Nhận diện điểm nóng châu Á-Thái Bình Dương năm 2021 (Kỳ I): Biển Đông và eo biển Đài Loan

Phan Quân
TGVN. Châu Á-Thái Bình Dương năm 2021 sẽ phải đối mặt thách thức, một trong số đó là sự nổi lên của các điểm nóng như Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Biển Đông: Thêm đông, khó vui

Biển Đông là vùng biển có lợi ích then chốt với nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực. Do đó, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại đương trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 là lợi ích chung của các quốc gia này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao Đông Á ngày 14/11/2020. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Hội nghị Cấp cao Đông Á cho thấy cam kết cùa các quốc gia trong và ngoài khu vực về Biển Đông. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trong năm 2020, tinh thần này đã được phản ánh rõ nét hơn bao giờ hết, khi nhiều quốc gia ven Biển Đông và bên ngoài lần lượt gửi công hàm thể hiện quan điểm chung về vấn để Biển Đông lên Liên hợp quốc. Đến cuối năm 2020, đã có hơn 20 công hàm và tuyên bố ngoại giao đến từ cả các nước trong và ngoài khu vực, chỉ trích và lên án các yêu sách phi lý của Trung Quốc; khẳng định UNCLOS là văn bản pháp lý quan trọng, đóng vai trò nền tảng để giải quyết các vấn đề liên quan đến biển và đại dương; phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) năm 2016 là một phần quan trọng của luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 – Trung Quôc cần tôn trọng phán quyết này.

Đáng chú ý, ngày 20/11, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15 do Việt Nam chủ trì đã ra Tuyên bố Chủ tịch, bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình Biển Đông, cụ thể là “việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng ở khu vực này”.

Tuy nhiên, Biển Đông năm 2021 đứng trước nhiều thách thức mới.

Đầu tiên, năm 2020, Trung Quốc đã có nhiều động thái gia tăng căng thẳng trên Biển Đông như đâm chìm tàu cá Việt Nam, triển khai tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 với tàu hải cảnh hộ tống. Tháng 12/2020, Trung Quốc đã điều máy bay vận tải Y20 đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 20/11, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15 do Việt Nam chủ trì đã ra Tuyên bố Chủ tịch, bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình Biển Đông, cụ thể là “việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng ở khu vực này”.

Đáng ngại hơn, ngày 1/2/2021, Luật hải cảnh do Trung Quốc ban hành hôm 22/1/2021 chính thức có hiệu lực. Theo đó, luật này cho phép hải cảnh Trung Quốc áp dụng “tất cả biện pháp cần thiết, gồm sử dụng vũ khí” khi cái gọi là “chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán Trung Quốc” bị xâm phạm, thậm chí phá hủy công trình nước ngoài xây dựng ở vùng biển/đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Sự kiện này đã gây nên làn sóng phản đối quyết liệt tại nhiều quốc gia.

Theo Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales (Australia), thời gian tới, Trung Quốc sẽ tăng cường “cuộc chiến công hàm” liên quan đến Biển Đông, đồng thời duy trì các hoạt động trên Biển Đông.

Thứ hai, các quốc gia ngoài khu vực tiếp tục quan tâm đặc biệt tới Biển Đông. Trong những tuần đầu nhiệm kỳ, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã tăng cường tuần tra hàng hải trên Biển Đông.

Ngày 4/2, Mỹ đã điều tàu khu trục John S. McCain đi qua eo biển Đài Loan (Trung Quốc). Ngày 5/2, tàu khu trục USS John S. McCain đi vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Bốn ngày sau, ngày 9/2, Hải quân Mỹ thông báo hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã tiến hành diễn tập nhằm “tăng khả năng tương tác giữa các khí tài cũng như năng lực chỉ huy và kiểm soát" ở Biển Đông.

Ngày 17/2, tàu khu trục USS Russell đã thực hiện quyền tự do hàng hải khi đi qua các đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Trong khi đó, cuối năm 2020, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer từng bày tỏ mong muốn gửi tàu chiến tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để tập trận cùng Hải quân Australia.

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết trong chuyến hải hành quốc tế, một tàu ngầm tấm công chạy bằng năng lượng hạt nhân nước này đã đi đến Biển Đông.

Anh mới đây cũng tiết lộ kế hoạch đưa tàu sân bay HMS Elizabeth tới Biển Đông đầu năm 2021.

Như vậy, năm 2021, tình hình Biển Đông có thể “sôi động” hơn, song nguy cơ va chạm, dẫn đến đối đầu trên thực địa, cũng như trên mặt trận ngoại giao nhằm bảo vệ lợi ích cũng lớn hơn.

Thực tế này đòi hỏi các quốc gia cần thận trọng, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, trên cơ sở thượng tôn luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải trên Biển Đông.

Như vậy, năm 2021, tình hình Biển Đông có thể “sôi động” hơn, song nguy cơ va chạm, dẫn đến đối đầu trên thực địa và trên mặt trận ngoại giao giữa các bên cũng lớn hơn.

Eo biển Đài Loan: Chực chờ bùng nổ

Trong khi đó, điểm nóng tại eo biển Đài Loan lại phức tạp không kém bởi căng thẳng ngày một leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc).

Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, quan hệ giữa Washington và chính quyền Đài Bắc đã cải thiện rõ rệt: Mỹ lần đầu tiên cử quan chức cấp cao tới thăm Đài Loan; ngày 21/10, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt 3 hợp đồng bán vũ khí trị giá 1,8 tỷ USD cho Đài Loan.

Trước khi rời Nhà Trắng, ông Donald Trump cũng để lại “món quà” mang tên Đạo luật Đảm bảo Đài Loan (TAA), hướng tới tăng cường quan hệ giữa Washington và Đài Bắc, bao gồm “bình thường hóa” việc bán vũ khí cho Đài Loan.

H6-K, máy bay ném bom tân tiến của Trung Quốc, được cho là đã tham gia cuộc tập trận tại eo biển Đài Loan ngày 23/1 vừa qua. (Nguồn: China Military Online)
H6-K, máy bay ném bom tân tiến của Trung Quốc, được cho là đã xuất hiện tại Vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan (Trung Quốc) cuối tháng 1 vừa qua. (Nguồn: China Military Online)

Quan trọng hơn, người kế nhiệm ông Trump, Tổng thống Joe Biden dường như sẽ tiếp tục duy trì và thúc đẩy chính sách của người tiền nhiệm, khẳng định cam kết “vững chắc” với Đài Loan.

Ngày 4/2, Hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục USS John McCain được trạng bị tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke đã thực hiện một hành trình thông thường qua eo biển Đài Loan, khẳng định “quân đội Mỹ sẽ tiếp tục bay, di chuyển và hoạt động ở bất kỳ khu vực nào luật quốc tế cho phép”.

Việc Washington thách thức nền tảng của quan hệ Mỹ-Trung đã khiến Bắc Kinh nổi giận. Nếu các phát biểu quyết liệt của Trung Quốc về chủ quyền đối với Đài Loan (Trung Quốc) là chưa đủ thì tần suất dày dặc các cuộc tuần tra tại eo biển Đài Loan, với cuộc tập trận mới nhất ngày 23/1 mô phỏng cuộc tấn công bằng tên lửa nhắm vào tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt rõ ràng muốn gửi một thông điệp cứng rắn tới xứ cờ hoa.

Điều này khiến cho nguy cơ về va chạm, đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc trên thực địa và mặt trận ngoại giao tại eo biển Đài Loan hiện hữu hơn bao giờ hết. Vì thế, năm 2021 nhiều khả năng sẽ tiếp tục là 365 ngày căng thẳng tại khu vực này.

TIN LIÊN QUAN
Tàu khu trục Mỹ tiến vào Biển Đông, thách thức yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Joe Biden duy trì lập trường cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông
Quân đội Philippines muốn duy trì Thỏa thuận VFA với Mỹ
Chuyên gia: Mỹ không dừng lại hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông hay eo biển Đài Loan
Chiến hạm Mỹ lần đầu đi qua Eo biển Đài Loan dưới thời Tổng thống Biden, Trung Quốc tố Washington cố ý gây căng thẳng
Phan Quân

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 3/5/2024: Kim Ngưu đừng quá kén chọn

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 3/5/2024: Kim Ngưu đừng quá kén chọn

Tử vi hôm nay 3/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 2/5 - SXMN 2/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 2/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 2/5 - SXMN 2/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 2/5

XSMN 2/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 2/5/2023. kết quả xổ số ngày 2 tháng 5. xổ số hôm nay 2/5. SXMN 2/5. XSMN ...
Cách dịch giọng nói trên iPhone cực tiện lợi mà bạn không nên bỏ qua

Cách dịch giọng nói trên iPhone cực tiện lợi mà bạn không nên bỏ qua

Bạn đang tìm kiếm một ứng dụng có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề ngôn ngữ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách dịch giọng nói trên iPhone ...
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Kinh tế thế giới nổi bật (26/4-2/5): Mỹ áp trừng phạt liên quan Iran, cấm cửa uranium Nga, xe điện Trung Quốc bán giá cao tại EU

Kinh tế thế giới nổi bật (26/4-2/5): Mỹ áp trừng phạt liên quan Iran, cấm cửa uranium Nga, xe điện Trung Quốc bán giá cao tại EU

Mỹ cấm nhập khẩu uranium của Nga, EU có thể áp thuế cao với xe điện Trung Quốc, Đức đón tín hiệu vui… là những tin kinh tế thế giới ...
Bài tarot hôm nay 3/5: Tính cách của bạn khi yêu sẽ thế nào?

Bài tarot hôm nay 3/5: Tính cách của bạn khi yêu sẽ thế nào?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để biết tính cách của bạn khi yêu sẽ thế nào nhé!
Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hồi tháng 4, Mỹ đã bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ.
Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Các nghị sĩ Quần đảo Solomon đã bỏ phiếu kín và chọn Ngoại trưởng nước này làm thủ tướng mới.
Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Số người thiệt mạng trong vụ sạt đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hiện đã tăng lên 36 người.
Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Quan điểm của phong trào Hồi giáo Hamas đối với đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza đang được đàm phán hiện nay là 'tiêu cực'.
Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ công bố các trừng phạt mới nhằm vào các công ty ở Trung Quốc và các nước khác giúp Nga có thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động