Người Trung Quốc cũng sợ thực phẩm Trung Quốc

Không chỉ người tiêu dùng thế giới, chính những người Trung Quốc cũng ngày càng hoài nghi và lo sợ về thực phẩm sản xuất tại nước mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguoi trung quoc cung so thuc pham trung quoc Thị trường Trung Quốc: Hấp dẫn nhưng khó gần
nguoi trung quoc cung so thuc pham trung quoc Xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc: Phải có “lý lịch”

Bẩn từ đồng ruộng đến bàn ăn

Scandal bê bối sữa bột công thức chứa độc tố melamine khiến 6 trẻ sơ sinh thiệt mạng và khoảng 54.000 bé khác phải nhập viện vào năm 2008 như hồi chuông báo động đến người tiêu dùng Trung Quốc. Họ ngày càng trở nên hoài nghi và lo ngại về thực phẩm sản xuất trong nước.

nguoi trung quoc cung so thuc pham trung quoc
Một phụ nữ đang lựa chọn trái cây và rau quả nhập khẩu từ EU tại một siêu thị ở Thượng Hải. (Nguồn: Nikkei)

Sau đó, liên tiếp nhiều vụ bê bối “động trời” khác đã xảy ra, nào là mỳ hôi thối bởi được xử lý bằng chất nhuộm công nghiệp, nào là mực in dùng để “hóa phép” thịt mèo và chuột thành thịt cừu hay thỏ… đã khiến người tiêu dùng Trung Quốc đặc biệt lo ngại về việc sử dụng các nguyên liệu bất hợp pháp và phế phẩm của các nhà sản xuất thực phẩm thiếu đạo đức.

Nguy hiểm hơn, Chính phủ nước này đã phải cảnh báo về tình trạng ô nhiễm đất đai rất nghiêm trọng. Vào tháng 5, họ đã công bố "đại kế hoạch" phục hồi 90% đất trồng trọt bị ô nhiễm trở lại an toàn trong vòng 4 năm tới. Một công trình nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy, trên 19% đất trồng trọt tại Trung Quốc bị nhiễm các chất độc hoá học có thể gây ung thư và khuyết tật bẩm sinh như cadmium, kẽm và arsen.

Tuy nhiên, Tổ chức tình nguyện vì môi trường Hòa Bình Xanh (Greenpeace) tỏ ra nghi ngờ về các kế hoạch làm sạch đầy hoài bão này. Họ lo ngại rằng các cấp chính quyền các địa phương hay các cơ quan chịu trách nhiệm thực thi ở Trung Quốc có thể không đủ năng lực và chuyên môn để thực thi các kế hoạch lớn đó.

Thậm chí, ngay cả khi chiến dịch làm sạch đất ô nhiễm với kinh phí 300 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 45,2 tỉ USD) thành công thì Trung Quốc cũng khó có thể giành lại niềm tin từ người tiêu dùng. Theo Giám đốc chương trình giám sát chất độc ở Đông Á của Hòa Bình Xanh - Ada Kong, người tiêu dùng sẽ khó có thể phân biệt đâu là sản phẩm bẩn và đâu là sản phẩm sạch. Còn chủ trang trại Mahota (Thượng Hải) Chen Tai'an cho rằng, kể cả các sản phẩm được dán mác hữu cơ cũng không hoàn toàn đáng tin cậy.

Mahota là trang trại chuyên sản xuất các loại thực phẩm hữu cơ, chịu sự kiểm tra của các cơ quan hữu quan và sự giám sát thường xuyên của người tiêu dùng. Tuy nhiên, "Chúng tôi đã rất vất vả để chứng minh những gì chúng tôi sản xuất là hữu cơ thật, bởi vì, trên thị trường đang có quá nhiều sản phẩm mạo danh để lừa gạt người tiêu dùng". chuyên gia Chen Tai'an nói. Người tiêu dùng Trung Quốc đã bị mất lòng tin.

Khi người tiêu dùng mất hết lòng tin

Các sản phẩm hữu cơ của Trang trại Mahota được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không thể cạnh tranh được với thực phẩm ngoại nhập trên chính thị trường nội địa. Người tiêu dùng Trung Quốc hiện ưa chuộng thực phẩm ngoại hơn. Đó là lý do ông Chen cũng chuyến hướng sang nhập khẩu. “Vấn đề là mọi người tin rằng hàng ngoại nhập an toàn hơn và chất lượng tốt hơn” ông Chen nói.

nguoi trung quoc cung so thuc pham trung quoc
Các sản phẩm hữu cơ của Trang trại Mahota được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không thể cạnh tranh được với thực phẩm ngoại nhập. (Nguồn: Nikkei)

Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong năm 2000 thị trường Trung Quốc mới chiếm 3,3% tổng nhập khẩu nông phẩm thế giới thì con số này đã tăng lên 9,1% vào năm 2014. Theo dự đoán của Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm, Trung Quốc sẽ là nước tiêu thụ thực phẩm ngoại nhập lớn nhất trên thế giới vào năm 2018.

Xuất khẩu nông sản từ Mỹ sang Trung Quốc đă tăng trên 200% trong thập kỷ qua. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thực phẩm và nông phẩm Mỹ sang Trung Quốc đã cán mốc trên 20,2 tỉ USD. Các mặt hàng rau quả như hạnh nhân, cam quýt, táo Mỹ… xuất sang Trung Quốc tăng mạnh, đặc biệt là đậu tương hạt tăng kỷ lục lên tới 12,7 tỷ USD.

Trong niên vụ 2014-2015, Trung Quốc cũng đã trở thành đối tác nhập khẩu nông, lâm và thuỷ sản lớn nhất của Australia với kim ngạch đạt 9 tỉ AUD (6,95 tỉ USD), tăng so với 5 tỉ AUD bốn năm trước. Theo thống kê của chính phủ Australia, riêng xuất khẩu các sản phẩm rau quả Australia sang Trung Quốc đã tăng trên 5 lần từ 20 triệu AUD lên 113 triệu AUD kể từ niên vụ 2009-2010.

Kim ngạch xuất khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) sang thị trường Trung Quốc đã tăng 39% trong năm 2015 lên 10,34 tỉ Euro (11,56 tỉ USD) so với năm 2014. Không kể gạo và lúa mỳ, thịt bò, cam quýt và các loại ngũ cốc từ EU luôn có nhu cầu cao ở thị trường Trung Quốc. Thị trường này đang chiếm khoảng 9,5% tổng xuất khẩu từ EU.

Chuyên gia phân tích thuộc Công ty nghiên cứu thị trường China Market Research Group James Roy nhận định rằng, hiện nay giới có tiền ở Trung Quốc luôn lựa chọn hàng nhập khẩu thay vì nội địa. Các thương hiệu thực phẩm hầu như không còn quan trọng đối với người tiêu dùng Trung Quốc, họ chỉ quan tâm tới xuất xứ sản phẩm là từ nước ngoài.

Trung Quốc đang trở thành thị trường thực phẩm đầy tiềm năng. Chính phủ các nước có nền nông nghiệp mạnh đang khuyến khích các nhà xuất khẩu của nước mình tận dụng nhu cầu "sính hàng ngoại" của người tiêu dùng Trung Quốc.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vào đầu năm 2016 nhằm xúc tiến xuất khẩu nông sản EU, Uỷ viên EU phụ trách Nông nghiệp - Phil Hogan ước tính, khoảng 3 triệu việc làm ở châu Âu hiện đang phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc, nhiều việc làm trong đó tập trung ở ngành nông nghiệp.

nguoi trung quoc cung so thuc pham trung quoc Nông dân Bỉ thiệt hại nặng vì lệnh cấm vận Nga

Hai năm qua, các nhà sản xuất Bỉ vẫn chưa tìm được thị trường xuất khẩu mới, để bù đắp thiệt hại do mất thị ...

nguoi trung quoc cung so thuc pham trung quoc Nhiều giải pháp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Hơn 600 đại biểu là các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, nhà quản lý... đến từ Trung Quốc và Việt Nam đã cùng ...

MC. (theo Nikkei)

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động