TIN LIÊN QUAN | |
Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về một hiện tượng xã hội học: Chúa trời và bóng đá | |
Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Bảo vật của chùa Hồng Phúc |
Dù đạt được những bước tiến trong quá trình giảm nghèo cùng cực, số người nghèo trên thế giới vẫn ở mức cao. (Nguồn: Reuters) |
Có ý kiến cho là mức ấy không thể hiện được tính chất cụ thể của các loại nghèo, khái niệm nghèo không thể chỉ đánh giá qua thu nhập. Trong tác phẩm Sự kết thúc của toàn cầu hóa, nhà triết học người Canada J.R Saul nêu vấn đề: “Nói cho cùng, người kiếm được 3 đô-la/ngày lại sống một cuộc đời vô vọng trong một cái nhà tồi tàn hoang sơ ở Lagos châu Phi, thảm hại hơn nhiều so với người kiếm 1 đô-la sống ở một chiếc lều khá vững chắc ở Thái Lan, một nơi có “cấu trúc xã hội” khá hơn.
Ngoài môi trường xã hội, tính chất cái nghèo còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Nghèo ở miền Nam nước ta thiếu quần áo không sao, ở xứ lạnh thì khó sống được, có khi ốm và chết. Cũng còn phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế từng nước hay ở xứ nóng, xứ lạnh. Trẻ con Pháp nghèo nếu phải ăn bánh mỳ không bơ, pho-mát..., trẻ con Việt ở nông thôn nghèo được ăn bánh mỳ không đã là quý. Tùy thuộc vào giá cả thị trường. Ở ta, nếu gia đình nông dân bốn người, mỗi người một ngày được 1 đô-la, tháng gần 2 triệu đồng thì cũng đã khấm khá.
Tùy thuộc vào cả các nền văn hóa và triết lý. Các cụ ta sống thanh đạm vẫn thoải mái, không cho là nghèo, nghèo khác với nghèo khổ, nghèo đói.
Dù sao, ở thời đại toàn cầu hóa ngày nay, với tình trạng phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia lớn nhỏ ngày càng tăng, Liên hợp quốc càng phải chú trọng đến công việc xóa đói giảm nghèo cũng như vấn đề môi trường. Do đó, phải đặt ra mức 1 đô-la/ngày làm mốc đấu tranh phải vượt qua cho thế giới. Cũng như trong 8 mục tiêu đề ra ở Hội nghị thượng đỉnh năm 2000 (đói, nghèo, giáo dục sơ học, HIV...), có quy định đến năm 2015 phải vượt qua mốc nghèo. Ngân hàng Thế giới tuyên bố là theo mốc 1 đô-la/ngày thì số người sống dưới mốc đã giảm đi từ 1,5 tỷ xuống 1,1 tỷ trong 20 năm (1981-2001). Nhưng sự giảm đó chủ yếu lại nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ. Số người sống giữa hai mức 1 đến 2 đô-la/ngày vẫn còn nghèo lắm và sẽ khổ sở hơn nếu kinh tế suy thoái.
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tiên đoán là nếu tình hình kinh tế cứ tăng thì đến 2015 sẽ có thêm 1,7 tỷ người sống qua mức 2 đô-la/ngày, nhưng trong khi đó lại khơi thêm hố giàu nghèo, ở các nước thật nghèo, khi y tế, giáo dục và môi trường xuống cấp.
Mức 1 đô-la/ngày được tính theo sức mua của đồng tiền, nhưng vấn đề này thật khó tính vì sự lạm phát gây ra kết quả rất phức tạp giữa các vùng khác nhau. Riêng ở châu Phi, không tính đến lạm phát, số người nghèo tuyệt đối đã tăng gấp đôi trong 20 năm: từ 164 triệu năm 1981 đến 313 triệu năm 2001. Châu Phi đã không thể tiến lên mốc 2 đô-la/ngày vào năm 2015. Càng chậm giảm nghèo thì hàng trăm triệu người tiếp tục chết vì đói nghèo, bệnh HIV... Riêng năm 2005, 11 triệu người chết vì nghèo và ốm yếu, 3 triệu người chết vì HIV. Một báo cáo về chiến dịch 8 điểm Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc cho đây quả là xâm phạm nhân quyền thực sự. Khuynh hướng quốc tế mới là đưa định nghĩa mốc nghèo lên 2 đô-la/ngày/người. Nhưng như vậy cũng chưa giải quyết được các vấn đề một cách cơ bản.
Báo Pháp Le Monde (Thế giới) đăng một phóng sự nhan đề Sống bằng 2 đô-la/ngày ở Dakar (thủ đô Sénégal) để chứng tỏ điều này: Dakar thủ đô một nước có GDP cách đây 10 năm đã gần 800 đô-la. Phóng viên P. Bernard làm cuộc điều tra ở một xóm nghèo thì thấy những người lao động sống 2 đô-la/ngày đều sống kiểu giật gấu vá vai, không có tiền tiết kiệm, sống ngày nào hay ngày ấy. Như bà góa Combê 50 tuổi, cả gia đình bảy người sống trong một căn nhà tồi tàn bằng gỗ, chỉ đủ chỗ ngủ chen chúc. Hàng ngày , bà dậy sớm, vay anh hàng xóm mấy hào mua ít bánh cho trẻ con ăn trước khi đi học. Để có gạo ăn trưa cả nhà, bà chạy đến mua rau chịu các nhà buôn. Bà bày rau, sắn, cà chua, cà rốt, cá khô ra góc phố gần nhà bán. Một cô con gái đi ở mướn đóng góp ít tiền. Tổng cộng tiền ăn uống, điện nước, thuê nhà, học hành, mỗi người 2 đô-la/ngày. Các gia đình khác cũng sống ăn đong, có khi còn tồi tệ hơn. Trong khi đó, tầng lớp giàu có cứ giàu lên mãi! Thật là một vấn đề bức xúc khó giải quyết!
| Nhà văn Hữu Ngọc: Học tiếng Tây để đánh Tây TGVN. Từ lúc người An Nam buộc phải học tiếng Tây đến khi trí thức được Tây đào tạo lại đánh Tây, cuộc hành trình ... |
| Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về sách báo đối ngoại và ngoại giao văn hóa TGVN. Sách báo đối ngoại là những công cụ hữu hiệu làm giàu cái vốn văn hóa ngoại giao, trong những vụ việc cụ thể ... |
| Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Phố cũ và điện tử TGVN. Thanh niên Việt Nam tuy thông minh nhưng bị văn minh điện tử cuốn hút, thường lơ là với nền văn hóa dân tộc, ... |