Theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Mỹ và phương Tây đang muốn xây dựng một trật tự thế giới độc quyền. (Nguồn: TASS) |
Cuộc trò chuyện thẳng thắn và mang tính xây dựng tại Hội nghị thượng đỉnh ngày 16/6 giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden ở Geneva (Thụy Sỹ) đã dẫn đến một thỏa thuận bắt đầu đối thoại thực chất về ổn định chiến lược.
Tuy nhiên, gần như ngay sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh, các quan chức Mỹ, kể cả những người tham gia thượng đỉnh ở Geneva, bắt đầu trở lại thái độ trước đây. Họ "chỉ ra", "cảnh cáo rõ ràng" và đưa ra vô số yêu cầu đối với Moscow.
Hơn nữa, tất cả những cảnh báo đều kèm theo lời đe dọa rằng nếu Điện Krelin không chấp nhận các quy tắc được vạch ra ở Geneva trong vòng vài tháng, thì Moscow sẽ phải chịu những áp lực mới.
Đề ra luật chơi, quy tắc của phương Tây
Phản ứng “tát nước theo mưa” sau Hội nghị thượng đỉnh là khá rõ ràng. Đặc biệt là các nước châu Âu, hòa chung tâm trạng của “người anh cả”, ngay lập tức lên tiếng hưởng ứng theo Mỹ.
Thông điệp chính trong tuyên bố của họ là sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Nga, nhưng Moscow phải thay đổi hành vi của mình trước.
Dường như sự ủng hộ này đã được chuẩn bị kĩ, thể hiện qua một loạt các sự kiện cấp cao của phương Tây ngay trước thượng đỉnh Nga-Mỹ. Cụ thể là Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall (Anh), hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Brussels (Bỉ) cũng như cuộc gặp của ông Biden với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.
Tin liên quan |
Quan hệ Nga-Mỹ hậu thượng đỉnh: Tiến triển trong thận trọng |
Qua đó, dường như phương Tây muốn nói rằng họ đoàn kết hơn bao giờ hết và sẽ chỉ làm những gì họ cho là đúng trên trường quốc tế, đồng thời ép buộc những người khác, trên hết là Nga và Trung Quốc, đi theo lộ trình mà họ đặt ra.
Các văn kiện rút ra ở Cornwall và Brussels đã khẳng định việc thúc đẩy khái niệm trật tự thế giới dựa trên các quy tắc đối lập với các nguyên tắc phổ biến của luật pháp quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ).
Loạt hội nghị thượng đỉnh G7, NATO và Mỹ-EU đã đánh dấu sự trở lại của Mỹ ở châu Âu và khôi phục sự hợp nhất “Thế giới Cũ” dưới sự chỉ đạo của chính quyền mới ở Washington. Hầu hết các thành viên NATO và EU đều nhiệt tình hoan nghênh sự trở lại này với những tuyên ngôn về các giá trị tự do, dân chủ, hòa bình và an ninh.
Hiến chương Đại Tây Dương mới, do Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson thông qua vào ngày 10/6, có thể coi là điểm khởi đầu để xây dựng một trật tự thế giới độc quyền của phương Tây.
Về mặt ý thức hệ, những từ ngữ trong đó khắc sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa các nền dân chủ tự do và tất cả các quốc gia khác, nhằm hợp pháp hóa một trật tự dựa trên các quy tắc. Tuy nhiên, những quy tắc mới đó không tham chiếu đến LHQ hay Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), và cố định một cách chắc chắn cam kết của phương Tây đối với các cam kết của NATO.
Nơi những người bất đồng chính kiến không được chào đón
Tại các hội nghị thưởng đỉnh của Mỹ và phương Tây hồi tháng Sáu, Nga và Trung Quốc được xác định là những kẻ theo chủ nghĩa độc tài, là trở ngại chính cho việc thực hiện các đường lối của họ trên cả phương diện trong nước và quốc tế.
Trong khi Bắc Kinh bị cáo buộc là đã quá quyết đoán thúc đẩy các lợi ích kinh tế của mình (Sáng kiến Vành đai và Con đường), xây dựng quân đội và sức mạnh công nghệ để gia tăng ảnh hưởng, thì Nga bị cáo buộc có các chính sách gây hấn ở nhiều khu vực.
Họ yêu cầu Moscow và Bắc Kinh (và tất cả những nước khác) tuân theo các quy chuẩn của phương Tây về nhân quyền, xã hội dân sự,…
Biển Đen 'dậy sóng', báo động nguy cơ đụng độ Nga-NATO |
Các chính trị gia nhạy cảm ở Mỹ và EU hiểu rõ sự bế tắc của một lộ trình không khoan nhượng như vậy. Cho đến nay, dù không công khai, nhưng họ đang bắt đầu suy nghĩ một cách thực tế, thừa nhận rằng có nhiều hơn một nền văn minh trên thế giới.
Nga, Trung Quốc và các cường quốc khác có lịch sử hàng nghìn năm, truyền thống riêng, giá trị riêng, cách sống riêng. Thật vô ích khi hỏi giá trị của ai tốt hơn hay tệ hơn, chúng ta chỉ nên thừa nhận rằng có những hình thức tổ chức xã hội khác so với những hình thức tổ chức xã hội ở phương Tây, chấp nhận chúng như một thứ có sẵn, tôn trọng chúng.
Phương Tây không thể không đối diện với sự thật là mọi thứ vẫn đang trôi qua và không thể thay đổi, dù họ có cố gắng cản trở hay làm chậm quá trình bằng cách hình thành một thế giới đa cực giả tạo.
Đưa ra khái niệm về trật tự thế giới dựa trên quy tắc, phương Tây theo đuổi mục đích dẫn dắt cuộc thảo luận về các chủ đề chính theo các định hướng mà họ có lợi, nơi những người bất đồng chính kiến không được chào đón.
Họ tập hợp một nhóm nhỏ và thống nhất công thức dành cho những nhóm khác rộng hơn, trong đó có những lời kêu gọi an ninh trong không gian mạng, tôn trọng luật nhân đạo quốc tế, hợp tác vì quyền tự do thông tin.
Trật tự dựa trên quy tắc là hình ảnh thu nhỏ của tiêu chuẩn kép. Khi có lợi, họ ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc. Khi nguyên tắc tự quyết mâu thuẫn với lợi ích địa chính trị của phương Tây, như trong trường hợp ý chí tự do của người dân Crimea ủng hộ vận mệnh chung với Nga, họ quên điều đó và giận dữ lên án sự lựa chọn tự do của người dân Crimea và đưa ra các biện pháp trừng phạt.
Theo Ngoại trưởng Nga, gần như ngay sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Biden-Putin, các quan chức Mỹ, kể cả những người tham gia thượng đỉnh ở Geneva, bắt đầu trở lại thái độ trước đây. (Nguồn: AFP) |
Quan điểm của Nga
Đã đến lúc phương Tây phải hiểu rằng hy vọng về các quy luật một chiều đã bị dập tắt. Tất cả các quy chuẩn từ các nước phương Tây về việc sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Nga - với điều kiện 'Moscow hối cải và thay đổi hành vi của mình", đều không có ý nghĩa.
Những gì phương Tây làm trong những năm gần đây cho thấy họ vẫn tin rằng chỉ cần gây áp lực nhiều hơn lên lợi ích của giới tinh hoa, gia tăng các biện pháp trừng phạt cá nhân, tài chính và các lĩnh vực khác sẽ khiến Moscow hiểu rằng nếu không thay đổi hành vi thì sẽ phải trải qua những khó khăn ngày càng lớn hơn trong quá trình phát triển.
Ngay cả khi Nga tuyên bố rõ ràng rằng sẽ coi chính sách này của Mỹ và EU là một thực tế mới và sẽ tự phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác một cách độc lập, phương Tây vẫn tiếp tục tin rằng Moscow cuối cùng sẽ thay đổi ý định và thực hiện những nhượng bộ cần thiết vì lợi ích vật chất.
Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa những gì Tổng thống Vladimir Putin đã nói nhiều lần: Đã Không có bất kỳ sự nhượng bộ đơn phương nào vào cuối những năm 1990, và sẽ không bao giờ có bất kỳ sự nhượng bộ nào”.
Nếu muốn hợp tác và lấy lại lợi ích và danh tiếng đã mất, họ nên thương lượng với nhau để tìm ra các giải pháp và thỏa hiệp công bằng.
Theo tờ Kommersant, những nội dung trên chỉ phản ánh quan điểm của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.