Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên. (Nguồn TVPL) |
1. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên
Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau đây:
- Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;
- Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;
- Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc, phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;
- Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;
- Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Chương II Phần thứ năm Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.
(Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020)
2. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên
Căn cứ theo Điều 137 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên như sau:
- Người chưa thành niên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.
- Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
| Lương viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cao nhất 14,4 triệu đồng Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ... |
| Quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động mới nhất từ năm 2024 Xin hỏi theo quy định của pháp luật thì tuổi nghỉ hưu của người lao động năm 2024 là bao nhiêu? - Độc giả Tuấn ... |
| Quy định về thử việc, lương thử việc mới nhất 2023 Xin giải đáp các thắc mắc liên quan đến thử việc, lương thử việc theo quy định mới nhất? - Độc giả Hoàng Quyên |
| Tài sản chung của vợ chồng có được sử dụng để kinh doanh không? Tôi muốn hỏi vợ chồng có thể dụng tài sản chung của mình để sử dụng trong kinh doanh hay không? - Độc giả Tấn ... |
| Người lao động nghỉ việc 14 ngày trở lên: Kế toán, nhân sự, NLĐ cần biết Trường hợp người lao động (NLĐ) nghỉ việc 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương trong tháng thì có phải đóng BHXH, BHYT, ... |