Ngoại trưởng Đức thăm Iran: Có phải ‘cơn gió mát’ hạ nhiệt Trung Đông?

Quang Đào
TGVN. Chuyến công du Trung Đông của Ngoại trưởng Đức Heiko Maas từ ngày 7-11/6 được cho là để mở rộng ảnh hưởng và làm nổi bật vai trò trung gian hòa giải của Berlin ở khu vực. Thế nhưng, liệu ông Maas có là “nhân vật then chốt” cho nhiệm vụ không hề dễ dàng này? Bình luận của Thế Giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ngoai truong duc tham iran co phai con gio ha nhiet trung dong Tổng thống Trump: Iran đang trở thành một “quốc gia suy yếu”, nếu Iran muốn, Mỹ sẵn sàng đàm phán
ngoai truong duc tham iran co phai con gio ha nhiet trung dong Mỹ bắt giữ nhiều nhà khoa học Iran, IRGC tuyên bố kiểm soát khu vực phía Bắc eo biển Hormuz
ngoai truong duc tham iran co phai con gio ha nhiet trung dong Iran. Anh cảnh cáo Iran phá bỏ cam kết, Pháp tuyên bố bảo vệ JCPOA
ngoai truong duc tham iran co phai con gio ha nhiet trung dong
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas và người đồng cấp Iran Javad Zarif. (Nguồn: AFP)

Trọng tâm là Iran

Tuy là chặng dừng chân thứ 4, song Iran mới là “trọng tâm” của chuyến công du Trung Đông của Ngoại trưởng Heiko Maas. Đó cũng là lý do vì sao trước đó, khi tới Iraq, Jordan và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), ông Maas đều nhắc tới vấn đề Iran và nhấn mạnh việc các nước châu Âu mong muốn giữ vững thỏa thuận hạt nhân năm 2015 (JCPOA) đã ký với Iran, cam kết thực hiện mọi điều khoản đã ký và hi vọng Iran cũng sẽ hành động tương tự bất chấp sức ép trừng phạt từ Mỹ.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Đức còn khẳng định, thỏa thuận hạt nhân Iran mà Đức là một bên tham gia là thỏa thuận “tốt nhất” giúp cho Trung Đông ổn định và hòa bình hơn. Không chỉ cho Trung Đông, ông Maas còn khẳng định sự quan trọng của JCPOA, nói rằng thỏa thuận hạt nhân này là “cực kỳ quan trọng” đối với an ninh của cả châu Âu. Ông cũng cho biết, Đức và các đối tác châu Âu khác “đang cố gắng hết sức để thực hiện cam kết của mình” nhằm giúp Iran đạt được những mong muốn và không để cho JCPOA đi vào dĩ vãng.

Mỹ - Iran: Lời mời chưa thật chân thật

Đó là quan điểm của nước Đức, còn về phía Iran thì sao? Theo báo chí Iran, thì ngay sau buổi họp kín với người đồng cấp Đức Heiko Maas, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cho biết, cuộc hội đàm với người đồng cấp Đức diễn ra một cách thẳng thắn và nghiêm túc. Đồng thời, ông Javad Zarif cũng khẳng định Tehran sẽ hợp tác với các bên đã đặt bút ký vào Kế hoạch hành động toàn diện chung để cứu vãn thỏa thuận này khỏi sự đổ vỡ nhãn tiền.

Vậy là quan điểm của hai bên Đức và Iran đã rõ, ít nhất là tại cuộc hội đàm. Thế nhưng, trong bối cảnh Trung Đông đang có những diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Iran khi Tổng thống Trump tung chiến dịch “áp lực tối đa” lên Iran, thì những thiện ý của hai vị Ngoại trưởng dường như chỉ là những mong muốn từ một phía.

Bên cạnh đó, “sự kiên nhẫn chiến lược” của Iran cũng có giới hạn. Tehran đã thẳng thừng tuyên bố, kể từ ngày 7/7 năm nay sẽ không còn quan tâm đến các điều khoản của JCPOA và sẽ nối lại quá trình làm giàu uranium, trừ khi các quốc gia châu Âu có thể tìm ra một cách hiệu quả để khuyến khích Iran ở lại.

Điểm chung là không có điểm chung

Trong bối cảnh "không ai chịu ai" giữa Washington và Tehran như vậy, thì nhiệm vụ của ông Maas tới Trung Đông để làm "trung gian hòa giải" là không hề dễ dàng. Nhất là trong khi các nhà chức trách Iran muốn các cuộc đàm phán chỉ tập trung vào JCPOA, thì phía còn lại lại chỉ nhắm vào chương trình phát triển vũ khí và cáo buộc quốc gia Hồi giáo này hỗ trợ các nhóm người Shiite trên khắp Trung Đông. Và như vậy, nhiệm vụ của ông Maas lại "khó càng thêm khó" khi mối quan tâm của Washington và châu Âu lại chưa có điểm chung lớn như với Tehran.

ngoai truong duc tham iran co phai con gio ha nhiet trung dong
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas và Tổng thống Iran Hassan Rouhani.

Không những thế, trước đó, vào ngày 9/6, khi ông Maas đang ở UAE, ông đã gọi chương trình tên lửa của Iran là “đáng lo ngại”. Phát ngôn này của ông đã vấp phải phản đối gay gắt từ phía Iran. Người phát ngôn bộ ngoại giao Iran Seyyed Abbas Mousavi nói rằng: “Các quan chức châu Âu không có quyền bình luận về các vấn đề hạt nhân của Iran ngoài khuôn khổ của thỏa thuận JCPOA”. Các quan chức Iran đã nhiều lần lên án các nước châu Âu thiếu sự đồng thuận trong cách xử lý vấn đề với Tehran.

Thêm nữa, quan hệ Đức-Iran trong vài tháng qua cũng tiến triển không mấy tốt đẹp. Đức tỏ ra không bằng lòng với hoạt động phát triển vũ khí của Iran và vai trò của Tehran trong các vấn đề ở Yemen và Syria. Trong khi đó, Iran cũng không thực sự hài lòng sự thiếu quyết đoán của Đức khi không giúp Tehran khi nước này phải chịu sự trừng phạt từ Mỹ. INSTEX - một kênh thanh toán được Anh, Pháp và Đức thiết lập vào đầu năm 2019 để giúp Iran vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ dù đã đi vào hoạt động nhưng đến bây giờ vẫn chưa có bất kì một giao dịch nào được thực hiện.

Trắng tay nhưng không thất bại

Bản thân Ngoại trưởng Heiko Maas cũng biết rằng EU có những hạn chế của mình trong vấn đề này và châu Âu sẽ khó có thể giúp đỡ Iran về mặt kinh tế nếu người Mỹ không tham gia vào.

ngoai truong duc tham iran co phai con gio ha nhiet trung dong
Căng thẳng Mỹ-Iran sẽ khó mà hạ nhiệt. (Nguồn: News Nations)

Nói cho cùng, những gì ông Maas và Berlin hướng tới trong chuyến thăm này là thể hiện Đức thành viên duy nhất trong JCPOA ra mặt trực tiếp và có tiếng nói ủng hộ Iran, từ đó lôi kéo Mỹ trở lại bàn đàm phán và giúp làm giảm căng thẳng đang ngày một gia tăng tại vùng Vịnh Ba Tư. Bởi Đức nhận ra rằng, nếu tất cả các thành viên của JCPOA không góp mặt đầy đủ trên bàn đàm phán, nguy cơ một cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Iran là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Đức không có nhiều “đất diễn” trong vấn đề này, dù có nhiều nỗ lực ngoại giao hòa giải đến mấy, nếu bản thân Mỹ và Iran không tự mình đứng ra đàm phán, nhượng bộ nhau thì tình hình tại Trung Đông sẽ ngày càng một xấu đi. Bởi vậy, Ngoại trưởng Heiko Maas đến Iran mà không có "quân bài tẩy" trong tay khi khả năng ra về tay trắng cũng không phải là một câu chuyện quá khó hiểu.

Nhưng, những gì Berlin đã và đang thể hiện, nhất là chuyến đi tới "vùng chiến sự" của ông Maas là rất đáng khen ngợi. Nó không phải là một thất bại đối với ngoại giao Đức, vì bản thân họ cũng biết tiếng nói của mình là rất nhỏ, không thể xoay chuyển được tình hình. Nhưng không thể khoanh tay đứng nhìn, mà phải làm gì đó. Đó là kết quả lớn nhất cho chuyến công du đến "Vùng chiến sự" của Ngoại trưởng Đức Heiko Maas.

ngoai truong duc tham iran co phai con gio ha nhiet trung dong

Iran: EU đã thất bại trong việc cứu vãn thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015

Ngày 10/6, kênh truyền hình quốc gia dẫn lời Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi cho rằng, các đối tác châu Âu ...

ngoai truong duc tham iran co phai con gio ha nhiet trung dong

Mỹ đe dọa trừng phạt các đồng minh châu Âu do làm ăn với Iran

Ngày 29/5, truyền thông Mỹ đưa tin, nước này đã cảnh báo các đồng minh châu Âu rằng, họ có thể phải đối mặt với ...

ngoai truong duc tham iran co phai con gio ha nhiet trung dong

Dư luận xung quanh chiến dịch "gây sức ép tối đa" của Mỹ với Iran

Một năm sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Washington đang gia tăng sức ép nhằm vào Tehran ...

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Đọc thêm

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Savanakhet (Lào) tổ chức tuần tra song phương đoạn biên giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng thế giới tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô ...
'Suối ngọt' xuất hiện ở khu vực Lan Thương - Mekong

'Suối ngọt' xuất hiện ở khu vực Lan Thương - Mekong

Trung Quốc khởi xướng dự án thí điểm nguồn nước tại Lào, cho phép khoảng 2.000 cư dân địa phương có thể tiếp cận với nước uống an toàn.
Những tấm gương truyền cảm hứng cho giới trẻ thế giới

Những tấm gương truyền cảm hứng cho giới trẻ thế giới

Các nhà hoạt động trên khắp thế giới đang thúc đẩy các phong trào tích cực, truyền cảm hứng cho giới trẻ khắp thế giới.
Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Chiều 27/3, UBND tỉnh Hải Dương trao Giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'. Báo Thế giới & Việt Nam có tác phẩm giải khuyến khích.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và hai tổ chức với cáo buộc chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động