Nhận diện những biến số lớn của kinh tế thế giới năm 2022

Thạch Bình
Kịch bản dự đoán cơ bản đối với năm 2022 của phần lớn các tổ chức dự báo, bao gồm Bloomberg Economic Research là kinh tế phục hồi mạnh mẽ, lạm phát hạ nhiệt, chính sách tiền tệ thay đổi mô hình nới lỏng khẩn cấp. Tuy nhiên, những nhân tố bất ngờ nào có thể khiến cho dự đoán này trở nên sai lầm?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những thách thức lớn nhất đối với kinh tế thế giới trong năm 2022
Vẫn có nhiều biến số lớn đe dọa triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới năm 2022.

Biến thể Omicron và phong tỏa nhiều hơn

Hiện nay vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về Omicron - biến thể mới này có khả năng lây lan nhanh hơn các biến thể trước đó, nhưng có thể không quá nghiêm trọng. Điều này sẽ giúp thế giới quay lại trạng thái bình thường trước khi bùng phát dịch bệnh, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều nguồn lực tài chính hơn được đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ.

Cùng với việc tái cân bằng chi tiêu, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu do Bloomberg Economic Research dự đoán sẽ tăng từ 4,7% lên 5,1%.

Tuy nhiên, tình hình có thể không khả quan như vậy. Một biến thể có khả năng lây lan cao hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng con người sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Ngay cả khi các nước chỉ thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt nhất 3 tháng trong năm 2021 (Anh đi theo hướng này), cũng có thể khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 giảm xuống còn 4,2%.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu sẽ yếu hơn, các vấn đề về nguồn cung toàn cầu có thể sẽ tiếp tục kéo dài, bởi vì có nhiều người hơn bị loại khỏi thị trường việc làm và hoạt động logistics sẽ xuất hiện tình trạng hỗn loạn hơn.

Tin liên quan
'Cú bồi' nguy hiểm - Omicron

Nguy cơ từ lạm phát

Đầu năm 2021, lạm phát cuối năm của Mỹ được dự đoán là 2%. Kết quả tỷ lệ lạm phát lên đến 7%. Lần này, thị trường nhìn chung kỳ vọng tỷ lệ lạm phát của năm 2022 sẽ ở mức tiệm cận mục tiêu vào cuối năm. Tuy nhiên, khả năng đánh giá nhầm lẫn nghiêm trọng vẫn tồn tại.

Omicron chỉ là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn. Ở Mỹ, mức lương nhanh chóng tăng cao có thể vẫn sẽ tiếp tục tăng. Tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể khiến cho giá khí đốt tự nhiên leo thang. Cùng với việc biến đổi khí hậu gây nên ngày càng nhiều các thảm họa thiên nhiên, giá thực phẩm có thể tiếp tục gia tăng.

Không phải mọi rủi ro đều phát triển cùng một hướng. Chẳng hạn, làn sóng dịch bệnh mới có thể tấn công ngành du lịch, làm ảnh hưởng đến giá dầu. Tuy nhiên, ngay cả khi như vậy, ảnh hưởng tổng hợp vẫn có thể là lạm phát đình trệ của nền kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác cần phải đưa ra sự lựa chọn khó khăn.

Fed hướng tới chính sách thắt chặt tiền tệ

Từ chương trình thu hẹp quy mô thu mua tài sản năm 2013 cho đến thị trường chứng khoán lao dốc năm 2018, lịch sử những năm gần đây cho thấy chính sách thắt chặt của Fed luôn gây ra những rắc rối cho thị trường.

Trước mắt, giá tài sản đã ở mức cao, điều này khiến cho rủi ro trở nên cao hơn. Chỉ số S&P 500 tiệm cận ngưỡng "bong bóng", so với thị trường cho thuê nhà ở, giá bán nhà của Mỹ tăng mạnh phản ánh rủi ro của thị trường bất động sản lớn hơn bất cứ lúc nào kể từ khi xảy ra khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn năm 2007 đến nay.

Bloomberg Economic Research đã mô phỏng tình huống nếu Fed tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022, đồng thời ngụ ý lãi suất sẽ tiếp tục tăng trước khi đạt 2,5%, từ đó đẩy cao lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và chênh lệch tín dụng. Kết quả mô phỏng là nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái vào đầu năm 2023.

Việc Fed tăng lãi suất có thể đồng nghĩa với việc các thị trường mới nổi sẽ xuất xuất hiện sự lao dốc. Lãi suất của Mỹ tăng lên thường sẽ giúp hồi sinh đồng USD, đồng thời khiến cho dòng vốn của các nền kinh tế đang phát triển tháo chạy ra bên ngoài, đôi khi còn kích hoạt khủng hoảng tiền tệ.

Một số quốc gia dễ bị tổn thương hơn những quốc gia khác. Năm 2013 và năm 2018, các nước chịu ảnh hưởng lớn nhất là Argentina, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo một loạt chỉ số do Bloomberg Economic Research tổng hợp, ba nước này cộng thêm Ai Cập, Brazil sẽ là 5 nền kinh tế rủi ro nhất trong năm 2022.

Nợ của Saudi Arabia và Nga rất thấp, thặng dư tài khoản vãng lai dồi dào, nên rủi ro dòng vốn tháo chạy của những nền kinh tế này dường như nhỏ nhất trong số các thị trường mới nổi.

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc

Quý III/2021, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc rơi vào đình trệ. Khủng hoảng nợ của “người khổng lồ” bất động sản Evergrande, phong tỏa phòng dịch liên tục và thiếu hụt năng lượng khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế năm giảm 0,8%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 6% của Trung Quốc mà Ngân hàng thế giới (WB) đã dự báo.

Tin liên quan
Tại sao Trung Quốc quyết là Tại sao Trung Quốc quyết là 'thành trì' cuối cùng theo đuổi Zero Covid?

Mặc dù khủng hoảng năng lượng sẽ được xoa dịu trong năm 2022, tuy nhiên hai vấn đề khác có thể sẽ không như vậy.

Chính sách Zero Covid-19 trong phòng dịch của Trung Quốc có thể đồng nghĩa với việc biến thể Omicron sẽ dẫn đến tình trạng phong tỏa thành phố nhiều hơn. Trong bối cảnh nhu cầu suy yếu và huy động vốn chịu sự hạn chế, bất động sản và xây dựng chiếm khoảng 25% tỷ trọng nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục lao dốc.

Giả thiết cơ bản của Bloomberg Economic Research là kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5,7% trong năm 2022.

Nếu tốc độ tăng trưởng giảm xuống 3% sẽ gây nên phản ứng dây chuyền toàn cầu, các nước xuất khẩu hàng hóa chiến lược sẽ thiếu đi bên mua chủ yếu, đồng thời có thể phá hủy kế hoạch thắt chặt của Fed, giống như ảnh hưởng gây nên từ sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc năm 2015.

Biến động tại chính trường châu Âu

Các nhà lãnh đạo châu Âu đoàn kết nhất trí ủng hộ các dự án châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) kiểm soát tốt chi phí vay vốn của chính phủ, giúp châu Âu vượt qua dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong một năm tới, hai điều này có thể sẽ hỗn loạn.

Cuộc bầu cử Tổng thống Italy vào tháng 1/2022 có thể lật đổ liên minh cầm quyền mong manh. Tháng 4/2022, Pháp sẽ tổ chức bầu cử, Tổng thống Emmanuel Macron đối diện với thách thức từ cánh hữu. Nếu các nhân vật theo trường phái “chủ nghĩa hoài nghi châu Âu” ở các nền kinh tế chủ chốt trong Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) lên cầm quyền.

Điều này có thể sẽ phá vỡ sự bình yên của thị trường trái phiếu châu Âu, đồng thời tước đoạt sự hỗ trợ chính trị cần thiết của ECB.

Giả sử chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ nới rộng 300 điểm phần trăm, thì tình hình sẽ giống như cuộc khủng hoảng nợ 10 năm trước.

Mô hình của Bloomberg Economic Research cho thấy, đến cuối năm 2022, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone có thể giảm hơn 4%, điều này sẽ khiến cho khu vực này rơi vào suy thoái, đồng thời khơi lại nỗi lo về triển vọng tồn tại của Eurozone.

Tương lai của chính sách tài khóa

Chính phủ các nước đã đầu tư nguồn lực tài chính lớn để hỗ người lao động và doanh nghiệp trong dịch bệnh. Hiện nay, nhiều nước muốn thắt chặt ngân sách. Theo ước tính của UBS, mức sụt giảm chi tiêu công của năm 2022 ước đạt 2,5% GDP toàn cầu, hơn 5 lần các biện pháp thắt chặt tài khóa khiến cho nền kinh tế chậm phục hồi sau khủng hoảng tài chính năm 2008.

Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ. Chính phủ mới của Nhật Bản đã công bố một kế hoạch kích thích kỷ lục. Chính phủ Trung Quốc cũng ám chỉ sẽ chuyển sang mô hình nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế sau khi thắt chặt tài khóa dài hạn.

Ảnh hưởng Brexit

Những thách thức lớn nhất đối với kinh tế thế giới trong năm 2022
Kinh tế toàn cầu cũng có thể bị ảnh hưởng từ những vấn đề hậu Brexit. (Nguồn: Financial Times)

Đàm phán về Nghị định thư Bắc Ireland giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) chắc chắn sẽ kéo dài đến năm 2022. Việc đạt được đồng thuận sẽ rất khó khăn.

Nếu đàm phán đổ vỡ sẽ như thế nào? Theo các sự kiện gây ra bởi Brexit trước đây, sự bất trắc này sẽ tác động đến hoạt động đầu tư kinh doanh và kéo đồng Bảng Anh đi xuống, từ đó đẩy lạm phát lên cao và làm xói mòn thu nhập thực tế của người dân.

Nếu giữa Anh và EU bùng phát chiến tranh thương mại toàn diện, những khó khăn về thuế quan và logistics có thể sẽ đẩy giá cả lên cao.

Rủi ro địa chính trị

Bất cứ sự leo thang nào của tình hình eo biển Đài Loan (Trung Quốc) đều có thể sẽ cuốn các nước lớn chủ chốt khác trên thế giới vào cuộc, bao gồm Mỹ.

Chiến tranh siêu cường là tình huống tồi tệ nhất, các kịch bản giả định khác bao gồm các lệnh trừng phạt (đóng băng quan hệ Mỹ-Trung), cũng như sự sụp đổ của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan. Ngành công nghiệp chip của Đài Loan có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với nhiều ngành nghề trên toàn cầu, từ điện thoại thông minh cho đến ô tô.

Ở các khu vực khác, tháng 10/2022, Brazil sẽ tổ chức bầu cử, khi đó nước này có thể vẫn đang trong thời kỳ biến động của dịch bệnh và suy thoái kinh tế. Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra, song nếu một ứng cử viên cam kết kiểm soát nghiêm ngặt hơn chi tiêu công lên nắm quyền, có thể sẽ giúp đồng Real hồi sinh một phần.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, phe đối lập đang thúc đẩy bầu cử sớm 1 năm, từ năm 2023 chuyển sang năm 2022. Tỷ giá hối đoái Thổ Nhĩ Kỳ sụt giảm mạnh được cho là do chính sách kinh tế của Tổng thống Recep Erdogan.

Đâu là những ẩn số khó lường của kinh tế thế giới?

Đâu là những ẩn số khó lường của kinh tế thế giới?

Kinh tế toàn cầu 3 tháng cuối năm tiếp tục đối mặt với không ít rủi ro, đặc biệt là những đứt gãy trong chuỗi ...

Biến động giá cả thực phẩm

Trong lịch sử, nạn đói luôn là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến động xã hội. Dịch Covid-19 và thời tiết khắc nghiệt cùng thúc đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên mức cao kỷ lục và có thể tiếp tục diễn ra trong năm tới.

Cú sốc lần trước xảy ra vào năm 2011, giá thực phẩm leo thang dẫn đến làn sóng phản đối của người dân, đặc biệt là ở khu vực Trung Đông. Hiện nay, nhiều quốc gia ở Trung Đông vẫn có nguy cơ rơi vào tình trạng này.

Sudan, Yemen và Lebanon cũng đang chịu sức ép, tình hình ở Ai Cập chỉ được cải thiện đôi chút. Các làn sóng người dân phản đối dâng cao có thể khó xảy ra song rủi ro biến động khu vực ở phạm vi lớn hơn là điều có thật.a

Triển vọng cho năm 2022

Không phải tất cả các kịch bản đều rủi ro. Chẳng hạn, chính sách tài khóa của Mỹ có thể mở rộng hơn so với hiện tại, giúp nền kinh tế tránh xa bờ vực của “vách đá tài khóa” (Chi tiêu chính phủ giảm mạnh đột ngột), đồng thời thúc đẩy tăng trưởng.

Trên phạm vi toàn cầu, nhờ các biện pháp kích thích trong thời kỳ dịch bệnh và tiết kiệm chi tiêu trong thời kỳ phong tỏa, mức tiết kiệm của các gia đình lên đến hàng nghìn tỷ USD. Nếu tốc độ chi tiêu tiêu dùng của họ nhanh hơn kỳ vọng, tăng trưởng kinh tế sẽ tăng tốc.

Ở Trung Quốc, năng lượng xanh và nhà ở giá cả hợp lý đã được đưa vào trong Quy hoạch “5 năm lần thứ 14” có thể thúc đẩy hoạt động đầu tư.

Trong khi đó, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đi vào hiệu lực cũng có thể hồi sinh xuất khẩu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Dự báo thế giới 2022: Những vấn đề kinh tế thế giới sắp phải đối mặt

Dự báo thế giới 2022: Những vấn đề kinh tế thế giới sắp phải đối mặt

Cựu lãnh đạo mảng quản lý tài sản của Goldman Sachs, cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Jim O’Neill đã nêu quan điểm về một ...

'Cú bồi' nguy hiểm - Omicron

'Cú bồi' nguy hiểm - Omicron

Sự xuất hiện của biến thể mới Omicron giống như một “cú bồi knockout đối với người vừa ốm dậy” - khi chuỗi cung ứng ...

(theo Bloomberg Economic Research)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với ...
Dự báo thời tiết ngày mai (26/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; phía Nam nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (26/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; phía Nam nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (26/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao vừa công bố vừa qua.
Kylian Mbappe đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới tại Champions League và Ligue 1

Kylian Mbappe đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới tại Champions League và Ligue 1

Kylian Mbappe đang ở phong độ ấn tượng tại mùa giải này, PSG có được cơ hội giành cú ăn 3 UEFA Champions League, Ligue 1 và Cup quốc gia ...
Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Tính toán ‘không đi đâu mà thiệt’ của Tổng thống Mỹ Biden trong khoản viện trợ 61 tỷ USD gửi tới Ukraine

Tính toán ‘không đi đâu mà thiệt’ của Tổng thống Mỹ Biden trong khoản viện trợ 61 tỷ USD gửi tới Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không cần tính toán?
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật...
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, thế giới quay đầu tăng nhẹ. Xăng trong nước chiều nay được dự báo sẽ giảm do tuần qua giá dầu thế giới giảm.
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Phiên bản di động