Nhỏ Bình thường Lớn
Sổ tay văn hóa Đông - Tây

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Văn học Hy Lạp hiện đại (Kỳ 2)

TGVN. Seferis Giorgos là nhà thơ trào lưu mới, hiện đại và truyền thống; Solomos Dionysios là nhà thơ lớn đầu tiên của văn học Hy Lạp hiện đại; Varnalis Kostas là nhà văn và nhà thơ theo chính kiến phe tả.
Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Văn học Hy Lạp hiện đại (Kỳ 1)

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Văn học Hy Lạp hiện đại (Kỳ 1)

Seferis Giorgos (1900-1971) là nhà thơ trào lưu mới, hiện đại và truyền thống, đạt giải thưởng Nobel năm 1963. Tác phẩm chính: Tập thơ của Seferis.

Seferis chịu ảnh hưởng của trường phái tượng trưng Pháp. Lúc đầu, Seferis miêu tả trạng thái cô đơn của con người trong vũ trụ mênh mông. Từ năm 1935, ông bắt đầu cảm thấy gắn bó với thế giới, với quê hương Hy Lạp của mình, nơi có nhiều truyền thống; và đã chng kiến biết bao đau kh, nơi được ví là đất nước ca ánh sáng. Tp Đon thơ (1931) của ông gây được chú ý ngay sau khi xuất bản; hai tập Bể nước (1932) và Thần thoại (1935) đề cập đến những chủ đề sẽ tồn tại trong thi hứng suốt đời của ông: lưu vong, mất gốc và đi tìm bản sắc cái tôi. Càng ngày, ông càng đi sâu vào những chủ đề: dân tộc Hy Lạp; gắn bó với lịch sử cổ và hiện đại; những hình tượng day dứt Đông và Tây. Đó cũng là những chủ đề xuất hiện trong tác phẩm Nhật ký hàng hải, ba tập (1940-1955).

***

Solomos Dionysios (1798-1857) là nhà thơ lớn đầu tiên của văn học Hy Lạp hiện đại, với hai tác phẩm nổi tiếng là Tập thơ (Apanta) và Những người bị vây tự do (1844).

Học ở Italy nên Solomos không b nh hưởng ca ngôn ng bác hc Hy Lp; do đó, ông s dng ngôn ng dân ca khi viết tiếng Hy Lp. Tập thơ có nhng bài phn ánh cnh sng, phong tc dân gian hoc được viết nhân có nhng sự việc đặc biệt. Song, đây chỉ là nhng bài th nghim bút pháp ca ông. Trong tp này, ni tiếng nht là bài Bài ca tự do (1823), được phổ nhạc và trở thành quốc ca Hy Lạp: tác phẩm kể sau một đêm dài nô lệ, thần Tự do đứng lên và thức tỉnh những đứa con của quê hương Hy Lạp; họ vùng lên đấu tranh. Thần Tự do chỉ cho họ thấy rõ Bất hòa là k thù nguy him nht và kêu gi h đoàn kết. Bài ca quá dài (158 đon bn câu-ch hát hai đon đầu), viết không đều tay, nhưng có nhng hình nh bt ng, nhng so sánh gây n tượng mnh m, nhng cnh táo bo, nhp điu nghiêm cao c. Bài Thơ khóc Byron-nhà thơ Anh hy sinh cho tự do của Hy Lạp, cũng là mt bài thơ có tiếng.

Những người bị vây tự do ca ngợi võ công anh dũng của nghĩa quân Hy Lạp cương quyết bảo vệ thành Missolonghi bị quân Thổ Nhĩ Kỳ bao vây (1821-1826). Nhà thơ muốn nâng sự kiện ấy lên thành mt giá tr ph biến và đin hình. Ông viết trong ba chc năm, nhưng khi ông chết, tác phm vn chưa được viết xong. Tác phm ni lên ba khúc chính, viết dưới nhng th thơ khác nhau. Nó phn ánh tình trng ca nhng người b bao vây: lo âu, ch đợi, chua chátbóng ma của đói. Tuy vậy, trong lửa đạn và thương đau, đời sống hàng ngày vẫn tiếp tục, họ ca hát và nhảy múa không ngừng. Những người anh hùng bình thường chấp nhận sự hy sinh cao cả, vươn lên ngang tầm với cái chết và tự do.

***

Varnalis Kostas (1884-1974) là nhà văn và nhà thơ theo chính kiến phe tả (hoài bão Thiên Chúa giáo, hài hước chua cay). Tác phẩm chính: Biện bạch thực sự cho Sokrates (1931).

Biện bạch thực sự cho Sokrates là một câu chuyện mang màu sắc châm biếm chua chát. Varnalis tưởng tượng hiền triết Soktates sẽ tự bảo vệ như thế nào. Varnalis bị kết án là làm hư hỏng thanh niên và thờ thần tà đạo, phải uống thuốc độc mà chết. Trong khi bác bỏ tất cả những điều kết án mình, Varnalis phê phán một cách có hệ thống những nguyên tắc sống của kẻ địch. Tôn giáo đối với chúng chỉ là một bức màn che những vấn đề thực, dân chủ đối với chúng chẳng qua chỉ là cường quyền trá hình. Luật pháp và công lý là công cụ của kẻ có quyền. Trong một xã hội, giả dối, ăn cắp và bất lương là ba cái vú nuôi quyền hành. Muốn giải thoát cho mình, Varnalis chỉ có cách bất tuân pháp luật. Qua việc bảo vệ Sokrates, tác giả chỉ trích xã hội Hy Lạp hiện đại với những vấn đề bất ổn trong lòng xã hội ấy.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chấm phá văn học cổ La Mã (Kỳ cuối)

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chấm phá văn học cổ La Mã (Kỳ cuối)

TGVN. Văn học cổ đại Hy Lạp-La Mã là nền văn học cổ nhất châu Âu, nó tạo ra nhiều hình thức và thể loại ...

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chấm phá văn học Tây Ban Nha (Kỳ cuối)

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chấm phá văn học Tây Ban Nha (Kỳ cuối)

TGVN. Văn học Tây Ban Nha bao gồm các thể loại văn học như thơ, văn xuôi và kịch, trong đó nhiều tác giả đoạt ...

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chấm phá văn học cổ đại Hy Lạp (Kỳ cuối)

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chấm phá văn học cổ đại Hy Lạp (Kỳ cuối)

TGVN. Hesiodos (thế kỷ VIII - VII TCN) là nhà thơ bênh vực nông dân và người chăn nuôi bị áp bức bóc lột. Ông ...