“Ngoại giao thầm lặng” của Oman

Giữa năm, sự chú ý của dư luận vào quá trình chuyển giao quyền lực tại Oman sau khi Quốc vương nước này đi chữa bệnh tại Đức đã khiến chính sách “ngoại giao thầm lặng” khá đặc biệt của Oman được nhiều người biết đến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quốc vương Oman Qaboos bin Said tham dự lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh. (Reuters)

Cái tên Oman ít khi xuất hiện trong các cuộc đàm phán quốc tế về Trung Đông nhưng quốc gia này là một ví dụ hiếm hoi về ổn định, hội nhập, khoan dung tôn giáo và khéo léo ngoại giao trong khu vực.

Vị trí và sự khoan dung đặc biệt

Oman được hưởng lợi rất nhiều từ vị trí địa lý khi kiểm soát nửa phía nam của eo biển Hormuz, nơi có tuyến vận tải biển quan trọng đảm bảo lưu thông khoảng 30-40% nguồn cung dầu thế giới (nửa còn lại của eo biển được Iran kiểm soát). Có đường bờ biển dài hướng ra Ấn Độ Dương, Oman trở thành trung tâm thương mại khu vực với nhiều cơ hội phát triển chính sách mở cửa.

Oman là quốc gia biết tiết chế và khoan dung tôn giáo, là nước duy nhất trong thế giới Ả rập có dân số chủ yếu theo đạo Ibadi (một nhánh của Hồi giáo). Trên hết, đặc trưng của tôn giáo này là… không mang tính giáo phái. Các tín đồ Ibadi có thể vui vẻ cầu nguyện trong bất kỳ nhà thờ Hồi giáo nào và cũng chào đón những người của các giáo phái khác đến nơi thờ phụng của mình. Trong bối cảnh xung khắc dữ dội giữa người Sunni và người Hồi giáo Shia ở nhiều nước khác trong thế giới Ả rập, Oman thực sự là một hình mẫu về chung sống hòa bình.

Oman thực hiện khá tốt nguyên tắc bình đẳng giới. Nước này vừa thông qua đạo luật ủng hộ quyền của phụ nữ và giải quyết những vụ phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong giáo dục, lao động và chính trị. Các cơ quan nhà nước tiếp nhận một số lượng đáng kể các đại diện phái nữ. Các bộ trưởng giáo dục và giáo dục đại học đều là nữ. Đại sứ Oman tại Hoa Kỳ cũng là nữ. Tỷ lệ nhập học của trẻ em gái ở trường tiểu học và trung học vượt trội so với trẻ em trai. Cứ ba người lao động có một người là nữ, tỷ lệ tương đối cao trong khu vực. Phụ nữ ở Oman có cùng quyền sở hữu đất đai như nam giới, khác hẳn với nhiều nước trong thế giới Ả rập.

Vai trò cầu nối

Xã hội và vị trí địa lý đặc biệt đã góp phần định hình chính sách ngoại giao của Oman, giúp nước này trở thành cầu nối khu vực với cả phương Đông và phương Tây. Nhiều thập kỷ trước khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói về chính sách đối ngoại "không có vấn đề với các nước láng giềng", Oman đã làm được điều này. Đơn cử: Oman đã duy trì quan hệ hòa bình với cả Iran và Iraq trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988); với cả Iran và Mỹ sau khi hai nước này chấm dứt quan hệ (1979). Gần đây, Oman đã tổ chức thành công các cuộc đàm phán biên giới giữa Saudi Arabia và Yemen, thúc đẩy biện pháp tái lập quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia, tạo điều kiện cho mối quan hệ tốt hơn giữa Yemen và các thành viên của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Mới nhất, Oman làm trung gian cho Qatar và Saudi Arabia, UAE và Bahrain sau những tranh cãi về sự ủng hộ của Doha đối với tổ chức Huynh đệ Hồi giáo ở khu vực.

Oman thành công trong việc tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán bí mật giữa Washington và Tehran, góp phần thúc đẩy kết quả các cuộc đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran, các vấn đề khác như việc thả ba con tin người Mỹ bị phía Iran bắt giữ. Oman cũng đóng vai trò quan trọng trong GCC, nỗ lực chống lại việc biến GCC thành một công cụ để chống hoặc làm suy yếu Iran. Oman quan tâm hơn đến thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các thành viên GCC thay vì hướng tới một sự thống nhất về quân sự hay chính trị.

Lịch thiệp và khiêm nhường

Nhiều “thành tích” như vậy, nhưng mỗi lần báo giới đề cập đến đóng góp của Oman thì các quan chức nước này lại tìm cách làm giảm nhẹ vai trò của mình. Bộ trưởng Ngoại giao Oman, khi bình luận trên AP về việc Oman đã tổ chức các cuộc đàm phán bí mật giữa Mỹ và Iran dẫn tới thỏa thuận quan trọng giữa Iran và nhóm P5+1 đầu năm 2013, cho rằng vai trò của Oman đã được “phóng đại”. Trong các cuộc trò chuyện, Hoàng thân Qaboos luôn tránh đề cập tới bất kỳ một cá nhân nào, kể cả bản thân ông.

Điều này xuất phát từ văn hóa “lịch thiệp” của Oman. Những nguyên tắc về đối ngoại cũng được ghi rõ trên trang web của Bộ Ngoại giao: phát triển và duy trì quan hệ tốt với tất cả các nước láng giềng; hướng ra bên ngoài phù hợp với vị trí địa lý và truyền thống; tiếp cận thực dụng với các mối quan hệ song phương dựa trên thực tế địa chiến lược chứ không phải là những quan điểm mang tính ý thức hệ tạm thời; tìm kiếm an ninh và ổn định thông qua hợp tác và hòa bình, chứ không phải là xung đột. Chính những nguyên tắc này đã tạo ra sự phản đối tính bè phái hay nhấn mạnh đến vai trò cá nhân.

Nhân tố quan trọng

Người ta cho rằng đóng góp lớn vào những thành công đối nội và đối ngoại của Oman là Quốc vương Qaboosbin Said, năm nay đã 73 tuổi. Từ khi lên ngai vàng năm 1970, ông đã thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa Oman và nâng cao mức sống người dân. Ông nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng mối quan hệ hòa bình và phân định rõ biên giới với tất cả các nước láng giềng. Nhờ chính sách mở cửa do ông đề ra, Oman trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện chưa có thông tin chính thức về sức khỏe của Quốc vương, nhiều người tự hỏi liệu Oman có thể tiếp tục con đường phát triển mà không có ông? Bởi, dù không có sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo nhưng không có nghĩa xã hội không tiềm ẩn những nhân tố bất ổn, chẳng hạn như thách thức đa dạng hóa nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và tỷ lệ thất nghiệp,.. Nước Mỹ thì sẽ phải lo ngại Oman sau này có kém nồng nhiệt hơn trong quan hệ đối tác chiến lược với Washington không hay hướng nhiều hơn vào Tehran.

Nguyễn Kim (theo Foreign Affairs và UNPI)



 

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Chuyến thăm tới Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn diễn ra trong bối cảnh hai nước có một số sự kiện rất quan trọng trong năm 2024.
Phiên bản di động