Nhật Bản-Ấn Độ: Nâng tầm quan hệ, thu hẹp khoảng cách

Phan Quân
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản là một nỗ lực nhằm nâng tầm quan hệ với Ấn Độ, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa hợp tác kinh tế và liên kết chính trị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(03.23) Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc gặp ngày 18/3 tại New Delhi, Ấn Độ. (Nguồn: AFP)
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio gặp người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi ngày 19/3 tại New Delhi, Ấn Độ trong một nỗ lực cải thiện quan hệ Nhật Bản-Ấn Độ. (Nguồn: AFP)

Trong bối cảnh các diễn biến mới nhất của xung đột Nga-Ukraine phủ sóng truyền thông quốc tế, chuyến thăm ngày 19/3 vừa qua của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tới Ấn Độ vẫn được quan tâm đặc biệt. Có gì trong sự kiện này?

Cơ hội không thể tốt hơn

Trước hết, chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh thế giới nói chung và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng chứng kiến nhiều thay đổi nhanh, khó lường thời gian qua. Đặc biệt, xung đột Nga-Ukraine diễn biến phức tạp đã và đang để lại hệ quả nghiêm trọng từ chính trị, an ninh và kinh tế-xã hội cho châu Âu nói riêng và thế giới nói chung, thậm chí đe dọa khởi nguồn cho cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Tại châu Á-Thái Bình Dương, dịch Covid-19 tiếp tục lây lan mạnh, đòi hỏi các nước vừa đảm bảo biện pháp phòng chống dịch, vừa tích cực phục hồi kinh tế giữa những biến động của thị trường năng lượng và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong khi đó, căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục gay gắt và toàn diện. Hai cuộc đối thoại trực tuyến gần đây giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ song phương và xung đột Nga-Ukraine đã không đạt kết quả cụ thể. Eo biển Đài Loan tiếp tục là điểm nóng hàng đầu song bên cạnh đó, nhiều điểm nóng khác tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng, đối đầu như Myanmar, Biển Đông, Biển Hoa Đông, bán đảo Triều Tiên hay biên giới Trung-Ấn.

Trong bối cảnh đó, Tokyo cùng New Delhi có nhiều lợi ích trong hợp tác song phương và đa phương nhằm củng cố, đảm bảo an ninh, mở rộng ảnh hưởng khu vực. Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản tới Ấn Độ khởi động 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương rõ ràng là một cơ hội không thể tốt hơn.

Tokyo cùng New Delhi có nhiều lợi ích trong hợp tác song phương và đa phương nhằm củng cố, đảm bảo an ninh, mở rộng ảnh hưởng khu vực.

Nâng tầm hợp tác

Nhật Bản và Ấn Độ đã không bỏ lỡ cơ hội này để đưa quan hệ “Đối tác Chiến lược và Toàn cầu Đặc biệt” song phương lên một tầm cao mới.

Thủ tướng Kishida đã công bố kế hoạch đầu tư 5.000 tỷ Yen (42 tỷ USD) vào Ấn Độ 5 năm tới. Năm 2014, Tokyo từng đưa ra cam kết đầu tư với New Delhi trị giá 3.500 tỷ Yen (28,9 tỷ USD) giai đoạn 2014 - 2019 và đã đạt kế hoạch đề ra.

Nhật Bản và Ấn Độ cũng thành lập Diễn đàn Hành động Hướng Đông (AEF) để hợp tác song phương tại Đông Bắc Ấn Độ. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã đóng góp 25,483 tỷ Yen (211 triệu USD) trong nỗ lực xây dựng cây cầu dài nhất Ấn Độ kết nối thành phố Dhubri, Assam với Phulbari, Meghalaya.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và người đồng cấp chủ nhà Narendra Modi cũng ký “Sáng kiến Ấn Độ-Nhật Bản về phát triển bền vững Đông Bắc Ấn Độ”, bao gồm “Sáng kiến về Củng cố Chuỗi Giá trị Cây tre ở vùng Đông Bắc” và hợp tác về chăm sóc sức khỏe, bảo tồn rừng, mở rộng kết nối và thúc đẩy du lịch.

Hai bên cũng thảo luận về triển khai dự án tàu cao tốc Mumbai-Ahmedabad, một trong các dự án hợp tác song phương lớn nhất, kéo theo đó là khoản Vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA) lớn nhất của Nhật Bản tới Ấn Độ kể từ năm 2003.

Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ cũng ký thỏa thuận trị giá 1,4 tỷ USD với Công ty Suzuki Motor của Nhật Bản về phát triển công nghệ xe điện tại bang Gujarat.

Hai bên cũng thảo luận về vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm, nhất là tình hình xung đột Nga-Ukraine và châu Á-Thái Bình Dương. Ông Kishida khẳng định hai nước phản đối bất kỳ hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực và nhấn mạnh tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

(03.23) Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Ấn Độ vừa tổ chức tập trận chung thường niên “Ex Dharma Guardian-2022” từ ngày 27/2/2022 đến 10/3/2022 tại tỉnh Belgaum, bang Karnakata, Ấn Độ. (Nguồn: PTI)
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Ấn Độ vừa tổ chức tập trận chung thường niên “Ex Dharma Guardian-2022” từ ngày 27/2/2022 đến 10/3/2022 tại tỉnh Belgaum, bang Karnakata, Ấn Độ. (Nguồn: PTI)

Thách thức cản bước

Tuy nhiên, quan hệ Nhật Bản-Ấn Độ cũng tồn tại một số thách thức đáng kể.

Trước hết, mặc dù hai bên đã thiết lập quan hệ được bảy thập kỷ, song hợp tác song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, còn tương đối khiêm tốn. Trong năm tài khóa 2019-2020, kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt 16,95 tỷ USD. Trong khi đó, bất chấp căng thẳng biên giới, kim ngạch thương mại Ấn-Trung vẫn đạt 126 tỷ USD trong năm 2021.

Thêm vào đó, hợp tác quốc phòng song phương cũng chưa đạt nhiều tiến triển. Thỏa thuận về sản xuất máy bay Shimaywa US-2 giữa hai nước vẫn tiếp tục bị trì hoãn. Giới hạn trong Hiến pháp Nhật Bản cùng khác biệt về hệ thống khí tài, trang bị giữa hai nước khiến hợp tác quân sự, tập trận chung giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) và Quân đội Ấn Độ chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Một vài học giả Ấn Độ cũng lo ngại Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sẽ theo đuổi lập trường mềm mỏng hơn với Trung Quốc, mối quan tâm chung của Bộ Tứ.

Cuối cùng, bất chấp nỗ lực của Nhật Bản, Ấn Độ vẫn kiên định lập trường của mình trong xung đột Nga-Ukraine và từng bỏ phiếu trắng về dự thảo liên quan tới Nga tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 2/3. Khác với Tokyo, New Delhi đã nhiều lần từ chối thể hiện thái độ với “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Moscow.

Hai nước còn nhiều việc phải làm trong lĩnh vực kinh tế để bắt kịp hợp tác chính trị song phương ngày một rộng mở và sâu sắc.

Trong bối cảnh đó, Giáo sư Rupakjyoti Borah, nhà nghiên cứu tại Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược (Nhật Bản) nhận định hai nước còn nhiều việc phải làm trong lĩnh vực kinh tế để bắt kịp hợp tác chính trị song phương ngày một sâu sắc.

Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tới Ấn Độ vừa qua chắc chắn là tín hiệu tích cực khởi động, thúc đẩy quá trình quan trọng đó.

Thượng đỉnh Nhật Bản-Ấn Độ: Coi trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Thượng đỉnh Nhật Bản-Ấn Độ: Coi trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Biển Đông là một trong những vấn đề được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio thảo luận ...

Nga bất ngờ hành động trả đũa Nhật Bản

Nga bất ngờ hành động trả đũa Nhật Bản

Ngày 21/3, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này sẽ không tiếp tục đàm phán hiệp ước hòa bình với Nhật Bản để phản ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/4, trong quý I/2024, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm.
Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện chia buồn khi được tin về các trận mưa lớn và lũ lụt gần đây tại Tanzania gây thiệt hại nghiêm trọng về ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 27/4/2024. Kết quả xổ số ngày 6 tháng 4. xổ số miền Trung thứ ...
XSMN 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4

XSMN 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4

XSMN 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. SXMN 27/4. kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 27 ...
Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động