Ngoại giao Việt Nam kỳ vọng vào Đại hội XIII của Đảng để tiếp tục vươn tầm tỏa sáng

Vũ Đăng Minh
TGVN. Đại hội XIII là dấu mốc quan trọng, làm tiền đề phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đưa Việt Nam bước vào “một thời kỳ phát triển mới rực rõ hơn nữa”, như lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại giao Việt Nam kỳ vọng vào Đại hội XIII của Đảng để tiếp tục vươn tầm tỏa sáng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thu hút sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp nhân dân Việt Nam và dư luận quốc tế. (Ảnh: Nguyễn Hồng/TGVN)

Ngày 26/1/2021, tại Hà Nội, diễn ra sự kiện quan trọng, khai mạc Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội thu hút sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp nhân dân Việt Nam và dư luận quốc tế, không chỉ trong ngày khai mạc, thời gian Đại hội mà nhiều tháng của quá trình chuẩn bị. Trên thế giới, không nhiều đại hội của đảng chính trị, dù là đảng cầm quyền ở nước lớn lại được nhân dân, cộng đồng quốc tế quan tâm sâu rộng như vậy. Điều gì tạo nên sự đặc biệt?

Đại hội XIII, kỳ vọng của dân tộc, của đất nước

Đại hội lần thứ XIII đương nhiên là sự kiện quan trọng nhất của Đảng trong những ngày đầu thập kỷ thứ ba, thế kỷ XXI, kết tinh ở 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5 triệu đảng viên. Đồng thời, Đại hội thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, của các tầng lớp nhân dân 54 dân tộc anh em trên mảnh đất hình chữ S và của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Trong gần một năm qua, đã có hàng triệu ý kiến của các tổ chức chính trị, xã hội, cán bộ, đảng viên, nhà khoa học, kinh tế và người dân Việt Nam tham gia đóng góp vào dự thảo văn kiện Đại hội XIII. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội cho đến câu chuyện hàng ngày của người lao động mưu sinh, sự kiện Đại hội XIII được bàn luận sôi nổi, theo nhiều góc cạnh khác nhau. Cũng có một số kẻ mượn cớ đóng góp ý kiến để xuyên tạc, chia rẽ, kích động, nhưng đại đa số nhân dân bày tỏ sự đồng tình, kỳ vọng và góp ý xây dựng từ thực tiễn cuộc sống.

Không có bất cứ công cụ pháp luật nào, mệnh lệnh hành chính nào buộc được mọi người quan tâm nhiệt thành như vậy. Tâm lý, tinh thần đó có cội nguồn sâu xa, vững chắc.

Trước hết, đó là chỉ dấu lòng tin của nhân dân với Đảng. Cũng có lúc, tình trạng tham ô, tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cấp cao làm suy giảm lòng tin của nhân dân. Nhưng công cuộc xây dựng chỉnh đốn đảng, hệ thống chính trị, xử lý nghiêm mọi cá nhân, hành vi vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật nhà nước, không có vùng cấm, đã củng cố, tăng cường lòng tin của nhân dân.

Thành tựu to lớn, toàn diện của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng trong 5 năm 2016-2020, nhất là trong đại dịch Covid-19, về phát triển kinh tế, an sinh xã hội, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, khẳng định Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam; đại diện cho lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích của nhân dân. Mọi quyết sách của Đảng gắn liền với sự phát triển của đất nước, liên quan đến mọi mặt đời sống, hạnh phúc, phồn vinh của nhân dân.

Trong chiến tranh cũng vậy và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng vậy.

Cho nên, như một lẽ tự nhiên, nhân dân coi Đại hội của Đảng cũng là Đại hội của đất nước, của dân tộc. Nhân dân tin tưởng và kỳ vọng Đại hội XIII là dấu mốc quan trọng đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, thực hiện “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, mang lại hạnh phúc, phồn vinh cho đất nước, đưa Việt Nam sánh vai với cường quốc 5 châu, như mong muốn cháy bỏng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ước nguyện của hàng triệu anh hùng, liệt sĩ và người dân đã đem xương máu, trí lực gìn giữ, xây dựng đất nước. Lịch sử, hiện tại và tương lai dân tộc, đất nước Việt Nam hội tụ, hòa quyện trong Đại hội XIII của Đảng.

Quốc tế quan tâm đặc biệt đối với Đại hội XIII

Lịch sử, hiện tại và tương lai dân tộc, đất nước Việt Nam hội tụ, hòa quyện trong Đại hội XIII của Đảng.

Dư luận quốc tế quan tâm ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam đưa dự thảo văn kiện Đại hội ra lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân. Càng gần đến ngày khai mạc, thông tin về Đại hội XIII càng đậm nét. Sau vài ngày, Đại hội đã nhận gần 350 thư, điện mừng của các chính đảng, tổ chức quốc tế, khu vực, các nhà lãnh đạo, hoạt động xã hội từ hầu hết các nước trên 5 châu lục, cao nhất trong các kỳ Đại hội (sẽ còn có thêm nhiều thư, điện mừng trong những ngày tới). Các hãng thông tấn, tờ báo lớn của nhiều nước đồng loạt đưa tin, đăng bài viết về Đại hội XIII.

Dư luận quốc tế thông tin, bình luận, phân tích khá toàn diện, từ ý nghĩa, tầm quan trọng, chủ đề Đại hội XIII, nội dung chủ yếu của văn kiện, thành tựu, quan điểm, bài học kinh nghiệm, định hướng, trọng tâm chiến lược đến công tác nhân sự.

Điểm thu hút cộng đồng quốc tế là thành công nhiều mặt của Việt Nam những năm qua, nhất là năm 2020. GDP bình quân 5 năm đạt 5,9%, năm 2020 là 2,9%, trong khi đa số các nước tăng trưởng âm; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố.

Hãng tin BBC News đánh giá, vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao, cân bằng thành công quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, tận dụng tốt vị thế chiến lược cả về kinh tế, quốc phòng, an ninh.

“Câu chuyện huyền thoại”, “Ngôi sao đang lên”, “Nền kinh tế sáng giá nhất châu Á”… là những cụm từ xuất hiện với tần suất cao trong dư luận quốc tế. Ông Hiroyuki Moribe, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam của Nhật Bản (VERI) đánh giá: Dưới góc nhìn của người dân Nhật Bản, thành công của Việt Nam là rất thần kỳ và kỳ lạ. Việt Nam đã để lại ấn tượng trong cộng đồng quốc tế, là một đất nước an toàn, tiềm năng kinh tế lớn với lợi thế đông dân.

Dư luận quốc tế đánh giá cao thành tựu nhiều mặt, vị thế, uy tín và những đóng góp của Việt Nam đối với hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của thế giới, khu vực, chính là một cách thừa nhận thể chế chính trị, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thành công lớn không những tạo sự hấp dẫn, mà còn tạo nên niềm tin đối với sự phát triển của Việt Nam. Có người quả quyết: “Chúng ta có thể tự tin khẳng định rằng Đại hội XIII này, Việt Nam sẽ xác định cho giai đoạn tới con đường đúng đắn phù hợp với những mục tiêu và đặc thù Việt Nam và những xu thế của thế giới”.

Đây là ý kiến của lãnh đạo, cán bộ, đảng viên người Việt Nam? Xin thưa, của một người nước ngoài, ông Nicolas Dervaux, Đại diện các Chính phủ cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp và vùng Wallonie-Bruxells tại Việt Nam. Nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có ý kiến tương tự, bày tỏ tin tưởng vào thành công của Đại hội, dấu mốc phát triển mới của Việt Nam.

Cộng đồng quốc tế quan tâm Đại hội XIII bởi có thể tìm thấy ở Việt Nam tấm gương, những giá trị chung, bài học bổ ích cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ bày tỏ: Thành tựu của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là bài học thành công đáng ngưỡng mộ.

Tạp chí Thế giới đa cực của Nga ngày 20/1 đăng bài “Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam – cột mốc lịch sử trong đời sống Việt Nam” có đoạn: Một đất nước đang phát triển năng động, tự tin, hướng tới mục tiêu một quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm độc đáo của Việt Nam trên con đường tự lực cánh sinh sẽ thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế và nước Nga, với tình cảm đặc biệt dành cho Việt Nam, một dân tộc gần gũi.

Ngoại giao Việt Nam kỳ vọng vào Đại hội XIII của Đảng để tiếp tục vươn tầm tỏa sáng
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chụp ảnh với các đại biểu Bộ Ngoại giao dự Đại hội XIII của Đảng, (Ảnh: Tuấn Anh/TGVN)

Ngoại giao Việt Nam vươn tầm, tỏa sáng

Thành tựu, những bài học kinh nghiệm trong 35 năm đổi mới, 5 năm 2016-2020, lòng tin của nhân dân, sự ngưỡng mộ của cộng đồng quốc tế, tạo cho Việt Nam một tâm thế lớn, như khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Đất nước chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế cao như ngày nay. Đó là nền tảng để Việt Nam nói chung, ngoại giao nói riêng vươn tầm tỏa sáng trong giai đoạn mới.

Bên cạnh cơ hội, ngoại giao cũng đứng trước những khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó lường; an ninh, tranh chấp chủ quyền Biển Đông rất phức tạp. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cạnh tranh chiến lược, kinh tế, thương mại diễn ra gay gắt. Việt Nam không những chịu tác động lớn từ cạnh tranh giữa các nước lớn mà còn có sự cạnh tranh giữa các nước khác trong khu vực.

Đại hội XIII là dấu mốc quan trọng, làm tiền đề phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đưa Việt Nam bước vào “một thời kỳ phát triển mới rực rỡ hơn nữa”, như lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Mục tiêu, khát vọng phát triển là động lực, đồng thời đặt ra yêu cầu cao, trách nhiệm lớn đối với ngoại giao. Để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang mà Đảng, nhân dân tin cậy giao phó và phương châm chỉ đạo, cũng là lời hứa của ngành Ngoại giao mà Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh thay mặt nêu rõ: Ngoại giao đồng hành cùng dân tộc, phụng sự Tổ quốc, cần phát huy bài học kinh nghiệm, thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu sau:

Một là, quán triệt sâu sắc quan điểm, tư duy mới và định hướng chiến lược trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII. Trước hết là tâm thế, vị thế mới cao hơn, lớn hơn của ngoại giao Việt Nam. Việt Nam không những là thành viên tích cực, có trách nhiệm mà còn chủ động tham gia định hình các thể chế đa phương, phát huy vai trò dẫn dắt trong các cơ chế khu vực, nâng tầm đối ngoại đa phương. Chủ động đề xuất, tham gia các sáng kiến đa phương, thiết thực, phù hợp với điều kiện đất nước, lợi ích chung, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Chúng ta không những chủ động, tích cực hội nhập quốc tế mà hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Trên cơ sở vị thế mới, Dự thảo văn kiện xác định, tăng cường đối ngoại song phương, đưa các mối quan hệ đi vào thực chất, hiệu quả, sâu sắc hơn. Từ chú trọng phát triển quan hệ với các nước láng giềng, thúc đẩy quan hệ với các đối tác lớn, yêu cầu đặt ra với ngoại giao trong giai đoạn mới cao hơn, xử lý đúng đắn, hiệu quả mối quan hệ với các nước lớn, nước láng giềng, tăng cường đan xen lợi ích và sự tin cậy chính trị.

Đó là quan điểm về xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, về mặt trận ngoại giao, về vai trò tiên phong của ngoại giao trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín đất nước và bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Hai là, nâng cao hiệu quả tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII về công tác đối ngoại trong giai đoạn mới. Định ra đường lối đúng là nền tảng, tổ chức triển khai thực hiện là khâu quyết định giá trị, hiệu quả thực tiễn của nghị quyết. Nhận thức mới phải chuyển hóa thành hành động thống nhất, xây dựng quyết tâm cao, nỗ lực lớn, toàn tâm, toàn lực, hành động tích cực, quyết liệt, năng động, sáng tạo.

Thấm nhuần và vận dụng sáng tạo tư tưởng, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, phương châm “kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược” và “dĩ bất biến ứng vạn biến” bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc trong ứng phó với các tình huống, xử lý các mối quan hệ, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia.

Ba là, phát huy vai trò nòng cốt, chuyên trách của ngành Ngoại giao trong xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại. Kết hợp chặt chẽ giữa Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, các trụ cột, các kênh, hình thành mặt trận ngoại giao đồng bộ, thống nhất, vững chắc về thế, rộng khắp về lực lượng, phong phú, đa dạng, linh hoạt về hình thức, biện pháp. Kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh, chủ động phòng ngừa, hóa giải các nguy cơ an ninh, mâu thuẫn, thông qua đối thoại, minh bạch chính sách, xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, sáng tạo, nâng cao hiệu quả ngoại giao kinh tế, tranh thủ khoa học công nghệ, công nghệ số, phát huy vai trò cầu nối, kết nối cơ hội hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp và người Việt Nam ở nước ngoài, thu hút nguồn ngoại lực to lớn phục vụ phát triển đất nước. Đẩy mạnh và phát huy trụ cột ngoại giao văn hóa, khai thác nguồn tài nguyên vô giá, bất tận, quảng bá hình ảnh đất nước, nền văn hiến, các giá trị truyền thống nhân văn dân tộc, tạo nền tảng phát huy sức mạnh mềm, đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước.

Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngoại giao trong giai đoạn mới. Sau khi có nghị quyết, thì chất lượng đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực là nhân tố quyết định hiệu quả thực hiện. Tiêu chí xây dựng đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực ngoại giao cần phát triển phù hợp với giai đoạn mới. Đó là bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thông ngoại giao, am hiểu pháp luật quốc tế, công nghệ thông tin, phong cách hiện đại, chuyên nghiệp, chủ động ứng phó, xử lý linh hoạt, sáng tạo mọi tình huống.

Đồng thời, đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực ngoại giao phải nắm chắc lịch sử, truyền thống, văn hóa dân tộc Việt Nam, am hiểu văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán của các nước, để tạo thiện cảm, tranh thủ sự ủng hộ trong quan hệ, hoạt động ngoại giao.

Năm là chú trọng nghiên cứu, dự báo và tham mưu chiến lược về đối ngoại với Đảng, Nhà nước. Tình hình mới đòi hỏi ngành Ngoại giao phải chủ động nghiên cứu, nắm bắt kịp thời tình hình, cơ hội, đánh giá đúng xu thế, dự báo chính xác tình huống, diễn biến, không để bị động, bất ngờ. Trên cơ sở đó, tham mưu, đề xuất trúng, đúng với Đảng, Nhà nước về các đối sách, chủ động thích ứng với mọi biến động của tình hình, sự thay đổi của đối tác, xử lý hiệu quả các tình huống.

TIN LIÊN QUAN
Đại hội XIII: Ba đồng chí lãnh đạo Bộ Ngoại giao trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Đại hội XIII: Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, triển khai nền ngoại giao toàn diện, hiện đại
Nhiều tâm nguyện, kì vọng của người Việt Nam ở nước ngoài gửi gắm vào Đại hội XIII
Đại hội XIII: Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài góp phần phát huy tiềm năng thế hệ trẻ ở nước ngoài
Đại hội XIII: Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, tạo môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước
Vũ Đăng Minh

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Mini của các dòng như Countryman, JCW, 3 Door, 5 Door sẽ được cập nhật chi tiết bên trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn cách bật quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung

Hướng dẫn cách bật quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung

Tính năng quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung được nhiều người dùng yêu thích nhất bởi sự thuận tiện cá nhân hóa của nó. Với tính năng ...
VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại VCK Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Trung Quốc ở lượt trận thứ 2 bảng ...
3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

Snipping Tool là một tiện ích được tích hợp trong hệ điều hành Windows. Công cụ này cho phép người dùng chụp, chỉnh sửa và lưu ảnh chụp màn hình ...
Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng là siêu mẫu Dianka Zakhidova và con trai là tâm điểm chú ý khi xuất hiện trên sân tập của CLB Hoàng Anh Gia ...
Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Hai quan chức Mỹ xác nhận với CBS News rằng, một tên lửa của Israel đã bắn trúng Iran trong cuộc tấn công ngày 19/4 (giờ Hà Nội).
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động