Báo cáo cho rằng, các yếu tố chính dẫn đến xu hướng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng dần trở nên nghiêm trọng trong thời gian gần đây đã khiến giá thực phẩm tăng vọt. Ngoài ra, hiện tượng bất bình đẳng ngày càng bị nới rộng sẽ tiếp tục tạo ra thách thức đối với tình hình an ninh lương thực và dinh dưỡng.
Nguy cơ mất an ninh lương thực đang hiện hữu. (Nguồn: Getty) |
Các yếu tố chính
Chắc chắn, việc ứng phó với nhu cầu lương thực ngày càng tăng là vấn đề cơ bản nhất, giữa bối cảnh dân số thế giới liên tục tăng, năng lực sản xuất lương thực tự nhiên có hạn. Nguồn gốc của vấn đề an ninh lương thực đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng ở khắp nơi trên thế giới.
Việc lương thực không đảm bảo có thể bắt nguồn từ lý do nguồn cung không đủ, sức mua yếu, phân phối không hợp lý và việc sử dụng không thỏa đáng. Tuy nhiên, yếu tố chủ yếu là do xung đột, hiện tượng thời tiết cực đoan và các cú sốc kinh tế.
Đầu tiên là yếu tố xung đột. Xung đột địa chính trị là một trong những yếu tố chính dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực hiện nay. Đặc biệt, xung đột xảy ra ở những khu vực sản xuất lương thực chủ yếu của toàn cầu sẽ tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và nguồn cung lương thực, trong đó ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine đối với khủng hoảng lương thực thế giới là một ví dụ điển hình.
Tin liên quan |
Xung đột Nga-Ukraine và những bài học đắt giá cho an ninh lương thực toàn cầu |
Việc đảm bảo an ninh lương thực rất quan trọng đối với chính phủ và xã hội của các nước trên thế giới. Do đó vấn đề này cần phải được nhìn nhận dưới góc độ chính trị và quản trị, để hiểu rõ mối quan hệ giữa an ninh lương thực và chính sách lương thực, chủ quyền và quản trị lương thực, tự cung tự cấp, hệ thống sản xuất và phân phối lương thực, thương mại toàn cầu, trong đó chủ quyền về lương thực đã trở thành nhân tố quan trọng nhất trong quản trị.
Thứ hai là nhân tố môi trường. Các hiểm họa và nguy cơ như biến đổi khí hậu, thay đổi sử dụng đất, mất tính đa dạng sinh học và dịch bệnh…trong đó có dịch Covid-19, đang tác động nhiều mặt đến an ninh lương thực.
Giữa nhân tố môi trường và an ninh lương thực tồn tại mối quan hệ hai chiều, nếu tăng cường nông nghiệp và mở rộng đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực có thể dẫn đến tình trạng phá rừng và thay đổi sử dụng đất khiến cho hiệu ứng nhà kính gia tăng.
Nếu thông qua tác động sản xuất và nguồn cung thì có thể làm trầm trọng thêm sự thay đổi của môi trường như khí hậu nóng lên, dẫn đến giá lương thực và nông sản gia tăng, đồng thời làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đói nghèo toàn cầu.
Về nhân tố cú sốc kinh tế. Tình hình dịch bệnh kéo dài gần ba năm nay không chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung và lưu thông lương thực của thế giới, mà còn gây ra cú sốc nặng nề đối với phát triển kinh tế toàn cầu.
Từ đầu năm đến nay, tình hình lạm phát toàn cầu ngày càng trầm trọng, nền kinh tế của một số nước đã rơi vào suy thoái kỹ thuật, các nhân tố kinh tế-xã hội đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận lương thực. Tác động trực tiếp nhất của cú sốc kinh tế là ảnh hưởng đến thu nhập và sức mua của các hộ gia đình, đặc biệt là nhóm đối tượng thu nhập thấp, giá cả leo thang sẽ làm giảm cơ hội tiếp cận lương thực, sự đa dạng và chất lượng thực phẩm.
Những nhân tố thúc đẩy an ninh lương thực
Theo “Bản đồ an ninh lương thực thế giới năm 2022”, số người chịu ảnh hưởng của nạn đói năm 2021 là 828 triệu người, tăng khoảng 46 triệu người so với năm 2020.
Theo ước tính, đến năm 2030, số người đói nghèo của thế giới sẽ tăng lên 840 triệu người, do đó các chính sách liên quan đến việc làm thế nào để nâng cao sức mua và giúp các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất có thể đảm bảo ăn uống lành mạnh là vấn đề cấp bách hiện nay.
Hậu quả của việc mất an ninh lương thực bao gồm nạn đói, suy dinh dưỡng và những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và chất lượng sống. Thiếu lương thực khiến cho con người dễ bị ảnh hưởng đa chiều, chẳng hạn như về sức khỏe, tâm lý và các vấn đề xã hội…, gây nên gánh nặng trầm trọng cho gia đình.
Đồng thời, những người không thể tiếp cận đầy đủ thực phẩm lành mạnh rất dễ xuất hiện các vấn đề như bệnh tim mãn tính, tiểu đường, cao huyết áp, trầm cảm nặng và lo lắng… Vòng tuần hoàn giữa mất an ninh lương thực và bệnh tật sẽ dẫn đến sự sụt giảm của năng suất lao động, năng lực học tập và năng lực phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ.
Bên cạnh đó, hậu quả của việc mất an ninh lương thực còn có thể kéo dài từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành, thậm chí ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người trưởng thành và nguồn nhân lực.
Một trong những tiêu chí quan trọng của phát triển bền vững là xóa bỏ đói nghèo và đảm bảo an ninh lương thực bền vững. Dự đoán tình hình lương thực hiện nay và an ninh lương thực trong tương lai cần phải nhận thức rõ các nhân tố thúc đẩy an ninh lương thực và quan hệ tương tác của những nhân tố này để định hướng trong tương lai.
Tin liên quan |
Không phải xung đột Nga-Ukraine, đây mới là 'thủ phạm' gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu |
Thứ nhất, các nước cần tối ưu hóa việc sử dụng đất nông nghiệp hiện có, ưu tiên cân nhắc những loại hình nông nghiệp loại hình thân thiện với khí hậu, chuyển giao công nghệ năng suất cao cho những khu vực này, quản lý tổng hợp tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả sản phẩm và quản lý chất thải nông nghiệp. Để nuôi sống lượng dân số không ngừng tăng lên, cần phải kết hợp giữa bảo vệ tính đa dạng sinh học và sản xuất lương thực.
Thứ hai, các tổ chức quốc tế như Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc cần làm tốt công tác điều phối tổng thể, tiếp tục cải thiện hệ thống phân phối lương thực để ứng phó với các vấn đề, tập trung quan tâm phân phối và cung ứng lương thực cho các khu vực không phát triển hoặc kém phát triển.
Thứ ba, tăng cường kênh tiếp cận lương thực cho nhóm đối tượng thu nhập thấp, người tị nạn và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khác. Các biện pháp giải quyết tiếp cận lương thực thông thường, các chính sách truyền thống như viện trợ nhân đạo và trợ cấp xã hội… là không đủ để thực hiện an ninh lương thực bền vững. Tất cả các nước cần phối hợp hành động, cùng nỗ lực để gia tăng các kênh và con đường tiếp cận lương thực cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Thứ tư, cần cân nhắc những ảnh hưởng lớn mà thực tiễn hoạt động nông nghiệp trong tương lai gây ra đối với hệ thống sinh thái toàn cầu, trong đó nhấn mạnh phát triển nông nghiệp bền vững và tính đa dạng sinh học, cung cấp lương thực đầy đủ, an toàn và bền vững cho nhân loại.
| Đông Nam Á cần nỗ lực ứng phó tác động của biến đổi khí hậu với an ninh lương thực Các quốc gia ASEAN đã đạt được tiến bộ đáng kể để giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực trong vài năm qua, ... |
| Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraine 'lênh đênh' như số phận các chuyến tàu hàng rời Biển Đen Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng lương thực hay thúc đẩy nhanh việc triển khai Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc đã được ký ... |
| Tổng thống Putin ra điều kiện để Nga giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu Điện Kremlin cho biết, ngày 26/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Thủ tướng Italy Mario Draghi, trong đó ông Putin bày ... |
| Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu Kể từ khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, hệ thống an ninh lương thực toàn cầu, vốn đang gánh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực ... |
| Mỹ tăng viện trợ lương thực toàn cầu Tại một cuộc họp kín của các nghị sĩ lưỡng đảng thuộc Thượng viện Mỹ, các thành viên tham dự kêu Mỹ tăng viện trợ ... |