Sổ tay văn hóa Đông Tây

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Đôi nét về văn hóa ẩm thực Việt Nam

Hữu Ngọc
TGVN. Văn hóa Việt Nam thuộc loại nặng về tính cộng đồng, trọng nam hơn nữ, tôn ti trật tự rất chặt chẽ. Những nét chung ấy thể hiện rõ rệt trong ứng xử ẩm thực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nha van hoa huu ngoc doi net ve van hoa am thuc viet nam Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
nha van hoa huu ngoc doi net ve van hoa am thuc viet nam Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Cây đời và thuốc lá
nha van hoa huu ngoc doi net ve van hoa am thuc viet nam

“Hãy nói cho tôi biết anh thích ăn gì, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thế nào”; “Số phận của các quốc gia tùy thuộc vào cách dinh dưỡng”…

Mấy câu châm ngôn trên của lý luận gia ẩm thực Pháp Brillat Savarin cho ta thấy hai yếu tố chủ yếu trong văn hóa ẩm thực của một dân tộc: ăn uống gì, cách chế biến thế nào? Ứng xử, giao tiếp trong ẩm thực ra sao? Để trả lời những câu hỏi trên, cần dựa chủ yếu vào địa lý tự nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi, thực vật, động vật, những bằng cứ lịch sử và dân tộc học.

Theo nhiều nhà nhân học văn hóa có uy tín như G. Hofstede (Hà Lan) và E. Hall (Mỹ), các nền văn hóa dân tộc khác nhau do nhiều sắc thái, quan trọng nhất là ba khía cạnh tương phản: văn hóa nặng về tính cá thể hay tính cộng đồng, nặng về nam tính hay nữ tính, quan hệ trên dưới gần nhau hay xa nhau. Áp dụng những khía cạnh ấy vào văn hóa Việt Nam thì có thể đưa ra nhận định: văn hóa Việt Nam thuộc loại nặng về tính cộng đồng, trọng nam hơn nữ, tôn ti trật tự rất chặt chẽ. Những nét chung ấy thể hiện rõ rệt trong ứng xử ẩm thực.

Bữa ăn của ta, dù trong gia đình hay làng xã mang tính cộng đồng, chia sẻ với nhau, có tôn ti trật tự, nữ là phận dưới nhưng chịu trách nhiệm chế biến là chính (ở phương Tây, nam lại là đầu bếp giỏi). Theo bà Higuchi đã nghiên cứu so sánh hai văn hóa nặng về cộng đồng Nhật Bản và Việt Nam, gia đình ở Việt Nam có tầm quan trọng số một, còn ở Nhật Bản xếp số hai sau bạn bè. Bữa "cơm nhà" của ta, ngày hai bữa, mang tính lễ nghi gắn bó các thành viên gia đình, ta chủ yếu là xã hội nông nghiệp nên có điều kiện dễ tập hợp, thường là ba thế hệ, ta ngồi trên chiếu, quanh chiếc mâm tròn, bày các món ăn sẵn cùng một lúc, có bát nước chấm chung. Mọi người ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Có những quy định bất thành văn. Bà mẹ hay con dâu trưởng ngồi đầu nồi xới cơm cho cả nhà, xới cơm dẻo cho ông bà cha mẹ trước, trước khi ăn, có lời mời "xơi" cơm đối với người hơn tuổi mình, ăn xong, phải có lời "xin phép" rồi mới đứng dậy. Thật đáng tiếc, từ sau ngày Cách mạng 1945, nhiều gia đình bỏ tục mời ăn, cho là phong kiến. Tôi nghĩ, chữ Lễ về mặt khoa học tạo ra phản xạ có điều kiện kiểu Pavlov, "mời ăn" hàng ngày lặp đi lặp lại trong tiềm thức tình cảm kính trên nhường dưới thân thương, giúp cho đức dục gia đình. Miếng ngon (như phao câu, âu cánh) gắp cho người có tuổi và trẻ em, điều không có trong bữa ăn Tây. Đũa cấm so lệch, vì người ăn sẽ bị xúi quẩy. Gắp cho khách ăn, phải trở đầu đũa hay dùng đôi đũa riêng. Không vừa cầm đũa vừa cầm thìa múc canh, đưa bát đũa phải đưa hai tay.

Có khách đến đúng bữa, thêm bát thêm đũa thành thực mời ăn cùng. Dân gian có rất nhiều câu khuyên về ăn uống như: Ăn cơm không rau, như nhà giàu chết không kèn trống; Ăn lắm không biết miếng ngon, Nói lắm sẽ hết lời khôn; Miếng ăn là miếng nhục; Ăn tham trời làm chết nghẹn ...

Bữa ăn cũng là lúc đoàn tụ chuyện trò thân mật, kiêng to tiếng mắng mỏ: "Trời đánh tránh bữa ăn". Tiếc thay, vài thập kỉ nay, người thành phố đi làm thông tầm, cả nhà bố mẹ con cái chỉ gặp nhau bữa tối. Có khi cả nhà vừa ăn vừa xem ti vi rồi đi ngủ!

Những bữa ăn chung làng xã, ở đình càng cho thấy rõ tính cộng đồng theo tôn ti trật tự, mâm trên mâm dưới rõ ràng. Nhưng một miếng giữa làng hơn sàng xó bếp cũng dễ gây ra tranh chấp mất đoàn kết, sĩ diện là một mặt trái của văn hóa nặng tính cộng đồng. Đi ăn cỗ mang quà về cho con cháu là nét hay: cỗ ngày giỗ, ngày Tết có quy định mấy bát mấy đĩa. Tiếp khách có trầu, trà theo quy tắc.

Ẩm thực của ta sớm gắn với các giá trị tâm linh, thờ cúng, lễ hội. Vật tế ẩm thực thường có ý nghĩa tượng trưng, người Việt cúng lễ, để nguyên các món ăn, đặt cả mâm lên bàn thờ. Vì ta thuộc văn minh lúa nước, nên tục cúng cơm rất quan trọng. Sau tang lễ, trong thời gian dài, hàng ngày cúng cơm có kèm đôi đũa cái bát, khiến người sống đỡ xót thương. Cúng lễ nói chung hay có xôi gà. Dùng từ ngữ "ăn xôi" thay cho "chết". Ngoài cúng thần Phật, phổ biến nhất là cúng gia tiên, mùa nào thức ấy, mỗi lễ Tết có những món riêng. Đồ cúng hạ xuống, người hạ giới ăn chung coi như lộc của thần Phật và ông bà ông vải, âm dương cùng hưởng. Có những đồ cúng thuần Việt như trầu cau, rượu nếp, bánh dày, bánh chưng, quả nhiệt đới (ngũ quả...). Có người tiếc là nhiều ngày lễ ta bắt chước Tàu quá. Như vậy là chưa nắm được một quy luật của nhân học văn hóa: các nền văn hóa đều ít nhiều mượn của nhau, nhưng qua giao tiếp sẽ khác đi và trở thành một yếu tố bản sắc của dân tộc mình. Các ngày Tết Mùng 3 tháng 3, Mùng 5 tháng 5 đã được Việt hóa: nhân dân ta giết sâu bọ, ăn bánh trôi, bánh chay... có cần biết Giới Tử Thôi hay Khuất Nguyên là ai đâu.

Những giá trị đạo đức cũng nhiều khi mượn ẩm thực để nhắc nhở: Ăn cây nào rào cây ấy; Một miếng khi đói bằng một gói khi no; Ăn mặn thì khát nước; Cơm ba bát, áo ba manh; No mất ngon, giận mất khôn... Hay phản ánh thói đời: no nên Bụt, đói nên ma; Người ăn ốc, người đổ vỏ; Muốn ăn gắp bỏ cho người...

Ta còn mượn ẩm thực để nói lên tình cảm: tình yêu trai gái, quê hương, bạn hữu: Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau; Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon; Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm hạt gạo đắng cay muôn phần...

Nói đến "đậm đà bản sắc dân tộc", một số bạn trẻ thường thắc mắc: thế nào là bản sắc dân tộc Việt Nam? Điểm qua một số nét ứng xử và giao tiếp trong ẩm thực cũng đủ thấy: ta là ta, dù khi có mượn Tây - Tàu cũng đã Việt hóa rồi.

nha van hoa huu ngoc doi net ve van hoa am thuc viet nam

Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về Văn minh vật chất

TGVN. Lịch sử phải mở rộng sang những mảnh đất mới: huyền thoại, truyền thống gia đình, ăn uống, tiền tệ, nhà ở (văn minh ...

nha van hoa huu ngoc doi net ve van hoa am thuc viet nam

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Shakespeare và Brecht trong tuồng và chèo (ii)

TGVN. Trong sân khấu dân gian Việt Nam, văn hào Markiewicz đã tìm thấy sự trùng hợp với sân khấu tự sự của Brecht. Cũng ...

nha van hoa huu ngoc doi net ve van hoa am thuc viet nam

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Shakespeare và Brecht trong tuồng và chèo (Bài I)

TGVN. Nhà phê bình sân khấu phương Tây đã ngạc nhiên tìm thấy trong tuồng, chèo Việt Nam cái “hiện đại” của cả Văn hào ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động