Ngoại giao đa phương: Mỗi thời mỗi khác nhưng luôn tỏa sáng

Phương Hằng
TGVN. Một phần sự nghiệp không nhỏ của bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội gắn liền với ngoại giao đa phương. Với bà, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước, ngoại giao đa phương Việt Nam lại mang cái “chất” của riêng mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại giao đa phương: Mỗi thời mỗi khác nhưng luôn tỏa sáng
Bà Tôn Nữ Thị Ninh tại hội thảo về phiên dịch ngoại giao. (Ảnh: N.Hồng)

Đoàn kết quốc tế và tập hợp lực lượng

Bà Ninh cho rằng, thời kháng chiến, Việt Nam đã thực hành ngoại giao đa phương để xây dựng được mặt trận đoàn kết thế giới với Việt Nam, góp phần quan trọng trong quá trình Việt Nam đấu tranh giành lại độc lập, hòa bình và thống nhất đất nước.

Các nỗ lực ngoại giao đa phương trong kháng chiến có những khó khăn về cả điều kiện vật chất và đội ngũ cán bộ. Thời đó Việt Nam cũng có rất ít các Cơ quan đại diện ở nước ngoài.

Tuy vậy, giai đoạn này, theo bà Ninh cũng có những mặt thuận lợi, đó là tính chính nghĩa của Việt Nam, sự nghiệp ngoại giao và đối ngoại nói chung của Việt Nam thời đó sáng ngời tính chính nghĩa.

Người tham gia mặt trận đối ngoại dù với bộ trang phục giản dị nhưng bước đi với một hào quang rực sáng.

Mặt trận đoàn kết thế giới với Việt Nam cũng có thể được coi là một hình thức tập hợp lực lượng hay một phương thức ngoại giao đa phương như ở Phong trào Không liên kết (KLK) và Liên hợp quốc (LHQ).

Thời đó, Việt Nam vừa vận động các nước Xã hội chủ nghĩa nhưng cũng vận động cả các nước châu Phi, Tây Âu…, do vậy, Việt Nam có kinh nghiệm về tập hợp lực lượng.

Đồng thời, trong kháng chiến, Việt Nam còn có kinh nghiệm ứng phó với các nước lớn như Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và tranh thủ các nước nhỏ như Lào, Campuchia.

Đối với giai đoạn cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1990, nhà ngoại giao kỳ cựu Tôn Nữ Thị Ninh nhấn mạnh, đây là thời kỳ đặc biệt khó khăn của ngoại giao đa phương trên các diễn đàn quốc tế, phần lớn là do vấn đề Campuchia.

Tại LHQ, Việt Nam bị công kích hết sức nặng nề rằng nước ta xâm lược Campuchia. Trong các nước ASEAN, đi đầu là Singapore và Thái Lan. Thêm vào đó, năm 1991, khi hệ thống Xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Việt Nam đã mất hoàn toàn một “chỗ dựa”.

Tư duy ngoại giao, đối ngoại của Việt Nam vào thời điểm này cũng chưa thực sự cởi mở.

Tuy nhiên, theo bà Ninh, trước những khó khăn ấy, Việt Nam có một thế hệ các nhà ngoại giao kiệt xuất cả về chiến lược và sách lược.

Bà Ninh nhấn mạnh rằng, Việt Nam đã biết xây dựng khuôn khổ đàm phán và giải pháp hòa đàm đa phương.

Lấy ví dụ, trong Phong trào KLK, có một cơ chế được gọi là Like-Minded - tập hợp những nước có cùng chí hướng. Phong trào KLK có thành phần rất đa dạng, từ hữu sang tả, các thành phần vô cùng khác nhau. Thông thường, Việt Nam được mời tham gia với những nước có quan điểm tiến bộ.

Như vậy, thời kháng chiến, Việt Nam biết xây dựng tập hợp lực lượng và sau khi hòa bình lặp lại, Việt Nam cũng biết tham gia những tập hợp lực lượng như trong Phong trào KLK.

“Phất cao ngọn cờ”

Đến năm 1995 đã kết thúc thời kỳ khó khăn lớn của đối ngoại Việt Nam, bước vào giai đoạn đối ngoại thời nay, đánh dấu bởi mức độ hội nhập sâu hơn, sắc hơn.

Bà Ninh từng là một trong những thành viên của Ban tổ chức Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ bảy tại Hà Nội, năm 1997. Đây là Hội nghị thượng đỉnh quốc tế đa phương đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, mở đường cho chỉ một năm sau Việt Nam đăng cai Hội nghị Cấp cao ASEAN cũng rất thành công.

ngoai giao da phuong moi thoi moi khac nhung luon toa sang
Hội nghị Pháp ngữ 1997 là Hội nghị thượng đỉnh quốc tế đa phương đầu tiên tổ chức tại Việt Nam.

Theo bà Ninh, giai đoạn năm 1997-1998, Việt Nam đã trưởng thành một bước quan trọng trong việc đáp ứng những đòi hỏi, xây dựng tư thế hội nhập quốc tế. Việt Nam không chỉ tham gia với “thiên hạ”, mà còn có năng lực và điều kiện để đón tiếp “thiên hạ”.

“Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ năm 1997 đã để lại ấn tượng rất tốt đẹp với đại biểu những nước tham gia. Năm 1999, khi tôi tháp tùng nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đi dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 8 tại Canada, trong khi xếp hàng lấy thẻ vào hội nghị, trước tôi có hai ông, có vẻ đến từ châu Phi, bàn luận rằng: “Hội nghị tại Hà Nội ngoạn mục hơn nhiều”, họ dành những lời khen cho hội nghị năm 1997 ở Việt Nam.

Trong quá trình Việt Nam tham gia ngày càng nhiều các “câu lạc bộ”, tổ chức, cơ chế đa phương, quan sát phương cách và kết quả tham gia của Việt Nam, bà Ninh nhận định đây là một sự tham gia bài bản và khôn ngoan.

Việt Nam hiểu ngay từ đầu phương châm không thể thiếu “Give and Take” - Có đi có lại. Trong đa phương, khi đàm phán những văn kiện, công ước, hiệp định, chúng ta vẫn phải vận dụng phương châm thực tế này.

Thông qua thời gian tham gia các cơ chế và diễn đàn đa phương, rõ ràng, toát lên phẩm chất và thế mạnh rất cần thiết ngày nay của Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế, đó là sự đáng tin cậy (trustworthy).

Theo bà Ninh, khi thế giới đang bất định, khó dự đoán như ngày nay, Việt Nam đáng tin cậy, tạo được sự tín nhiệm nhất định từ bạn bè quốc tế. Khi “ngọn cờ” đến, Việt Nam không ngại “phất”, song việc phất ngọn cờ đó là dựa trên dung hòa được tốt cái chung của quốc tế và cái riêng của quốc gia.

ngoai giao da phuong moi thoi moi khac nhung luon toa sang
Bà Tôn Nữ Thị Ninh trong lần phiên dịch cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại châu Phi năm 1980.

Mỗi câu chuyện một bài học

Nhiều năm gắn bó với công tác ngoại giao đa phương nên bà có nhiều kỷ niệm, mỗi kỷ niệm gắn liền những kinh nghiệm và bài học quý giá.

Nhớ về thời kỳ cam go của vấn đề Campuchia, bà Ninh kể, những năm 1980, ông Kishore Mahbubani, sau này trở thành Thứ trưởng Ngoại giao Singapore, là Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện Singapore tại LHQ.

Trưởng đoàn Việt Nam tham dự thảo luận chung của Đại Hội đồng LHQ khi đó là Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên.

Ngay sau khi nghe bài công kích Việt Nam từ phía Singapore, Trưởng đoàn ta quyết định phải dùng quyền trả lời. Theo quy định của LHQ, trong khuôn khổ Thảo luận chung, các nước được phép giành quyền trả lời.

Cuối ngày, khoảng 5h chiều, Đại hội đồng dành cho Việt Nam quyền trả lời lần thứ nhất, trong 10 phút. Bà Ninh tận dụng thời gian chiều ngày đó để viết ra kỹ càng, cân nhắc cẩn thận với những lời lẽ sắc bén.

Bà luôn nghĩ rằng, tại LHQ hay các diễn đàn đa phương, phát biểu không chỉ là nói với một nước mà là cả thế giới, vì vậy, nội dung nói và cách nói quan trọng. Nếu nói thô thiển, vụng về sẽ giảm tác động thông điệp muốn nói.

Chiều hôm đó, hai bên Việt Nam và Singapore khẩu chiến. Điều mà bà Ninh chú ý là ông Kishore đã mở đầu bằng phần trả lời lại của mình bằng một lời khen rất “lịch sự” rằng (đại ý) lần đầu tiên được nghe một tiếng nói “văn minh lịch sự” từ phía Việt Nam, ngụ ý mỉa mai rằng, trước đó Việt Nam lên tiếng phản bác không phù hợp với diễn đàn lớn, tầm cỡ như LHQ.

Theo bà Ninh, những cơ chế và diễn đàn đa phương là nơi tạo cơ hội linh hoạt hơn một khuôn khổ song phương, để Việt Nam giới thiệu một cách uyển chuyển hơn những quan điểm, chính sách, góc nhìn của Việt Nam về các vấn đề quốc tế, đòi hỏi trau dồi khả năng diễn đạt và tranh luận bằng ngoại ngữ quốc tế (Anh, Pháp) ở trình độ cao.

Bà Ninh lấy ví dụ về câu chuyện năm 2002. Lúc đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã yêu cầu bà Ninh làm Trưởng đoàn Bộ Ngoại giao đi dự kỳ họp Hội đồng Nhân quyền của LHQ tại Geneva. Tại đó, bà có bài phát biểu trong bối cảnh vấn đề xung đột giữa Palestine-Israel khá căng thẳng (thời kỳ Intifada).

Trong bài phát biểu, liên quan đến hiện tượng tấn công bằng nổ bom tự sát, bà có lập luận rằng, không nên coi tất cả người Palestine là những kẻ khủng bố, họ cũng có những nỗi tuyệt vọng nên mới trở thành những người tự sát để tấn công.

Ngay sau khi phát biểu xong, có một số đại diện các nước tới bắt tay. Song điều thú vị nhất là Đại sứ Israel cũng đến bắt tay và nói ông có quan hệ khá thân với Đại sứ Việt Nam tại Geneva.

Bà Ninh đã tranh thủ dịp đó để nói với ông Đại sứ rằng, bà rất nể trọng dân tộc Do Thái vì dân tộc Do Thái có những nhà khoa học uyên bác và nghệ sĩ lớn của thế giới. Nhưng bà không thể đồng tình với chính sách của chính quyền Israel đối với nhân dân, dân tộc Palestine.

Bà nói như vậy để ngăn chặn trước sự hiểu lầm rằng người Việt Nam có tư tưởng bài Do Thái. Cuộc nói chuyện diễn ra không hề có chút căng thẳng nào giữa hai bên.

Nhà ngoại giao nữ - Duyên nghề và chuyện nghiệp

Nhà ngoại giao nữ - Duyên nghề và chuyện nghiệp

TGVN. Làm bất cứ công việc gì cũng cần sự say mê, đặc biệt đối với các nhà ngoại giao nữ, niềm đam mê và ...

Tâm thế mới của ngoại giao đa phương Việt Nam

Tâm thế mới của ngoại giao đa phương Việt Nam

TGVN. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, hoạt động ngoại giao đa ...

Mạn đàm về năm Canh Tý - Năm ngoại giao đa phương

Mạn đàm về năm Canh Tý - Năm ngoại giao đa phương

TGVN. Báo Thế giới & Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan về năm 2020, khi ...

Bài viết cùng chủ đề

75 năm Ngoại giao Việt Nam

Đọc thêm

Hướng dẫn cách xóa ảnh bìa trên Facebook đơn giản, nhanh chóng

Hướng dẫn cách xóa ảnh bìa trên Facebook đơn giản, nhanh chóng

Bạn vừa đăng một tấm ảnh bìa không ưng ý lên trang Facebook cá nhân mà không biết cách xóa ảnh bìa sao cho đúng? Đây thực chất là một ...
Thị trường máy tính toàn cầu sẽ tăng trưởng đều đặn nhờ AI

Thị trường máy tính toàn cầu sẽ tăng trưởng đều đặn nhờ AI

Các chuyên gia nhận định thị trường máy tính toàn cầu sẽ tăng trưởng đều đặn qua từng năm nhờ vào sự bùng nổ cũng trí tuệ nhân tạo (AI).
Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Khi nhắc đến crypto, crypto phone hay blockchain phone có lẽ là cái tên quen thuộc khi được tích hợp sẵn các ứng dụng và dịch vụ liên quan đến ...
5 cách tra cứu mã giao dịch trên MB Bank nhanh chóng, chính xác

5 cách tra cứu mã giao dịch trên MB Bank nhanh chóng, chính xác

Tra cứu mã giao dịch MB Bank giúp bạn biết được giao dịch đã thực hiện thành công hay chưa, có sự cố gì xảy ra hay không. Hiện nay, ...
Cách đặt đơn hàng theo nhóm trên Grab cực đơn giản

Cách đặt đơn hàng theo nhóm trên Grab cực đơn giản

Giờ đây, bạn chẳng cần thay nhau chờ đợi đặt hàng trên cùng một điện thoại. Với tính năng Đặt đơn nhóm trên Grab mỗi người đều có thể tự ...
Hình ảnh đội tuyển Việt Nam tập trung tại sân bay Nội Bài trước giờ sang Indonesia

Hình ảnh đội tuyển Việt Nam tập trung tại sân bay Nội Bài trước giờ sang Indonesia

8h40 sáng 19/3, đội tuyển Việt Nam bay sang Indonesia, quyết tâm giành kết quả cao nhất trong trận lượt đi vòng loại thứ 2 World Cup 2026.
Thanh niên Ngoại giao tham gia Giải bóng đá giao hữu của Uỷ ban kiểm tra Trung ương

Thanh niên Ngoại giao tham gia Giải bóng đá giao hữu của Uỷ ban kiểm tra Trung ương

Ngày 17/3, đã diễn ra Giải bóng đá giao hữu giữa Uỷ ban kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Bakhtiyor Saidov

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Bakhtiyor Saidov

Sáng ngày 18/3, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón và tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Bakhtiyor Saidov.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định phân công, điều động cán bộ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định phân công, điều động cán bộ

Ngày 18/3, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định phân công, điều động cán bộ.
Tiếp tục triển khai các chương trình phong phú, đa dạng củng cố quan hệ Việt Nam-Brazil

Tiếp tục triển khai các chương trình phong phú, đa dạng củng cố quan hệ Việt Nam-Brazil

Tối ngày 15/3 tại thủ đô Brasília, đã diễn ra chương trình gặp gỡ hữu nghị Việt Nam-Brazil.
Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu

Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu

Từ 16-17/3/2024, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Chính phủ Cộng hòa Vanuatu tổ chức Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc ...
Đại sứ Hoàng Sỹ Cường trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa

Đại sứ Hoàng Sỹ Cường trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa

Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi kiêm nhiệm Zimbabwe Hoàng Sỹ Cường trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên Tổng thống Zimbabwe Mnangagwa.
Việt Nam nỗ lực triển khai thủ tục lãnh sự giúp các thuyền viên tàu True Confidence sớm về nước

Việt Nam nỗ lực triển khai thủ tục lãnh sự giúp các thuyền viên tàu True Confidence sớm về nước

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng thông tin về việc hỗ trợ đưa thi hài Đại phó Đặng Duy Kiên, thuyền viên tàu True Confidence bị tập kích.
Ba thuyền viên trong vụ tàu True Confidence bị tấn công đã khởi hành từ Djibouti về Việt Nam

Ba thuyền viên trong vụ tàu True Confidence bị tấn công đã khởi hành từ Djibouti về Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn tất các thủ tục để các thuyền viên được về nước nhanh chóng, an toàn.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị tấn công trên biển

Bộ Ngoại giao thông tin về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị tấn công trên biển

Theo thông tin sơ bộ, trên tàu có 4 thuyền viên Việt Nam, 1 thuyền viên đã tử vong và 3 thuyền viên trong tình trạng sức khỏe bình thường.
Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ nghi phạm vụ sát hại công dân Việt Nam tại Higashiomo

Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ nghi phạm vụ sát hại công dân Việt Nam tại Higashiomo

Một công dân Việt Nam được cho là bị sát hại tại Higashiomo, Shiga, Nhật Bản. Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ 1 nghị phạm và đang tiếp tục điều tra.
Đại sứ quán Việt Nam tại Anh thông tin về 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh thông tin về 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và Bắc Ireland thông tin về 7 người nhập cư trong xe tải được cho là công dân Việt Nam tại cảng East Sussex, Vương quốc Anh.
Công tác bảo hộ công dân: Vững tinh thần phục vụ, sẵn tấm lòng sẻ chia

Công tác bảo hộ công dân: Vững tinh thần phục vụ, sẵn tấm lòng sẻ chia

Công tác bảo hộ công dân đã và đang là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Gồm hơn 7.100 hòn đảo lớn nhỏ muôn màu sắc, Philippines có nề văn hóa vô cùng đặc sắc. Cùng tìm hiểu những nét đặc trưng trong văn hóa tại đây.
Phiên bản di động