TIN LIÊN QUAN | |
Bầu cử Mỹ 2020: Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố ủng hộ ứng cử viên Joe Biden | |
Thăm dò bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump bị dẫn trước 9 điểm |
Việc đạt được sự cân bằng giữa giọng điệu và chính sách sẽ là một thách thức khó khăn đối với Tổng thống Trump. (Nguồn: New York Times) |
Cơ hội tốt nhất để Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11/2020 phụ thuộc vào sự phục hồi kinh tế hình chữ V và niềm tin của người dân Mỹ vào sự lãnh đạo của ông trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19.
Đề phòng trường hợp không đạt được sự phục hồi như vậy, ông Trump dự đoán quý IV/2020 sẽ chứng kiến một sự phục hồi mạnh mẽ và nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ngoạn mục vào năm 2021 và đương nhiên kịch bản này chỉ diễn ra sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/2020.
Sự đồng thuận về Trung Quốc
Mặc dù cử tri có vẻ quan tâm đến chính sách đối ngoại, nhưng khi nhắc đến cuộc bầu cử tổng thống, nền kinh tế Mỹ và các vấn đề đặc trưng trong nước, như quyền sử dụng súng và cấm phá thai luôn được ưu tiên hơn so với các vấn đề toàn cầu.
Tin liên quan |
Mỹ-Trung Quốc căng thẳng: Chiến tuyến mới |
Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử năm nay, có một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của cả trong nước lẫn quốc tế: Trung Quốc. Cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều nhất trí rằng, cần phải hành động để đối phó với Trung Quốc do những thông lệ thương mại không công bằng dẫn đến tình trạng mất việc làm, cũng như sự thiếu minh bạch của nước này khi dịch Covid-19 bùng phát.
Cả ông Biden lẫn ông Trump đều nhắc đến Trung Quốc với thái độ cứng rắn và cho rằng, chính sách của mình sẽ hiệu quả hơn chính sách của người kia trong việc bảo vệ lợi ích của nước Mỹ. Vấn đề không chỉ xoay quanh chính trị và luận điệu tranh cử.
Ông Trump đã tỏ rõ thái độ "bài" Trung Quốc từ trước. Để cho thấy mình cũng cứng rắn không kém, ông Biden đã đưa ra những lập trường về Trung Quốc khác hoàn toàn với cách tiếp cận lưỡng đảng theo kiểu “thỏa hiệp và can dự” vốn được áp dụng từ thời Tổng thống Jimmy Carter cho đến thời kỳ đầu của Chính quyền Obama.
Ông Biden không thể làm gì để chống lại Trung Quốc trừ phi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11. Về phần mình, ông Trump không có lý do gì để không hành động trên cương vị tổng thống đương nhiệm.
Tuy nhiên, việc đạt được sự cân bằng giữa giọng điệu và chính sách sẽ là một thách thức khó khăn đối với Tổng thống Trump.
Trong 6 tháng tới, ông có thể sẽ hành động chống lại Trung Quốc theo những cách gây chú ý – đưa thêm nhiều công ty Trung Quốc vào danh sách đen nhằm hạn chế quyền tiếp cận của họ với công nghệ Mỹ - nhưng không đẩy vấn đề đi xa tới mức phá hỏng các cơ hội để nền kinh tế Mỹ có thể nhanh chóng phục hồi trước ngày bầu cử.
Ông Trump có lý do chính đáng để kiềm chế việc chỉ trích Trung Quốc, dù không thừa nhận điều đó. Bất cứ điều gì cản trở triển vọng phục hồi kinh tế mà ông mong đợi đều có nguy cơ phá hoại điều quan trọng nhất đối với ông là nhiệm kỳ thứ hai trong Phòng Bầu dục.
Do vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow gần đây cho biết, mặc dù Tổng thống Trump rất tức giận với Bắc Kinh, nhưng thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc được ký kết vào tháng 1/2020 vẫn được duy trì.
Những tính toán của Tổng thống Trump khi lựa chọn cách thức hành động đều được đặt trong bối cảnh chiến dịch tái tranh cử của ông. Trên thực tế, với chính quyền hiện nay, phần lớn các quyết định dường như đều được đưa ra dưới lăng kính này.
Ông Trump đã phát động chiến dịch tranh cử năm 2020 của mình từ tháng 1/2017 ngay khi ông vừa nhậm chức.
Nếu muốn áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nghiêm trọng hơn, Chính phủ Mỹ hoàn toàn có thể đợi đến khi cuộc bầu cử tháng 11 kết thúc. Tuy nhiên, nhiều điều có thể xảy ra trong thời gian từ nay cho đến thời điểm bầu cử nếu ông Trump muốn.
Viễn cảnh mơ hồ
Cuộc chiến thương mại hiện nay dạy cho Trung Quốc bài học rằng, họ không thể dựa vào Mỹ về công nghệ. Mỹ học được từ đại dịch Covid-19 rằng, họ không nên dựa vào Trung Quốc về dược phẩm, nhu yếu phẩm, cũng như các mặt hàng chiến lược khác.
Việc tách rời dù có vẻ không thể tránh khỏi nhưng có lẽ sẽ mất nhiều thời gian. Dù đã được xác định như vậy trong dài hạn, nhưng quỹ đạo của mối quan hệ này lại rất khó nắm bắt trong ngắn hạn, nhất là trong năm bầu cử tổng thống.
Ông Trump sẽ có nhiều cơ hội tái đắc cử nhất nếu nền kinh tế phục hồi trong ngắn hạn. Chừng nào hy vọng này còn tồn tại, thì chừng đó ông sẽ do dự hành động vì lo sợ sẽ dập tắt hy vọng này.
Tin liên quan |
'Nghỉ chơi' với Trung Quốc: Nước cờ kinh tế đắt đỏ của nước Mỹ |
Việc Trung Quốc mua hàng hóa Mỹ và tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận giai đoạn 1, dù ít hay nhiều, cũng giúp cải thiện sức bật của nền kinh tế Mỹ. Và Trung Quốc biết điều đó. Mỹ càng có khả năng phục hồi nền kinh tế trước ngày bầu cử, ông Trump càng có ít khả năng thực hiện những hành động gây cản trở quá trình phục hồi này.
Mặt khác, nếu Mỹ rơi vào cuộc suy thoái nghiêm trọng và bất kỳ hành động nào của Tổng thống Trump nhằm chống lại Trung Quốc đều không thể không tạo ra sự khác biệt và thất bại, thì ông sẽ thực hiện các biện pháp kinh tế mạnh tay hơn chống lại Trung Quốc chứ không chỉ lớn tiếng đe dọa hơn nữa.
Giả sử Trung Quốc không đi quá giới hạn buộc Mỹ phải trả đũa, thì giữa sự phục hồi kinh tế và khả năng Mỹ hành động chống lại Trung Quốc sẽ có một quan hệ trái chiều.
Trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình, tính toán chính trị trong ngắn hạn đối với mỗi bên đều chứa những biến số như nhau.
Đối với Tổng thống Trump, một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sẽ giúp ông tăng khả năng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11. Trung Quốc cũng có những vấn đề chính trị trong nước của riêng mình. Ông Tập Cận Bình cũng cần một nền kinh tế vững mạnh để hàn gắn những bất đồng trong nước.
Có thể đến một lúc nào đó, Chủ tịch Trung Quốc có thể sẵn sàng mạo hiểm phá bỏ thỏa thuận thương mại vì theo ông, sự ổn định chính trị mới là điều quan trọng hơn cả. Nhưng có lẽ không phải lúc này.
Mỹ và Trung Quốc có thể tránh khỏi một cuộc chiến tranh lạnh mới cho đến tháng 11/2020, vì điều đó có lợi cho cả hai nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử, tất cả các khả năng đều để ngỏ.
Bầu cử Mỹ 2020: Ông Joe Biden gia tăng cách biệt, Tổng thống Trump vẫn hài lòng TGVN. Ngày 31/5, theo kết quả cuộc thăm dò mới của Washington Post-ABC News, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, ứng cử viên Tổng ... |
Bầu cử Mỹ: Tổng thống Trump tăng tốc, định hình chiến lược tái tranh cử 5 điểm TGVN. Bầu cử Mỹ đang đến gần nhưng Tổng thống Trump lại "mất đà" vì Covid-19, khi không còn "tấm vé vàng" là nền kinh ... |
Bầu cử Mỹ: Tổng thống Trump có lý do để lo lắng về cơ hội tái đắc cử TGVN. Trong bối cảnh chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ 2020 đang diễn ra, mọi người đều đang hoài nghi liệu Tổng thống ... |