TIN LIÊN QUAN | |
ASEAN – câu chuyện thành công và tiêu biểu trong quan hệ quốc tế | |
Internet trong quan hệ quốc tế: Lục địa thứ sáu? |
Yếu tố cần thiết
Khái niệm pháp quyền (rule of law) được phát triển chủ yếu trong bối cảnh của từng quốc gia. Bởi vậy, nguyên tắc pháp quyền có thể thay đổi bởi mỗi nhà nước khác nhau. Tuy nhiên, có một số chức năng phổ biến và đặc trưng trong khái niệm này. Ví dụ, nguyên tắc pháp quyền được xây dựng để kiểm soát quyền lực không giới hạn của những người có quyền hạn trong cộng đồng. Nguyên tắc pháp quyền không cho phép bất cứ thứ quyền lực độc đoán nào. Nó đòi hỏi sự đối xử bình đẳng theo pháp luật và tất cả các hoạt động của nhà nước phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Một chức năng quan trọng khác là nguyên tắc pháp quyền bao hàm sự tồn tại của quy phạm luật. Về mặt này, nguyên tắc pháp quyền thường được phân biệt với pháp trị. Nguyên tắc pháp quyền là quy tắc chung do nhà nước ban hành. Mặt khác, nguyên tắc pháp quyền đề ra các quy tắc dựa trên các giá trị cơ bản và các nguyên tắc đó không cần ban hành vẫn có thể được áp dụng.
Thẩm phán Toà án Quốc tế về Luật Biển Paik Jin Hyun, Chủ tịch Hiệp hội Luật quốc tế châu Á. (Nguồn: Seoul Forum) |
Rõ ràng, quan niệm này của nguyên tắc pháp quyền có thể không đối chiếu trực tiếp được đến quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, bởi về bản chất và cấu trúc, một cộng đồng quốc tế có sự khác biệt cơ bản so với một cộng đồng quốc gia. Tuy nhiên, tôi tin rằng quan niệm về nguyên tắc pháp quyền vẫn thích hợp trong quan hệ quốc tế. Mặc dù trong hệ thống quốc tế hiện đại không tồn tại cấp thẩm quyền nào đứng trên nhà nước, mỗi nước đều có chủ quyền với quyền tự chủ và quyền tự do hoạt động. Tuy nhiên, nếu như một quốc gia nào đó không tuân thủ pháp luật, khó có thể kỳ vọng rằng các quy định chung sẽ được áp dụng và chắc chắn sẽ dẫn đến sự bất ổn, xung đột, hỗn loạn và xâm chiếm như chúng ta từng thấy trong lịch sử nhân loại.
Do đó, rõ ràng là cần thiết phải có nguyên tắc pháp quyền trong quan hệ quốc tế. Đó là lý do vì sao Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia nhấn mạnh việc thúc đẩy nguyên tắc pháp quyền giữa các quốc gia. Đó cũng là lý do vì sao Liên hợp quốc nhiều lần nhấn mạnh rằng nguyên tắc pháp quyền ở cấp quốc gia và quốc tế là điều cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời tôn trọng quyền con người.
Tăng cường nguyên tắc pháp quyền tại châu Á
Để đề ra được nguyên tắc pháp quyền trong quan hệ quốc tế, cần có ba yếu tố. Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật tốt. Thứ hai, muốn luật pháp phát triển tốt thì cần các cơ quan, tổ chức để triển khai, áp dụng và thi hành luật đó một cách công bằng và bình đẳng. Cuối cùng và không kém phần quan trọng là thái độ tích cực của các thành viên trong cộng đồng đối với các nguyên tắc pháp luật.
Với yêu cầu thứ nhất, tôi nghĩ rằng luật pháp quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong vài thập kỷ qua. Luật pháp quốc tế hiện đại bao trùm hầu như mọi khía cạnh của quan hệ quốc tế. Hơn nữa, trong khi luật pháp quốc tế có nguồn gốc thống trị từ các nước châu Âu, thì quá trình xây dựng luật quốc tế ngày nay ngày càng trở nên dân chủ.
Một bước phát triển quan trọng mà tôi muốn đề cập đến ở đây là sự xuất hiện của quy phạm mệnh lệnh chung (jus cogens), những quy phạm này có sự bắt buộc vượt trội hơn so với luật pháp quốc tế thông thường. Sự gia tăng của các quy phạm jus cogens phản ánh nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm kiềm chế những hành vi vượt quá chủ quyền.
Các diễn giả trình bày trong phiên mở đầu hội thảo. |
Về thể chế, tôi phải thừa nhận rằng châu Á là một khu vực mà hệ thống pháp luật quốc tế là tương đối yếu so với các hệ thống pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, ngay cả trong lĩnh vực yếu thế này, chúng ta vẫn có một số tiến bộ đáng chú ý. Vô số các tổ chức và cơ quan quốc tế đã được thành lập trong vài thập kỷ qua nhằm bảo đảm việc thực hiện các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống giải quyết tranh chấp cũng đã được tăng cường, đặc biệt là sự xuất hiện của cơ số tòa án quốc tế trong hai thập kỷ qua. Ngoài ra, chúng tôi cũng chứng kiến sự tiến bộ của việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt phải kể đến lĩnh vực quyền con người, bảo vệ môi trường và kiểm soát vũ khí.
Cuối cùng là thái độ của các thành viên trong cộng đồng, mà cụ thể là các quốc gia với nguyên tắc pháp quyền. Điều đó không có nghĩa là việc đánh giá thái độ của các quốc gia là dễ dàng. Tuy nhiên, sẽ thật sai lầm khi đánh giá thái độ đó chỉ đơn giản bằng cách xem xét xem liệu một quốc gia có sẵn sàng đệ trình những tranh chấp của mình lên tòa trọng tài hoặc tòa án quốc tế hay chưa? Hoặc một quốc gia có sẵn sàng tuân thủ các phán quyết của các tổ chức hoặc cơ quan quốc tế hay không?
Ví dụ, nếu chúng ta chỉ tập trung vào số lượng các quốc gia chấp nhận phán quyết theo quy chế Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) hoặc số vụ tranh chấp được đệ trình lên Toà án hoặc cơ quan tài phán quốc tế, thì chúng ta sẽ không có những đánh giá tích cực. Tuy nhiên, quan trọng hơn những con số này là liệu một quốc gia có công nhận và tôn trọng luật pháp quốc tế trong mọi hành động cũng như trong quan hệ với các quốc gia khác hay không. Tôi không lạc quan lắm về vấn đề này. Theo tôi, hiện nay các quốc gia cần cân nhắc về mặt pháp lý nhiều hơn trước khi đưa ra các quyết định liên quan tới mối quan hệ của họ với các quốc gia khác. Các quốc gia chấp nhận thực thi luật pháp quốc tế bởi vì nó phù hợp với hành vi của họ.
Nhìn chung, tôi tin rằng nguyên tắc pháp quyền luôn tồn tại trong quan hệ quốc tế, dẫu chưa chiếm ưu thế. Chắc chắn, nguyên tắc pháp quyền trong quan hệ quốc tế cần phải được tăng cường hơn nữa. Hiệp hội Luật quốc tế châu Á có vai trò quan trọng trong vấn đề này.
Xã hội của chúng ta là một trung tâm của các hoạt động nhằm thúc đẩy nghiên cứu, giáo dục và thực thi luật pháp quốc tế. Bởi vậy, chúng ta cần đóng góp vào sự phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế, cả về các điều luật và cơ chế nhằm nâng cao nhận thức và sự tôn trọng luật pháp quốc tế ở châu Á.
Điều đó cũng sẽ góp phần làm cho hệ thống pháp luật quốc tế thực sự phổ quát và dân chủ thông qua việc nuôi dưỡng và khuyến khích quan điểm, tiếng nói của châu Á trong luật pháp quốc tế. Với những nỗ lực này, tôi hy vọng cộng đồng quốc tế có thể tiến một bước gần hơn tới sự hoạt động hiệu quả nguyên tắc pháp quyền.
Diễn ra trong hai ngày 14-15/6, thu hút hơn 100 đại biểu trong nước và quốc tế, gồm các quan chức, luật sư và học giả, Hội thảo “Luật quốc tế và một châu Á năng động” do Hiệp hội Luật Quốc tế châu Á (AsianSIL), Học viện Ngoại giao và Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế (Bộ Ngoại giao) phối hợp tổ chức. Các chuyên gia đánh giá, đây là một cơ hội tốt để giới luật gia Việt Nam và nước ngoài trao đổi ý tưởng, học tập lẫn nhau, rút ngắn sự khác biệt về trình độ phát triển trong khu vực và đặc biệt là làm sâu sắc thêm quyết tâm để đương đầu với bất cứ tình huống pháp lý nào. Hội thảo gồm 12 phiên với hơn 50 bài tham luận về các lĩnh vực khác nhau của luật pháp quốc tế, từ giải quyết tranh chấp thương mại, luật kinh tế quốc tế, tư pháp quốc tế đến các chủ đề như quyền con người, luật biển, giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và luật môi trường quốc tế. |
Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức về pháp luật quốc tế Đề án nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức các bộ, ngành, địa phương về pháp luật quốc tế và giải ... |
Châu Á: Hiểu sâu luật quốc tế để đối phó với các thách thức Sáng nay (14/6), tại Hà Nội đã khai mạc hội thảo “Luật quốc tế và một châu Á năng động” do Hiệp hội Luật Quốc ... |
Việt Nam tham dự Phiên thảo luận của Ủy ban Pháp lý, Đại hội đồng LHQ Khóa 70 Trong hai ngày 15 và 16/10/2015, Ủy ban Pháp lý (Ủy ban 6) thuộc Đại hội đồng LHQ khóa 70 đã thảo luận về đề ... |