"Nhãn hiệu" mới, thước đo mới

Nỗ lực nhiều hơn để tạo ra một sự thay đổi về chất - thước đo cho những giá trị mới như vị thế và sức mạnh của Cộng đồng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đây là nội dung thảo luận của nhiều nhà ngoại giao, chuyên gia kinh tế tại Hội thảo "Cộng đồng ASEAN (AC) và chương trình hành động của Việt Nam" diễn ra vừa qua tại Hà Nội.

nhan hieu moi thuoc do moi

Ảnh: Quang Hòa/TG&VN

Sự kết dính và kiên trì

Theo nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, khi chưa hình thành Cộng đồng, ASEAN đã có thể tạo ra những khuôn khổ đa phương "chất lượng" như ASEAN + 3, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)… thì sau khi trở thành Cộng đồng, ASEAN có thể làm được nhiều hơn nữa.

Cụ thể, khi Mỹ "xoay trục" về châu Á, Ấn Độ thực hiện chính sách "Hành động hướng Đông", Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ thì giá trị của ASEAN càng tăng lên. Các nước lớn coi trọng ASEAN hơn bởi họ đều ý thức rằng, nếu không quan tâm ASEAN đúng mức thì nước đối thủ sẽ giành lấy thiện cảm của ASEAN, điều này hoàn toàn bất lợi cho những tính toán chiến lược. Rõ ràng, ASEAN không mạnh nhưng có vị thế đặc biệt, giúp ASEAN có sức mạnh không thua kém một cường quốc.

Tuy nhiên, nhà ngoại giao kỳ cựu này cũng khẳng định rằng, sức mạnh đó sẽ khó có thể phát huy được khi nội bộ ASEAN không mạnh và sự kết dính giữa các nước thành viên còn lỏng lẻo. Sức hút của ASEAN trong mắt nước lớn là điểm mạnh nhưng đồng thời là thách thức bởi nếu không đoàn kết và đồng thuận trong chính sách đối ngoại với các nước lớn thì ASEAN sẽ dễ bị phân hóa và chia rẽ.

Chia sẻ quan điểm với ông Nguyễn Dy Niên, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng, hiện là Chủ tịch Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - ASEAN, cho rằng khi ASEAN thay "nhãn hiệu" thì cũng cần phải có sự thay đổi về chất. Theo ông, trước ngưỡng cửa Cộng đồng, những khó khăn của ASEAN vẫn còn nhiều, có giải quyết được một phần nhưng cơ bản trong tình trạng bế tắc.

Các tuyên bố, kể cả Hiến chương ASEAN không ràng buộc về mặt pháp lý, vấn đề thực thi luôn đi kèm với tính toán lợi ích quốc gia. Lòng tin chiến lược, nhất là trong chính trị còn tương đối xa vời bởi những bất đồng trong tranh chấp lãnh thổ nhiều năm giữa một số nước thành viên.

Do vậy, ASEAN cần kiên trì tháo gỡ từng nút thắt trên con đường phát triển. Ví dụ, trong vấn đề Biển Đông, mục tiêu có được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trong tương lai gần là rất khó đạt được nhưng ASEAN phải luôn nhắc tới COC, tạo ra sức ép buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán. Dù kết quả đạt được có phải là COC như ASEAN mong muốn hay không nhưng lời kêu gọi đàm phán COC vẫn góp phần hạn chế Trung Quốc trong việc thực hiện những hành động đơn phương trên biển.

Hiểu sự mạnh, yếu

Đặc biệt, ông Lê Công Phụng cho rằng AC nên hướng ưu tiên vào thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) trước, cũng giống như Liên minh châu Âu (EU), khởi nguồn từ cộng đồng than thép. Hy vọng về một AC thực sự về khía cạnh chính trị là rất khó, vì vậy, AEC cần phải được đi tiên phong.

Đó là không chỉ là trăn trở của nguyên Thứ trưởng mà còn là mong muốn của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Nhưng liệu AEC có thể thực hiện được sứ mệnh của mình hay không thì còn là một câu hỏi chưa có lời đáp.

Bà Phạm Chi Lan chia sẻ, AEC ra đời trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Thứ nhất, nhận thức về liên kết, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức của các nước thành viên ASEAN đã được nâng lên, không chỉ ở cấp chính phủ mà cả doanh nghiệp nên sự sẵn sàng hội nhập khu vực cũng tốt hơn các giai đoạn trước. Có lẽ, mười nước thành viên đều nhận thấy nếu tự thân thì sẽ vô cùng nhỏ bé trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ hai, AEC thu hút được sự quan tâm của nhiều nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, tuy mức độ quan tâm của họ khác nhau nhưng nhìn chung đều mong muốn có một AEC vững mạnh. Thứ ba, AEC đang đi đúng hướng, theo trào lưu hợp tác, liên kết trong khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều nước là có một quy mô kinh tế lớn để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mạnh hơn, trình độ quản trị và công nghệ tốt hơn để chủ động nắm bắt cơ hội.

Bên cạnh đó, theo bà Phạm Chi Lan, AEC cũng gặp phải không ít thách thức trên con đường trở thành một cộng đồng kinh tế thực thụ. Nhiều nước thành viên cảm nhận được nhiều lợi ích hơn khi đi với những "đại gia" thay vì "sánh bước" cùng các nền kinh tế nhỏ. Sức hấp dẫn của các các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU lớn hơn nhiều sức hấp dẫn của các nền kinh tế nội khối ASEAN tạo ra với nhau.

Hơn nữa, không chỉ có AEC, các nước ASEAN còn tham gia nhiều thỏa thuận thương mại tự do (FTA) khác nhau. Thực tế này tạo ra cho họ quyền được lựa chọn các thứ tự ưu tiên FTA dựa trên cân nhắc lợi ích. Chắc chắn, sẽ có những nền kinh tế nghiêng về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hơn là AEC. ASEAN cũng không có nền kinh tế "đầu tàu" nên khó vận động các nước thành viên đưa ra tiếng nói chung khi cộng đồng có vấn đề kinh tế cần sự đồng thuận.

Từ đó, xu hướng ly tâm trong ASEAN không những giảm mà có thể sẽ tăng lên, đặc biệt sau khi một số FTA có quy mô lớn hơn, do những cường quốc kinh tế đứng đầu hình thành.

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên:

"Cộng đồng ASEAN (AC) không phải là một cộng đồng mạnh nhưng là một thực thể có sức hút như nam châm, có thể "hút" tất cả các cường quốc cùng ngồi lại với nhau với mục đích chung là duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trên toàn khu vực. Sau khi các nước đã ngồi lại với nhau, việc của ASEAN là đóng vai trò trung gian, kết nối lợi ích và tháo gỡ những vướng mắc trong kinh tế cũng như an ninh. Về tương lai của AC, tôi chỉ có một mong muốn là Việt Nam trở thành nước mạnh trong cộng đồng mà khi Việt Nam mạnh thì AC cũng sẽ mạnh".

Thay đổi là cần thiết

Trước bối cảnh ấy, Việt Nam cần phải làm gì? Các nhà ngoại giao và chuyên gia kinh tế đều có chung câu trả lời rằng Việt Nam cần phải thay đổi.

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên khẳng định, Việt Nam nên có chương trình thực hiện các mục tiêu cộng đồng chi tiết và cụ thể, tránh để tình trạng "nước đến chân mới nhảy", trên tinh thần tùy theo sức của mình, tránh hình thức. Ông mong muốn, Việt Nam ngày càng phát huy được vai trò trong Hiệp hội, thay đổi cách tiếp cận để phù hợp với thực tiễn. Việt Nam đã làm Chủ tịch ASEAN trong hai năm 2001 và 2010, vì vậy, Việt Nam có đầy đủ kinh nghiệm để tự tin trong ASEAN trên những hành trình tiếp theo.

Xét về góc độ kinh tế, theo bà Phạm Chi Lan, vị thế của Việt Nam trong 20 năm qua tại Hiệp hội vẫn chưa thay đổi. Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước CLMV kém phát triển hơn (cùng với Campuchia, Lào và Myanmar). Bà cho rằng Việt Nam không nên quá kỳ vọng vào Sáng kiến ASEAN nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nhóm nước ASEAN-6 và ASEAN-4 mà phải tự mình bật lên, thoát khỏi nhóm bốn nước này trong Hiệp hội. Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế còn nhiều bất lợi, năng suất lao động - thước đo năng lực cạnh tranh tương đối thấp, chưa kể những thách thức đến từ thực trạng nguồn nhân lực hạn chế và cơ sở hạ tầng yếu kém.

Trong một thế giới luôn đổi thay, ASEAN thay đổi và Việt Nam cũng phải như vậy, Việt Nam phải tìm ra được điểm mạnh của mình và có một chương trình hành động hợp lý. Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh, không còn thời gian để Việt Nam đắn đo. “Chúng ta đã tham gia ASEAN được 20 năm, nếu vẫn còn suy ngẫm, nhìn người này người kia mà không nhìn xem mình phải làm gì và trong năm năm tới, Việt Nam không thay đổi thì công cuộc phát triển cũng như hội nhập của Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức hơn là cơ hội”, bà Lan nhận định.

Thu Hiền

Đọc thêm

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong năm nay, hơn 45.000 học sinh không có cơ hội vào lớp 10 trường công lập.
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Trong tháng 5, nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Từ ngày 27/4-1/5, chương trình Jazz quốc tế quy tụ nhiều ca sĩ, ban nhạc Jazz nổi tiếng trong nước và quốc tế, sẽ diễn ra tại Nha Trang, Khánh ...
Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Sự mạnh lên của đồng USD là mối lo ngại đáng kể đối với các quốc gia trên toàn thế giới, gây ra hồi chuông cảnh báo với các nền ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động