xã hội không thể buông lỏng. Nếu như trước đây, người Việt trẻ được giáo dục mầm thiện, định hướng bằng những giá trị cao quý như hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, là cô giáo bám bản gieo con chữ, thì ngày nay, trong sự bộn bề của thông tin, người ta thấy những cái xấu xí lại lan truyền nhanh hơn những cái tốt.
Tháng 11/2018, 50 quốc gia trên thế giới, bao gồm các nền kinh tế lớn như Nga, Mỹ, Trung Quốc cùng hơn 150 công ty công nghệ đã đưa ra cam kết nỗ lực hơn trong việc chống lại các hoạt động tội phạm trên Internet. Nhìn lại, ở Việt Nam, theo thống kê của ngành công an, chỉ trong quý I/2019 đã có 310 vụ bạo lực học đường trên toàn quốc, chủ yếu là ở lứa tuổi THCS và THPT. Những câu chuyện bạo lực thời gian qua không còn là hồi chuông cảnh tỉnh mà là báo động đỏ đối với sự mất an toàn của trẻ.
Có người nói, khi xã hội đang phát triển quá mức và mất kiểm soát, thay vì chúng ta tìm nguyên nhân, hãy tìm "chiếc áo" pháp luật thật vừa vặn cho xã hội. Thiết nghĩ, đã đến lúc cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cùng với sự đề cao những chuẩn mực của xã hội, chặn đứng “giang hồ ảo” để cứu giới trẻ khỏi lệch lạc thang giá trị…
| Giới trẻ Trung Quốc chi bộn tiền để nhận lời khen ảo trên mạng Quá chán nản với những lời bình luận tiêu cực trên mạng xã hội, giới trẻ Trung Quốc đang đổ xô đi tìm những nhóm ... |
| Sự nguy hiểm của thói quen ngủ thiếp khi đang "lướt điện thoại" Thói quen ngủ thiếp đi trong khi đang lướt mạng xã hội trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng là kẻ thù chính ... |
| “Tổng thống Twitter” Trong lịch sử của Twitter, chưa có nhân vật nào dùng trang mạng xã hội này mà lại có ảnh hưởng lớn đến vậy. Mỗi ... |