Ngoại giao khoa học bảo vệ môi trường biển: Con đường khai thông những bế tắc ở Biển Đông?

Kim Ngọc
Tranh chấp trên Biển Đông có thể được xoa dịu bằng nỗ lực nghiên cứu khoa học chung nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới suy thoái môi trường biển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hợp tác khoa học bảo vệ môi trường biển: Con đường khai thông những bế tắc ở Biển Đông?
Do sự suy thoái môi trường biển nghiêm trọng, nhiều rạn san hô ở Biển Đông đang chết dần. Bối cảnh này đòi hỏi ASEAN-Trung Quốc cần hợp tác khoa học bảo vệ môi trường biển chặt chẽ hơn. (Nguồn: Reuters)

Trong một bài viết trên trang Nikkei Asia, Giáo sư James Borton thuộc Viện Chính sách Đối ngoại, Đại học Johns Hopkins (Mỹ), tác giả cuốn "Dispatches from the South China Sea: Navigating to Common Ground" (Những văn kiện liên quan đến Biển Đông: Hướng đến điểm chung), đã chỉ ra những tiềm năng hợp tác bảo vệ môi trường biển tại Biển Đông, qua đó hóa giải những tranh chấp, bất đồng trong khu vực này.

Suy thoái môi trường biển

Đằng sau những tranh chấp và nghi ngại đang ngày càng gia tăng tại Biển Đông, một cuộc khủng hoảng sinh thái đang âm thầm bùng phát. Tuy nhiên, những nỗ lực ban đầu của các quốc gia trong khu vực nhằm giải quyết vấn đề môi trường đang tạo ra tiền đề cho sự hợp tác. Điều này đang được hy vọng sẽ tạo ra lối thoát cho những căng thẳng về chính trị.

Do sự suy thoái môi trường nghiêm trọng ở những nơi từng là các ngư trường quý hiếm và phong phú các loài sinh vật biển của khu vực, nhiều rạn san hô đang chết dần. Quá trình cải tạo hay xây dựng thêm các hòn đảo đã phá hủy môi trường biển, nước thải nông nghiệp và công nghiệp làm ô nhiễm các vùng nước ven biển, trong khi việc đánh bắt quá mức đang làm cạn kiệt các loại sinh vật biển.

Một góc nhìn khác đã được hình thành trước những hiểm họa môi trường đang diễn ra tại Biển Đông như tình trạng mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, suy giảm về số lượng các rạn san hô, ô nhiễm và sự đe dọa đến ngư nghiệp. Điển hình là kế hoạch hành động 5 năm của ASEAN-Trung Quốc về quan hệ đối tác chặt chẽ trong khoa học, công nghệ và đổi mới tầm nhìn đến năm 2025 đã khuyến khích phát triển các cơ chế hợp tác bền vững dựa trên nền tảng khoa học...

Nhà sinh thái học, Giáo sư Jian Nian Zhi tại Đại học quốc gia Hạ Môn, phát biểu tại một diễn đàn ở Thượng Hải rằng: “Là các nhà khoa học, chúng ta nên vượt lên những rào cản chính trị và tập trung giải quyết những câu hỏi lớn có ảnh hưởng quan trọng đến hạnh phúc nhân loại”.

Thực tế, đã có những tiền lệ trong lịch sử về sự chung tay hợp tác bảo vệ môi trường biển, điển hình là Chương trình Khám phá Đại dương Quốc tế (IODP), bao gồm một cuộc thăm dò dầu khí được thực hiện vào năm 2014 bởi các nhà khoa học Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ và Brazil ở Biển Đông.

Vài năm trước đó, Thí nghiệm Gió mùa Biển Đông do Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc khởi xướng cũng đã quy tụ nhiều nhà khoa học từ Australia và Mỹ. Một nhóm công tác về hợp tác nghiên cứu phát triển hàng hải giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đã được thiết lập nhằm tăng cường hợp tác ở Vịnh Bắc Bộ và các khu vực địa lý ít nhạy cảm. Đặc biệt, hai bên còn cùng nhau xây dựng một mô hình dự báo triều cường.

Các nhà khoa học biển và chuyên gia chính sách cho rằng cách tốt nhất để tham gia hợp tác về khoa học đại dương hiệu quả là xem xét kỹ các lợi ích chung trước tình trạng biến đổi khí hậu, axit hóa đại dương, các loại hình thời tiết khắc nghiệt và các khu bảo tồn biển.

Mặc dù ngoại giao khoa học không đại diện cho một cách tiếp cận mới đối với quan hệ quốc tế nhưng đã đến lúc cần áp dụng nó trong quản lý tranh chấp ở Biển Đông.

Các quốc gia khu vực Biển Đông có thể học hỏi từ cách thức hợp tác nghiên cứu dựa trên khoa học và công nghệ đã giúp Hội đồng Bắc Cực tạo ra một công cụ ngoại giao để xây dựng hòa bình.

Hội đồng Bắc Cực là một diễn đàn liên chính phủ được thành lập năm 1996 bao gồm Mỹ, Nga, Canada, Phần Lan, Iceland, Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển. Những bằng chứng khoa học đã tạo tiền đề cho các cuộc đàm phán, thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu hải dương nói chung và xây dựng lòng tin trong Hội đồng Bắc Cực. Nhờ đó, Hội đồng Bắc Cực đã thông qua một số thỏa thuận hợp tác góp phần thúc đẩy bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững.

Hợp tác khoa học bảo vệ môi trường biển: Con đường khai thông những bế tắc ở Biển Đông?
Tại Hội nghị thượng đỉnh ở Rovaniemi, Phần Lan, vào tháng 5/2019, Hội đồng Bắc Cực đã thông qua một số thỏa thuận ràng buộc pháp lý nhằm tăng cường bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững. (Nguồn: Reuters)

Hy vọng mới cho những căng thẳng

Hiện nay, các quốc gia trong khu vực cần phải gấp rút bổ sung những cơ chế quản lý nhằm định hướng cho sự phát triển của hợp tác khoa học, điều có thể giúp hạ nhiệt căng thẳng xoay quanh việc tranh chấp quyền quản lý nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Sự kết hợp của khoa học và vấn đề địa chính trị sẽ thúc đẩy sự mở rộng của các diễn đàn chung và hợp tác giải quyết các bất đồng.

Các nhà hoạch định chính sách có thể xem xét giải pháp tốt giải quyết vấn đề chủ quyền phức tạp qua lăng kính khoa học. Suy cho cùng, các nhà nghiên cứu khoa học hay hải dương học mới dễ dàng chia sẻ tiếng nói chung bất chấp những khác biệt về chính trị, kinh tế và xã hội.

Một lĩnh vực đã nhận được sự đồng thuận từ các bên ở Biển Đông là sự mở rộng của khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ ngư nghiệp. Các hoạt động đánh bắt cá mang tính hủy diệt và biến đổi khí hậu là những mối đe dọa lớn đối với các rạn san hô trong khu vực.

Hiện Trung Quốc có hơn 270 khu bảo tồn đại dương, trong khi Việt Nam cũng có 12 khu vực được bảo vệ, quản lý. Đây có thể là cơ hội tuyệt vời để phục hồi khuôn khổ hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong những năm 1990, bao gồm giám sát khí hậu, tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, bảo vệ môi trường biển và nghiên cứu khoa học biển.

Tất nhiên, những xung đột về lợi ích chính trị sẽ luôn tồn tại xoay quanh Biển Đông. Trong khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden từng gọi việc quản lý mối quan hệ Washington-Bắc Kinh là "phép thử địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ XXI", thì Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ) và Đại học Hải dương Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hợp tác nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu ở vùng biển sâu và ven biển.

Có thể thấy, hợp tác khoa học đã mang lại hy vọng về một phần giải pháp cho các tranh chấp ở Biển Đông bằng cách tạo ra lòng tin với sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Hiện tại, nỗ lực chung tay khắc phục suy thoái môi trường biển có thể làm tăng khả năng xuất hiện các cuộc khảo sát nghiên cứu khoa học bất chấp sự căng thẳng về địa chính trị và mâu thuẫn về tuyên bố chủ quyền.

Học viện Ngoại giao và Học viện Clingendael hợp tác đào tạo chuyên gia luật biển quốc tế

Học viện Ngoại giao và Học viện Clingendael hợp tác đào tạo chuyên gia luật biển quốc tế

Học viện Ngoại giao phối hợp với Học viện Clingendael (thuộc Viện Clingendael, Hà Lan) tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về ...

Tọa đàm khoa học về quan hệ giữa các nước lớn và tác động tới môi trường an ninh, phát triển của Việt Nam

Tọa đàm khoa học về quan hệ giữa các nước lớn và tác động tới môi trường an ninh, phát triển của Việt Nam

Ngày 21/7, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Tọa đàm khoa học “Những nét mới trong cục diện thế giới, khu vực, quan hệ giữa ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động